TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

(LĐTĐ) Sáng 4/6, tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Tiên Dương (huyện Đông Anh), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) và chính sách liên quan đến người lao động”.
TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn, vệ sinh lao động” TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

Đây là hoạt động truyền thông chính sách thường niên của Báo Lao động Thủ đô và là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, 70 năm Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn trong năm 2024.

Dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách có các đại biểu: Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; bà Trần Thu Hằng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh; bà Trần Thị Tuyết Lý - Phó Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Nam Long - Phó Giám đốc BHXH huyện Đông Anh; ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Nghiêm Lực - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh; ông Nguyễn Đăng Hoàn - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh; ông Nguyễn Văn Hoa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Tiên Dương; ông - Hoàng Xuân Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiên Dương.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Các đại biểu tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách

Đặc biệt, tham dự chương trình còn có gần 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đông Anh.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Đoàn viên, CNVCLĐ dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách

Tham gia buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 và trả lời các câu hỏi của đoàn viên, người lao động, bạn đọc là các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, chính sách, sức khoẻ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gồm: Tiến sĩ Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Định - Giám đốc cơ sở II, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông BHXH thành phố Hà Nội.

8h30: Phát biểu khai mạc chương trình, ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết, việc tổ chức các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến là hoạt động mà Báo Lao động Thủ đô triển khai từ nhiều năm qua, trong đó LĐLĐ huyện Đông Anh cũng đã nhiều lần phối hợp với Báo Lao động Thủ đô tổ chức chương trình này.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách

Năm nay, với nội dung về chế độ BHXH và chính sách liên quan đến người lao động là nhóm kiến thức quan trọng, ý nghĩa thiết thực với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đông đảo công nhân lao động. Tham gia đối thoại, giải đáp là các chuyên gia về pháp luật lao động, tiền lương, BHXH sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, giải đáp nhằm giúp đoàn viên, CNVCLĐ cập nhật những kiến thức mới, các chính sách liên quan.

Theo ông Đinh Tuấn Anh, Thủ đô và đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, sự vận động của xã hội khiến các cơ quan chức năng thường xuyên điều chỉnh, bổ sung các quy định, chính sách cho phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích cho người lao động. Trong khi đó, với nhiều lao động, nhất là lao động trực tiếp, thời gian để tìm hiểu, cập nhật, bổ sung các kiến thức pháp luật, chế độ chính sách còn hạn chế, dẫn đến nhiều trường hợp chưa được đảm bảo tốt nhất quyền lợi trong quan hệ lao động.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Tham dự chương trình có gần 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ huyện Đông Anh

“Thông qua hoạt động này, Ban Tổ chức mong muốn góp phần cùng tổ chức Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, từ đó góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ"- ông Đinh Tuấn Anh nhấn mạnh.

Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô đề nghị các đoàn viên, CNVCLĐ tham dự chương trình mạnh dạn, thẳng thắn nêu nhiều câu hỏi cũng như những thắc mắc của bản thân trong công việc, thực tiễn cuộc sống để các chuyên gia giải đáp và sau chương trình, các anh chị em sẽ đem những kiến thức mình tiếp thu được truyền tải đến đông đảo đồng nghiệp tại cơ quan, đơn vị để cùng nhau hiểu và nắm rõ những nội dung, chế độ, chính sách thiết thực mà người lao động được hưởng.

8h35: Hỏi đáp giữa đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động và các chuyên gia

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Lãnh đạo Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố, Báo Lao động Thủ đô, huyện Đông Anh và xã Tiên Dương tặng hoa các chuyên gia

Anh Ngô Đăng Thắng - Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến đặt câu hỏi: Khi Hợp đồng lao động (HĐLĐ) và Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) có nội dung quy định khác nhau thì thực hiện theo quy định nào?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Anh Ngô Đăng Thắng - Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến đặt câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa: Nếu HĐLĐ là cơ sở pháp lý để thiết lập quan hệ giữa cá nhân người lao động với chủ sử dụng lao động, thì TƯLĐTT là cơ sở pháp lý để thiết lập mối quan hệ giữa tập thể người lao động với chủ sử dụng lao động, áp dụng chung cho tập thể người lao động.

