Công nghệ số góp phần quảng bá di tích, di sản

(LĐTĐ) Chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu hiện nay. Riêng ở lĩnh vực văn hóa, di sản, việc số hóa và từng bước chuyển đổi số được xem là một bước tiến quan trọng. Tại Hà Nội, công cuộc số hóa di sản được thực hiện mạnh mẽ tại các điểm di tích, bảo tàng... đang mang đến một luồng gió mới cho hoạt động trải nghiệm, giúp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, di sản.
Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong ứng xử văn minh với di tích “Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài

Quảng bá di tích lịch sử bằng công nghệ AI

Nhiều năm nay, các điểm di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đưa công nghệ vào hoạt động trải nghiệm, điển hình như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích Nhà tù Hoả Lò, di sản Hoàng thành Thăng Long đã được số hóa dữ liệu, cập nhật thông tin bằng mã quét QR Code. Ngoài ra, các đơn vị thực hiện bán vé điện tử để du khách dễ dàng, thuận tiện đặt mua trực tuyến (online).

Cùng với việc thực hiện các giải pháp công nghệ trong quản lý, nhiều đơn vị cũng đưa yếu tố công nghệ trong xây dựng sản phẩm du lịch.

Công nghệ số góp phần quảng bá di tích, di sản
Bộ phim "Sử đá lưu danh" dựa trên công nghệ 3D mapping.

Theo tìm hiểu, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đầu tiên đơn vị này đã xây dựng chương trình thực cảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tiếp đến là áp dụng hình thức biên lai điện tử có chứa mã QR đối với khách đoàn thay vì mua vé cho từng người. Bên cạnh đó, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thực hiện số hoá một số nội dung, giá trị 40 hạng mục của di tích, để mã hoá thành các QR code cho khách tham quan tìm hiểu; triển khai thiết bị thuyết minh tự động (Audio Guide) bằng 12 ngôn ngữ.

Gần cuối năm 2023, Trung tâm Văn hóa khoa học Văn Miều - Quốc Tử Giám còn cho ra mắt tour đêm “Tinh hoa đạo học”. Tham gia tour du khách sẽ được trải nghiệm sản phẩm “Tinh hoa đạo học” với “bữa tiệc” ánh sáng sử dụng công nghệ trình chiếu 3D mapping kết hợp âm nhạc dân tộc. Hành trình khám phá câu chuyện đạo học được kể xuyên suốt từ Văn Miếu môn (cổng vào), qua giếng Thiên Quang, khu văn bia cho đến nhà Thái học. Điểm nhấn là màn biểu diễn 3D mapping dài gần 15 phút tại nhà Thái học được thiết kế công phu bằng công nghệ chiếu sáng. Mới đây nhất, ngày 28/11, Trung tâm văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã ra mắt bộ phim 3D mapping “Sử đá lưu danh”. Bộ phim không chỉ là điểm nhấn độc đáo tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà còn khẳng định vai trò của công nghệ hiện đại trong việc làm sống lại giá trị di sản theo cách sáng tạo, gần gũi với thế hệ trẻ.

Chia sẻ về ứng dụng công nghệ trong các hoạt động của di tích, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết: Qua đại dịch Covid-19, Trung tâm nhận thấy cần thiết có sự đổi mới để thích ứng được với những thay đổi hiện nay, nhất là trong bối cảnh Hà Nội đang phát triển công nghiệp văn hóa.

Công nghệ số góp phần quảng bá di tích, di sản
Các hiện vật trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long được dán mã QR để du khách dễ dàng tìm hiểu thông tin.

Trong khi đó, Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long cũng đã thực hiện chuyển đổi số từ nhiều năm nay với việc triển khai hệ thống thuyết minh tự động, mã QR. Trưởng phòng phụ trách Hướng dẫn thuyết minh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Minh Thu cho biết, đơn vị đã và đang xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm có sử dụng công nghệ như phim chiếu 3D tại khu hầm T1; phim 3D về lễ thiết triều...

Còn Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò thông tin, đơn vị đã phối hợp với Công ty Lữ hành Hanoitourist thực hiện quảng bá sản phẩm tour đêm trên website, mạng xã hội, đồng thời triển khai đồng bộ số hóa thông tin các hình ảnh của di tích, giúp du khách dễ dàng trải nghiệm, tìm hiểu các câu chuyện lịch sử tại đây.

Phát huy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ

Góp sức trong hoạt động số hóa di sản, di tích trên địa bàn Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và các cơ sở Đoàn Thanh niên đã đẩy mạnh triển khai số hóa các di tích lịch sử, trong đó có sử dụng công nghệ hình ảnh 360 độ kết hợp video clip, âm thanh.

