Cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi đối với bất động sản khu công nghiệp, khu chế xuất
Tham gia Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” diễn ra sáng nay (17/2), đại diện các tổ chức tín dụng, hiệp hội, chuyên gia kinh tế đã nêu những góc nhìn liên quan tới thị trường bất động sản hiện nay.
Trong đó, vấn đề được nhiều đại biểu, quan tâm, đề cập tới đó là tín dụng, lãi suất ngân hàng...
Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng cho biết, trong năm 2022, tín dụng đối với bất động sản của toàn ngành ngân hàng là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế, với dư nợ ở mức 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,3% so với thời điểm cuối năm 2021.
Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP) |
Ông Tùng cho hay, với lĩnh vực bất động sản, Vietcombank có định hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, tập trung vốn vào bất động sản phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, bất động sản đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, tự sử dụng.
Về định hướng tín dụng, Vietcombank mở rộng cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi đối với phân khúc bất động sản khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ông Tùng thông tin, Vietcombank cam kết sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ về nguồn vốn cho các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, các liên doanh trong việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam với mức lãi suất ưu đãi.
Đối với các doanh nghiệp bất động sản, ông Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, tiết giảm chi phí, đưa mặt bằng giá về mức phù hợp với thị trường. Cần thực hiện tái cấu trúc, tái cơ cấu sản phẩm hướng đến nhu cầu thực, các phân khúc nhà ở thương mại bình dân, nhà ở thu nhập thấp để phát triển lành mạnh, bền vững hơn.
Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, khi thị trường bất động sản bị ngưng trệ, sẽ kéo theo hàng loạt các hoạt động kinh tế bị đình trệ theo, là nguy cơ giảm tăng trưởng, thậm chí dẫn đến suy thoái.
GS.TS Hoàng Văn Cường nêu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: VGP) |
Ông Cường phân tích, thị trường bất động sản còn là một kênh hấp thụ và chiếm giữ vốn rất lớn. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ bất động sản hiện chiếm khoảng 21,2% tổng dự nợ tín dụng, cộng thêm với dư nợ trái phiếu doanh nghiệp mà các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành thì tổng dự nợ bất động sản hiện bằng khoảng 36% GDP, tương đương với tỉ lệ dư nợ bất động sản trên GDP năm 2012 cũng khoảng 36-40% GDP.
“Có ngân hàng còn lo hơn cả doanh nghiệp bất động sản vì tiền vốn ngân hàng cho vay đang nằm ở các dự án bất động sản chưa hoàn thành sản phẩm để bán”, ông Cường nêu ý kiến.
Do vậy, việc tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc của thị trường bất động sản không chỉ là giải cứu bất động sản mà đó chính là tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế phát triển, đồng thời là giải pháp để giải phóng các khoản nợ của hệ thống tài chính đang nằm trong các dự án bất động sản dở dang.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu. (Ảnh: VGP) |
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho rằng: Thị trường bất động sản đang trong tình trạng khó khăn, các doanh nghiệp bất động sản thiếu tiền mặt, thiếu thanh khoản nghiêm trọng, tài sản lớn nhưng không bán được.
Nhiều công trình dừng triển khai xây dựng, các nhà thầu không có dự án, không có việc làm, công nhân mất việc, nhiều doanh nghiệp giảm 30-50% lực lượng lao động, lực lượng môi giới giảm đến 70%.
Năm 2022 có hơn 1.200 doanh nghiệp bất động sản dừng hoạt động, giải thể, phá sản. Điều này rất nguy hiểm do thị trường bất động sản liên quan đến rất nhiều lĩnh vực.
Ông Châu kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện để doanh nghiệp có các khoản nợ tín dụng sắp đến hạn thì giữ nguyên nhóm nợ, cho phép tái cấu trúc không thành nhóm nợ xấu hơn.
Chỉ cho vay đối với những dự án đủ điều kiện như dự án có tài sản bảo đảm, dự án có điều kiện pháp lý, dự án có tính khả thi được ngân hàng đánh giá là có khả năng trả nợ.
Đề nghị sớm ban hành Nghị định liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, trong đó gia hạn phù hợp thời hạn trái phiếu, rà soát, sửa đổi các nghị định khác chưa phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40