Về nguyên tắc, khi đàm phán giao kết HĐLĐ thì HĐLĐ không được trái với TƯLĐTT, nếu nội dung trong HĐLĐ mà khác với TƯLĐTT mà có lợi hơn cho người lao động thì sẽ áp dụng trực tiếp HĐLĐ, còn nếu HĐLĐ có nội dung trái với TƯLĐTT thì nội dung trái đó bị vô hiệu.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tặng quà cho đoàn viên, CNVCLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu


Chị Bùi Minh Châm - Công ty Cổ phần Bê tông Hà Thanh đặt câu hỏi: Căn bệnh ung thư vú là một căn bệnh thường gặp ở nữ giới. Tôi xin hỏi các chuyên gia là người bị ung thứ vú có thể mang thai và cho con bú được không? Người bị ung thư vú được dùng và không được dùng những loại thực phẩm nào?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chị Bùi Minh Châm - Công ty Cổ phần Bê tông Hà Thanh đặt câu hỏi
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chuyên gia Nguyễn Công Định

Chuyên gia Nguyễn Công Định: Ung thư vú và cổ tử cung là hai loại ung thư hay gặp nhất của phụ nữ nhưng rất may mắn là đều có biện pháp sáng lọc tương đối đơn giản, riêng với ung thư cổ tử cung thì đã có cả vắc xin phòng bệnh. Đối với chị em phụ nữ thông thường có thể tự khám ung thư vú tại nhà sau thời kỳ hành kinh hoặc tầm soát ung thư vú tại các bệnh viện.

Điều quan trọng của ung thư vú là có tính chất di truyền nên những ai mà tiền sử trong gia đình có người mắc ung thư vú, kể cả nam thì nên chú ý khám sàng lọc sớm bằng cách siêu âm vú 1 năm/lần. Với những người trên 40 tuổi thì X- quang vú 2 năm/lần, sau 45 tuổi X - quang vú 1 năm/lần.

Về câu hỏi của bạn, người mắc bệnh ung thư vú khi hết thời kỳ điều trị hóa chất và sức khỏe ổn định thì vẫn có thể có thai và cho con bú. Đối với thực phẩm hạn chế ung thư vú thì gần như là không có.


Anh Nguyễn Mạnh Hà - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Anh đặt câu hỏi: Người lao động được nghỉ phép bao nhiêu ngày/năm? Nếu doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ phép thì người lao động cần làm gì? Người lao động làm việc tại công ty và đóng BHXH được 18 năm và muốn nghỉ việc do lý do sức khỏe thì có được không? Và cần phải thực hiện thủ tục như thế nào?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Anh Nguyễn Mạnh Hà - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Anh đặt câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa: Người lao động được nghỉ phép hàng năm đầy đủ theo quy định nếu làm đủ 12 tháng liên tục trở lên. Điều kiện làm việc bình thường, một năm số ngày nghỉ phép sẽ được nghỉ 12 ngày; công việc nặng nhọc độc hại, người lao động được nghỉ phép 14 trong 1 năm; điều kiện làm việc đặc biệt nặng nhọc độc hại là 16 ngày trên 1 năm. Ngoài ra nếu người lao động có thâm niên làm việc từ 5 năm trở lên thì họ được nghỉ chế độ tăng lũy tiến, cứ 5 năm thì cộng thêm 1 ngày nghỉ phép.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa

Nếu trong trường hợp người lao động nghỉ phép có thời gian đi đường cả đi và về, áp dụng với đối tượng lao động làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... thời gian đi đường trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính vào ngày nghỉ phép.

Thường đầu năm người sử dụng lao động sẽ lấy ý kiến của người lao động để thống nhất thời gian nghỉ phép.

Trách nhiệm bố trí nghỉ phép thuộc người sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải bố trí thời gian nghỉ phép cho người lao động. Nếu không bố trí thời gian nghỉ phép là người sử dụng lao động vi phạm pháp luật. Người lao động sẽ được trao đổi thỏa thuận để giải quyết phép gộp cho người lao động, thời gian nghỉ gộp phép tối đa 3 năm hoặc đơn vị sử dụng lao động thanh toán quyền lợi cho người lao động những ngày người lao động chưa được nghỉ phép.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: Năm 2024, tuổi nghỉ hưu của nam là 61, nữ 56 tuổi, 4 tháng. Nếu người lao động muốn nghỉ hưu trước tuổi, trong điều kiện lao động bình thường thì sẽ được về trước tuổi 5 năm.