Tại quận Bắc Từ Liêm, phát huy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ, thanh niên quận đã có nhiều cách làm độc đáo góp phần quảng bá văn hóa địa phương, Thành phố đến bạn bè trong nước và quốc tế, tiêu biểu như công trình “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số tuyên truyền, quảng bá các "địa chỉ đỏ", di tích lịch sử - văn hóa”.

Công nghệ số góp phần quảng bá di tích, di sản
Tuổi trẻ Bắc Từ Liêm đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về văn hóa, lịch sử Thủ đô.

Hiện nay, Quận đoàn Bắc Từ Liêm đã triển khai công trình số hóa tại 8 địa điểm di tích. Được biết, tất cả thông tin về các di tích lịch sử này được thanh niên quận Bắc Từ Liêm “số hoá”. Công trình “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số tuyên truyền, quảng bá các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử - văn hóa” của tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm được ví như một cuốn cẩm nang du lịch số rất tiện lợi và hữu ích. Qua ứng dụng vừa giúp giảm chi phí giới thiệu, quảng bá vừa bảo đảm tra cứu, tìm hiểu nhanh chóng, dễ dàng, đầy đủ.

Bí thư Quận đoàn Bắc Từ Liêm Nguyễn Đức Ngọc cho biết, tại các di tích lịch sử - văn hóa, địa chỉ đỏ, trên địa bàn quận, điểm mã QR được thiết kế, xây dựng dưới dạng pano, biển bảng giới thiệu ngoài ra các mã QR còn được tuyên truyền sâu rộng trên các kênh thông tin, internet; mạng xã hội.

Khi đi vào sử dụng, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), lời thoại sẽ được thực hiện tự động (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) giới thiệu về di tích, hình ảnh 360 độ, video quay toàn cảnh, cận cảnh các di tích lịch sử. Đặc biệt ứng dụng công nghệ quan sát thực tế ảo, du khách sẽ có cảm giác như đang trải nghiệm thực tế, dễ dàng tìm hiểu thông tin, tra cứu dựa vào tính năng chỉ đường.

“Việc phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia tích cực công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho đoàn viên thanh niên về lĩnh vực văn hóa, du lịch trên địa bàn quận. Đồng thời, điều này cũng mang đến nhiều trải nghiệm mới cho khách tham quan”, Bí thư Quận đoàn Bắc Từ Liêm.

Chuyển đổi số góp phần “hồi sinh” di sản
Mã QR được thiết kế để tuyên truyền về di tích lịch sử tại các điểm di tích.

Tượng tự, tại quận Hai Bà Trưng, thời gian qua, quận đã triển khai thực hiện “Tạo lập cơ sở dữ liệu và xây dựng hệ thống quản lý các hồ sơ di tích trên địa bàn quận để phát huy giá trị, gắn với phát triển du lịch”. Dự án thực hiện các nội dung: Số hóa tài liệu, tạo lập kho dữ liệu; số hóa 3D hiện vật, không gian cảnh quan di tích; phần mềm quản lý, khai thác và chia sẻ dữ liệu; hạ tầng công nghệ thông tin lưu trữ và cài đặt phần mềm quản lý kho dữ liệu số hóa. Tổ chức giới thiệu và ra mắt Website “360 độ di tích lịch sử quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” vào dịp chào mừng kỷ niệm 63 năm thành lập quận Hai Bà Trưng (1961 - 2024).

Đoàn Thanh niên Quận Hai Bà Trưng đã xây dựng kế hoạch để triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2021 - 2025” nhằm mã hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ” trên địa bàn quận; phối hợp Đoàn thanh niên các trường Đại học trên địa bàn trong công tác tạo lập mã QR của các di tích. Từ năm 2021 đến nay đã triển khai thành công 26 mã QR tại 28 điểm di tích lịch sử đưa vào ứng dụng.

“Đây là một trong những cách làm để góp phần để du khách khi đến với di tích có thể hiểu thêm vì lịch sử, phát huy giá trị của di tích. Đồng thời, cũng thúc đẩy công tác quản lý, để các điểm di tích trở thành những điểm đến của lịch sử văn hóa, ý nghĩa và hấp dẫn”, Bí thư Quận đoàn Hai Bà Trưng Nguyễn Lê Ngân chia sẻ.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo giá vàng tuần tới: Những ý kiến trái chiều của các chuyên gian về giá vàng

Dự báo giá vàng tuần tới: Những ý kiến trái chiều của các chuyên gian về giá vàng

(LĐTĐ) Khảo sát mới nhất của Kitco News cho thấy chuyên gia tiếp tục chia rẽ, tuy nhiên vẫn có nhiều người lạc quan về giá vàng. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng cho rằng vàng là kênh đầu tư hấp dẫn.
Hệ sinh thái hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên vươn mình