về thủ tục, người lao động làm đơn cho đơn vị; hướng dẫn giám định y khoa, tỷ lệ suy giảm thời gian lao động từ 61% sẽ được nghỉ trước tuổi có kết quả ban hành quyết định nghỉ hưu, thì cơ quan bảo hiểm cũng ban hành quyết định nghỉ hưu cho người lao động.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Bà Trần Thu Hằng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh tặng quà cho đoàn viên, CNVCLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Chị Nguyễn Thị Nga - Công đoàn xã Hải Bối đặt câu hỏi: Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình không in thẻ giấy, đề nghị cấp thẻ giấy lần đầu với người mua mới lần đầu tiên để tạo điều kiện cho người dân được không? Việc tuyên truyền BHXH tự nguyện rất khó khăn, đề nghị Cơ quan BHXH cần linh động về thời gian, nội dung tuyên truyền. Tại thời điểm này, đóng BHXH tự nguyện bao nhiêu năm thì được nghỉ hưu?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chị Nguyễn Thị Nga - Công đoàn xã Hải Bối đặt câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Hiện nay, thành phố Hà Nội đã đồng bộ Cơ sở dữ liệu dân cư, nên đã triển khai tại tất cả các bệnh viện khi khám bệnh sử dụng thẻ Căn cước công dân. Nhưng nếu người dân cần thì Cơ quan BHXH vẫn in thẻ BHYT giấy.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Từ nhiều năm nay, BHXH Hà Nội đã tổ chức truyền thông nhóm nhỏ để tuyên truyền về BHXH tự nguyện cho người dân. Cơ quan BHXH Hà Nội đang kiến nghị với BHXH Việt Nam có kinh phí cho người thực hiện công tác tuyên truyền.

Theo Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH tự nguyện phải có đủ 20 năm đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu thì mới được hưởng lương hưu. Hiện có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Nhưng dự thảo Luật BHXH đã bổ sung thêm chế độ trợ cấp thai sản với nữ lao động.

Với người lớn tuổi mới tham gia BHXH tự nguyện, đã đủ tuổi nghỉ hưu, thì có thể đóng 1 lần cho những năm còn thiếu để đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu. Người lao động sẽ hưởng lương hưu ngay sau tháng đóng đủ số năm còn thiếu.

Với người tham gia BHXH bắt buộc cũng tương tự, có thể đóng 1 lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.


Chị Nguyễn Thị Mai Trang, Trường tiểu học Thụy Lâm đặt câu hỏi: Theo quy định tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 giờ/tuần với giáo viên chuyên môn và giáo viên môn năng khiếu là 27 giờ/ tuần. Nếu tôi dạy vượt giờ thì có được hưởng chế độ dạy ngoài giờ không? Và được hưởng quyền lợi gì?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chị Nguyễn Thị Mai Trang - Trường Tiểu học Thụy Lâm đặt câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa: Khi giảng viên dạy nhiều hơn thời gian hưởng lương thì gọi là thời gian làm ngoài giờ. Bởi vậy khi người lao động giảng vượt giờ, được hưởng lương, và sẽ được tính theo công thức: Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x tiền lương 1 giờ dạy x 150%. Số giờ làm thêm được khống chế theo ngày, theo tháng, theo năm. Trường hợp đặc biệt vận dụng thời gian làm thêm đến 300 giờ/ngày.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Bà Trần Thị Tuyết Lý - Phó Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội tặng quà cho đoàn viên, CNVCLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Một bạn đọc gửi câu hỏi trực tuyến: Con gái tôi năm nay bước vào lớp 3 nhưng đã có dấu hiệu dậy thì. Khi đưa cháu đi khám, chúng tôi được tư vấn tiêm thuốc để kìm hãm sự dậy thì của cháu. Xin hỏi chuyên gia, việc tiêm thuốc như vậy có ảnh hưởng gì tới cháu không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Đoàn viên, CNVCLĐ tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách

Chuyên gia Nguyễn Công Định: Vấn đề bạn hỏi là một vấn đề hiện cũng có nhiều người quan tâm. Xưa các cụ nói, nữ thập tam nam thập lục, nghĩa là con gái 13 tuổi, con trai 16 tuổi thì đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, hiện nay do chế độ dinh dưỡng tốt và có một số thực phẩm hormone kéo tuổi dậy thì của người Việt Nam xuống thấp. Có những bé gái lớp 3 (7, 8 tuổi) đã có dấu hiệu dậy thì. Việc dậy thì sớm sẽ làm hạn chế sự phát triển thể chất của bé gái hơn so với bé gái dậy thì đúng tuổi, đồng thời ảnh hưởng tới tâm lý của bé gái. Ngoài ra việc có kinh sớm và mãn kinh muộn khiến tuổi sinh sản kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa.

Thông thường khi phát hiện con có dấu hiệu dậy thì thì anh chị nên cho con đi khám chuyên khoa Nhi để có sự điều trị chuyên môn. Còn đối với trường hợp bạn hỏi, nếu con bạn đi khám và được bác sĩ tư vấn tiêm thuốc thì việc tiêm thuốc đó không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản, đặc tính nữ của con, nói chung không ảnh hưởng gì đến tương lai của con.


Anh Nguyễn Chí Thanh - Công ty Cổ phần Nam Thiên đặt câu hỏi: Người lao động làm việc trong môi trường độc hại được hưởng chế độ gì? Người lao động khi đã hết hạn HĐLĐ cũ mà chưa ký kết HĐLĐ mới, vẫn tiếp tục làm việc cho người thuê lao động thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định theo hợp đồng cũ hay mới? Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng không bị thất nghiệp thì có được hưởng chế độ gì không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Anh Nguyễn Chí Thanh - Công ty Cổ phần Nam Thiên đặt câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa: Nếu người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại thì ngoài chế độ như những lao động thông thường, họ còn được hưởng phụ cấp với công việc nặng nhọc, độc hại và áp dụng điều kiện lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại để hạn chế tác động của môi trường đó đến sức khỏe của người lao động.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa

Nếu HĐLĐ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc, Bộ luật Lao động quy định rõ: Nếu HĐLĐ lần một hết hạn, có 2 nguyên tắc để chuyển hóa sang HĐLĐ lần hai. Thứ nhất là pháp luật giới hạn cho các bên có thể thỏa thuận xác lập HĐLĐ mới, thời gian xác lập này trong 30 ngày, từ khi HĐLĐ lần đầu hết hạn. Nếu hết HĐLĐ lần hai, sang lần thứ ba thì HĐLĐ lần thứ ba sẽ trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

Thứ hai là khi HĐLĐ hết hạn, người lao động vẫn tiếp tục làm việc và đã quá 30 ngày thì HĐLĐ lần hai được ấn định là HĐLĐ không xác định thời hạn.

Ngoài ra, thực tế còn có trường hợp khi HĐLĐ lần một hết hạn, người lao động vẫn ở lại làm việc nhưng chưa làm hết 30 ngày, mà hai bên không thỏa thuận được nội dung HĐLĐ hoặc hai bên không có nhu cầu xác lập HĐLĐ nữa thì quyền lợi sẽ giải quyết theo thỏa thuận của hai bên hoặc giải quyết theo tranh chấp lao động.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: Luật BHXH năm 2014 quy định người đã chuyển vị trí việc làm, đã nghỉ hưu mà phát hiện bệnh nghề nghiệp do ảnh hưởng của môi trường lao động nặng nhọc, độc hại thì người lao động vẫn có thể được hưởng bệnh nghề nghiệp.

Về bảo hiểm thất nghiệp, nếu quá trình đóng mà không bị thất nghiệp thì người lao động không được hưởng chế độ gì. Năm 2021, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã chi hỗ trợ cho người lao động trong thời gian bị Covid-19.

Hiện nay, quá trình sửa Luật BHXH đang đưa ra đề xuất trả lại cho người lao động khoản tiền người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, còn khoản người sử dụng lao động đóng thì sẽ giữ lại Quỹ.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô tặng quà cho đoàn viên, CNVCLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Chị Nguyễn Thu Hương - Trường Mầm non Xuân Canh đặt câu hỏi: Trong đơn vị hành chính sự nghiệp, Ban Giám hiệu có được phân công giáo viên những hoạt động ngoài giờ (thứ 7, chủ nhật) không. Và người lao động có được từ chối công việc phân công hay không, có bị đánh giá thi đua vào cuối năm không thưa chuyên gia? Chính sách tiền lương vào tháng 7 tới được thực hiện như thế nào thưa chuyên gia?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chị Nguyễn Thu Hương - Trường Mầm non Xuân Canh đặt câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa: Trong hợp đồng làm việc khi tuyển dụng xác định rõ đối tượng của hợp đồng. Cụ thể ai giảng dạy sẽ làm công việc giảng dạy, hành chính thực hiện công việc hành chính. Cùng với đó sẽ có những công việc khác theo lãnh đạo nhà trường phân công. Nhưng những công việc do lãnh đạo phân công phải gắn liền với nhiệm vụ và chức năng của nhà trường. Nếu phân công công việc ngoài chức năng, nhiệm vụ của nhà trường là công việc riêng, thì sẽ không thuộc chức trách của giáo viên.