Hệ sinh thái hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Sự ra đời của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Chính phủ là thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương vì một Việt Nam năng động, sáng tạo và phồn thịnh.
Nghiên cứu ứng dụng AI vào giám sát giao dịch chứng khoán

Nghiên cứu ứng dụng AI vào giám sát giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Cơ quan quản lý cần dùng những công cụ hiện đại như công khai về sổ lệnh giao dịch chứng khoán hay ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện được những giao dịch bất thường và làm minh bạch thị trường chứng khoán (TTCK).
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản

Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản

(LĐTĐ) Liên quan đến việc đánh thuế bất động sản (BĐS) đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất, Bộ Tài chính cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, cần nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung hay thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng.
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giải ngân đạt 1.597 tỷ đồng

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giải ngân đạt 1.597 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tính đến hết tháng 11/2024, dự án thành phần 1 và 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã giải ngân được 1.597 tỷ đồng trong tổng số hơn 5.262 tỷ đồng (đạt 30,3%). Trong đó dự án thành phần 1 đạt 1.513 tỷ đồng, dự án thành phần 2 đạt 84 tỷ đồng.
Đồng Nai chi khoảng 450 tỷ đồng chăm lo Tết cho người lao động

Đồng Nai chi khoảng 450 tỷ đồng chăm lo Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Với phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết", Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đồng Nai thực hiện chương trình "Chuyến tàu Tết đoàn viên - Xuân 2025", “Chợ tết Công đoàn năm 2025" nhằm cung cấp các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, chất lượng với giá ưu đãi cho đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi người có công

Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi người có công

(LĐTĐ) Thông tin về kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 11 tháng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, trong 11 tháng, Sở LĐTBXH Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 10.225 hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

(LĐTĐ) 11 tháng của năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 203.000 đối tượng với tổng kinh phí trên 1.610 tỷ đồng.
Tổ dân vận tổ dân phố: Mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

Tổ dân vận tổ dân phố: Mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

Nhằm nâng cao tinh thần tự quản của nhân dân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã thành lập và phát huy hiệu quả mô hình tổ dân vận tổ dân phố. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương đều được triển khai, thực hiện nghiêm túc. Các hoạt động trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội có nhiều bước chuyển biến tích cực, an ninh trật tự được giữ vững.
Hà Nội: Khai mạc triển lãm nghệ thuật và giới thiệu sách “Điện phố”

Hà Nội: Khai mạc triển lãm nghệ thuật và giới thiệu sách “Điện phố”

(LĐTĐ) Tối ngày 6/12, tại nhà Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm (Hà Nội), Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật và ra mắt ấn phẩm “Điện phố”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Kỳ 2: Bảo đảm tiến độ và chất lượng

Kỳ 2: Bảo đảm tiến độ và chất lượng

(LĐTĐ) Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố nhanh chóng tổ chức quán triệt, triển khai để sớm ổn định tình hình tại các địa phương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2025.
Hà Nội chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Hà Nội chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Giai đoạn 2019 - 2024, thành phố Hà Nội đã chú trọng triển khai công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Hà Nội sẵn sàng vận hành những đơn vị hành chính mới

Hà Nội sẵn sàng vận hành những đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Hà Nội đang tiến hành sáp nhập, giảm nhiều phường, xã khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính để sớm ổn định tình hình tại các địa phương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2025.
Hoạt động tư vấn, phản biện xã hội đóng góp quan trọng vào các quyết sách của Thành phố

Hoạt động tư vấn, phản biện xã hội đóng góp quan trọng vào các quyết sách của Thành phố

(LĐTĐ) Ngày 6/12, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động các Hội đồng tư vấn (HĐTV) của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Đông Anh: Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

Đông Anh: Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

(LĐTĐ) Ngày 5/12, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đông Anh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội CCB Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024); tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” năm 2024.
Âm thanh làng chạm khắc gỗ Vân Hà

Âm thanh làng chạm khắc gỗ Vân Hà

(LĐTĐ) Hơn 300 năm với nghề chạm khắc gỗ thủ công, người dân tại làng nghề Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội vẫn cần mẫn tạo ra những sản phẩm độc đáo, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tiếng đục đẽo ở các xưởng đã trở thành âm thanh quen thuộc trong nhịp sống của người dân nơi đây. Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều người dân vẫn miệt mài gìn giữ nghề truyền thống cũng như tìm hướng đi mới để làng nghề không bị mai một trong dòng chảy cuộc sống hiện đại.
Xem thêm
Phiên bản di động