Nếu công việc được phân công thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, tùy điều kiện thực tế người đại diện đơn vị có quyền phân công, giao việc tùy thuộc vào tính chất, công việc. Nếu những công việc cấp bách thì người lao động phải có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên người đại diện đơn vị phải phân bổ hợp lý nguồn lực; thuyết phục người lao động thực hiện công việc đặc thù theo từng giai đoạn… với tinh thần tất cả lợi ích chung của đơn vị.

Đối với chính sách tiền lương mới từ 1/7, hiện chưa có quy định cụ thể. Nhưng việc thực hiện cải cách tiền lương theo đề án vị trí việc làm, theo chức năng nhiệm vụ và đảm bảo việc cải cách tiền lương không thấp hơn mức lương hiện người lao động đang hưởng.


Chị Ngô Thị Hồng Anh - Công ty Cổ phần Cơ khí - Xây lắp - Thương mại Minh Cường đặt câu hỏi: Trường hợp nào thì được tạm hoãn HĐLĐ? Đơn vị tôi có 1 lao động nam xin nghỉ dài ngày do vợ sinh, trường hợp này họ được thanh toán chế độ thế nào? Nếu báo giảm thai sản thì không được chốt sổ, báo giảm ốm thì thực sự họ không ốm, báo giảm không lương thì có được thanh toán không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chị Ngô Thị Hồng Anh - Công ty Cổ phần Cơ khí - Xây lắp - Thương mại Minh Cường đặt câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa: Theo Điều 30, Bộ luật Lao động năm 2019, các trường hợp tạm hoãn thực hiện HĐLĐ bao gồm: Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này.

Bên cạnh đó, trường hợp người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; hoặc trường hợp khác do hai bên thỏa thuận cũng là sẽ được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong HĐLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo Điều 31 quy định về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo HĐLĐ đã giao kết nếu HĐLĐ còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Sau 15 ngày nếu người lao động không quay trở lại làm việc thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Bà Trần Thu Hằng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh tặng quà cho đoàn viên, CNVCLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Một bạn đọc hỏi: Người lao động tham gia BHXH được 8 năm, bị mắc bệnh viêm tủy phải nghỉ dài ngày để điều trị thì chế độ BHXH như thế nào? Sau khi nghỉ ốm đau bao lâu thì bị cắt HĐLĐ?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Đoàn viên, CNVCLĐ tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo Luật BHXH năm 2014 thì người mắc bệnh thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày, thì người lao động có thể được nghỉ tối đa 180 ngày, thời gian này được hưởng 75% lương hiện hưởng.

Sau thời gian này, tùy theo số năm đóng BHXH mà người lao động có thể được hưởng mức 65%, 55% hay 45%. Thời gian nghỉ ốm đau dài ngày tối đa bằng thời gian đóng BHXH.

Người lao động cần chú ý thời gian nghỉ ốm đau thì thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp và người lao động sử dụng bình thường để khám chữa bệnh.

Nếu người lao động có ý định chấm dứt HĐLĐ thì người lao động cần phải mua BHYT hộ gia đình để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm 5 năm liên tục, vì khi chấm dứt HĐLĐ sẽ bị chấm dứt thẻ BHYT.


Một bạn độc giả gửi câu hỏi: Biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả nhất hiện nay là biện pháp nào? Việc thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có tốt cho sức khỏe không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chuyên gia Nguyễn Công Định

Chuyên gia Nguyễn Công Định: Không có biện pháp tránh thai nào là an toàn nhất mà chỉ có biện pháp tránh thai phù hợp nhất với từng người. Có hai biện pháp tránh thai là biện pháp tránh thai vĩnh viễn và biện pháp tránh thai tạm thời. Tuy nhiên, chị em phụ nữ thường chọn phương pháp tránh thai tạm thời.

Cụ thể, biện pháp tránh thai vĩnh viễn như: Triệt sản nam và triệt sản nữ. Biện pháp tránh thai tạm thời như: Sử dụng bao cao su; thuốc tránh thai hàng ngày; vòng tránh thai; cấy que tránh thai…

Bên cạnh đó, nhiều người chọn phương pháp tránh thai tính ngày kinh, tuy nhiên phương pháp này thường không chính xác và an toàn…

Thuốc tránh thai khẩn cấp nên sử dụng hạn chế vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giờ sau khi quan hệ; dễ gây rong kinh, rong huyết. Chị em chỉ nên sử dụng tối đa 2 viên thuốc tránh thai trong 1 tháng.


Anh Nguyễn Hữu Tùng - Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến đặt câu hỏi: Người lao động đã đến tuổi về hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH thì có được rút BHXH 1 lần không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Anh Nguyễn Hữu Tùng - Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến đặt câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định, người lao động có thời gian tham gia BHXH dưới 20 năm, nếu dừng đóng BHXH 1 năm, hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thuộc danh mục quy định, thì sẽ được giải quyết hưởng BHXH một lần.

Với những trường hợp này, người lao động cũng có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, đóng từng tháng. Nếu chưa đủ tuổi nghỉ hưu, người lao động có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ tuổi hưởng lương hưu.


Một người lao động gửi câu hỏi qua hệ thống trực tuyến: Xin hỏi các chuyên gia, giáo viên đã được nghỉ 2 tháng hè, nếu trong năm con ốm muốn nghỉ để chăm con thì được hưởng chế độ như thế nào?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Đoàn viên, CNVCLĐ tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách

Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa: Việc giáo viên nghỉ hè là chế độ nghỉ hàng năm, nên giáo viên được nghỉ việc hưởng nguyên lương, còn việc giáo viên nghỉ chăm con ốm là hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội, hai chế độ này hoàn toàn khác nhau. Theo quy định của Luật BHXH thì việc nghỉ chăm con ốm sẽ được hưởng 75% mức lương của tháng liền kề trước khi nghỉ chăm con ốm.


Chị Đỗ Thị Loan - Công ty Cổ phần Bê tông Hà Thanh đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết, các triệu chứng của ung thư cổ tử cung và ung thư niêm mạc tử cung?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chị Đỗ Thị Loan - Công ty Bê tông Hà Thanh đặt câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Công Định: Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư do nhiễm vi rút HPV. Một trong số đó là chủng HPV sùi mào gà có nhiều túyp từ 1 -150, có tuýp có nguy cơ cao và tuýp có nguy cơ thấp. Có đến 80% phụ nữ trên thế giới có ít nhất 1 lần trong đời nhiễm chủng HPV. Khi nhiễm cơ thể sẽ đào thải và nhiễm đi nhiễm lại, nhưng các chủng nguy cơ cao nếu nhiễm đọng lại trong tử cung trong vòng 15 năm sẽ phát bệnh. Trong quá trình đến khi phát bệnh, người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu gì.

Khi người mắc bệnh thì có các dấu hiệu như: Ra máu bất thường khi quan hệ, chảy dịch, chảy mủ ra ngoài âm đạo, viêm, ngứa, khó đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt ảnh hưởng bàng quang. Phòng tránh ung thư cổ tử cung nên: Tiêm phòng HPV cho cả nam và nữ từ 9 đến 45 tuổi; khám định kỳ; xét nghiệm sàng lọc HPV; xét nghiệm tế bào. Với xét nghiệm sàng lọc HPV có tác dụng trong vòng 2 năm, xét nghiệm tế bào có tác dụng 3 năm. Nếu đồng thời xét nghiệm cả hai loại thì có tác dụng trong vòng 5 năm. Đối với ung thư niêm mạc tử cung thường gặp ở tuổi ngoài 40. Triệu chứng thường thấy là ra máu bất thường, rong kinh, rong huyết. Cần kiểm tra khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ.


Chị Lưu Thị Thu Hoài - Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đặt câu hỏi: Trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động được phép dừng đóng bhxh cho người lao động?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”
Chị Lưu Thị Thu Hoài - Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đặt câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên, trong tháng đấy không có 14 ngày không làm việc hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị thì người lao động bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động không có chuyện lựa chọn đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động cũng không được phép tự đóng bảo hiểm xã hội.

10h40: Bế mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách, bà Trần Thu Hằng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh đánh giá, sau hơn 2 giờ diễn ra sôi nổi, buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách với chủ đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) và chính sách liên quan đến người lao động” đã thành công tốt đẹp. Với sự có mặt của gần 300 cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tại Hội trường cùng hơn 30 câu hỏi gửi tới các chuyên gia đã thể hiện sự quan tâm của tổ chức Công đoàn, người lao động tới chủ đề của chương trình hôm nay.

Hầu hết các câu hỏi, thắc mắc của người lao động đã được các chuyên gia trao đổi, giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, vẫn còn nhiều câu hỏi mà người lao động chưa kịp đặt ra hoặc có những vấn đề cần được trao đổi kỹ hơn, LĐLĐ huyện Đông Anh và Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp thu, tổng hợp, trao đổi với chuyên gia để có thể giải đáp kỹ lưỡng tới đoàn viên, người lao động bằng một hình thức khác.

Trong thời gian tới, LĐLĐ huyện Đông Anh sẽ tiếp tục tham mưu đề xuất với lãnh đạo huyện, phối hợp với Báo Lao động Thủ đô tổ chức thêm các chương trình đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông trực tuyến với nhiều chủ đề khác nhau để nâng cao kiến thức pháp luật, truyền thông chính sách tới đoàn viên, CNVCLĐ.

Nhóm P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

C.Ronaldo đã lập kỷ lục vĩ đại trong lịch sử Euro

C.Ronaldo đã lập kỷ lục vĩ đại trong lịch sử Euro

(LĐTĐ) Là cầu thủ xuất hiện ở nhiều kỳ Euro nhất, ra sân nhiều trận đấu nhất, ra sân nhiều trận nhất với tư cách đội trưởng, giành nhiều chiến thắng nhất, ghi nhiều bàn thắng nhất, ghi bàn trong nhiều trận nhất, ghi bàn ở nhiều kỳ Euro nhất, kiến tạo nhiều cơ hội nhất. Với những thành tích trên, siêu sao người Bồ Đào Nha - C.Ronaldo đã lập kỷ lục vĩ đại trong lịch sử Euro.
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 60/CĐ-TTg về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 và việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động

(LĐTĐ) 6 tháng đầu, với tinh thần trách nhiệm cao, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã tập trung chỉ đạo hoạt động của các cấp Công đoàn trong quận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Trong đó LĐLĐ quận đặc biệt chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp

(LĐTĐ) Khi tổ chức Công đoàn các cấp tham gia tích cực vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động Công đoàn. Việc xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp đã và đang được nhiều Công đoàn cơ sở triển khai với các hoạt động tích cực.
Thiết thực bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động

Thiết thực bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tích cực phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, trong đó, đặc biệt quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Đa dạng hoạt động chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Đa dạng hoạt động chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); truyền thông tư vấn khám sức khỏe cho 1.000 CNVCLĐ; hội thi nữ CNVCLĐ tài năng, duyên dáng…
Quận Thanh Xuân: Nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính

Quận Thanh Xuân: Nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Nhiều tổ chức, công dân bày tỏ sự hài lòng, đánh giá cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của quận Thanh Xuân và các phường trên địa bàn quận.

Tin khác

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, BHXH và An toàn, vệ sinh lao động"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, BHXH và An toàn, vệ sinh lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (14/6), tại Hội trường Quận ủy Cầu Giấy, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Phổ biến pháp luật về An toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Phổ biến pháp luật về An toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng nay (12/6), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến pháp luật về An toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Sáng nay (12/6), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề 14 với chủ đề “Tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

(LĐTĐ) Sáng nay (7/6), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách và nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách và nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng

(LĐTĐ) Sáng nay (7/6), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với LĐLĐ huyện Phúc Thọ tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

(LĐTĐ) Thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động (NLĐ) hiểu rõ hơn về những nội dung về chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) và chính sách liên quan đến NLĐ, sáng nay (4/6), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với LĐLĐ huyện Đông Anh tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ BHXH và chính sách liên quan đến NLĐ”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/5), tại Hội trường Trung tâm Chính trị quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Sáng nay (24/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”. Chương trình có sự tham gia của hơn 300 đoàn viên, người lao động quận Hai Bà Trưng.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn, vệ sinh lao động”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn, vệ sinh lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (22/5), tại Hội trường Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô phối hợp cùng Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn, vệ sinh lao động”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Sáng nay (22/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”.
Xem thêm
Phiên bản di động