Triển khai chính sách hỗ trợ an sinh bảo đảm đầy đủ, kịp thời
Hà Nội: Triển khai gói hỗ trợ an sinh minh bạch, khách quan, công tâm Giám sát thực hiện gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng tại quận Tây Hồ Đẩy nhanh gói hỗ trợ an sinh xã hội |
Sáng 14/7, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19.
Nỗ lực triển khai chính sách hỗ trợ an sinh xã hội
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đánh giá, làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm và cải thiện thu nhập của người lao động. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp 2,42 %, tỷ lệ thiếu việc làm 2,6 %. Riêng khu vực phi chính thức trên 60%. Lao động tự do bị ảnh hưởng lớn, nhất là ở những khu vực đô thị.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị. |
"Cùng với đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu thì Covid-19 còn khiến nguy cơ đứt gãy chuỗi nguồn lao động trở nên hiện hữu. Sự bùng phát lần 4 của dịch Covid-19 đã đẩy 1,8 triệu người lao động trên phạm vi cả nước vào tình trạng không có việc làm. Khu vực dịch vụ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đợt dịch này đã xâm nhập và tác động vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn lao động. Một số ngành như giao thông vận tải, hàng không, du lịch, khách sạn... bị ảnh hưởng và chịu tác động mạnh mẽ hơn", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Trong bối cảnh đó, toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã nỗ lực rất lớn, thực hiện bài bản, chặt chẽ việc triển khai, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
"Rút kinh nghiệm từ việc triển khai Nghị quyết 42/NQ-CP, Bộ đã chủ động hơn trong việc đề xuất báo cáo Bộ Chính trị, xin ý kiến Đảng Đoàn Quốc hội…Trên cơ sở đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg. Dư luận đồng tình với những chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Sau khi Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được ban hành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã quán triệt sâu rộng nội dung các chính sách này đến người dân; đồng thời, khuyến khích các địa phương sáng tạo, linh hoạt trong quá trình thực hiện.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại Hội nghị. |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin, tới ngày 14/7, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nhận được 33/63 văn bản cụ thể ban hành thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của các tỉnh, thành.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hoan nghênh thành phố Hồ Chí Minh, trong 3 ngày thực hiện Chỉ thị 16, Thành phố đã triển khai giải ngân khoảng 100 tỷ đồng, 226.000 lao động tự do sẽ được giải ngân xong việc hỗ trợ trong ngày 14/7. Từ 15/7, thành phố Hồ Chí Minh chuyển sang hỗ trợ đối tượng người lao động có hợp đồng lao động. Dự kiến 30/7, việc hỗ trợ theo kế hoạch của thành phố Hồ Chí Minh sẽ hoàn thiện.
Lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân
Phát biểu tham luận tại Hội nghị về việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết: Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã khẩn trương thành lập Tổ công tác của Sở để tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Đồng thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội chủ động liên hệ Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan để phối hợp triển khai; đồng thời đề nghị các sở, ngành và cơ quan liên quan nghiên cứu, hướng dẫn chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của sở, ngành trong tổ chức thực hiện. Sở còn thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, phản ánh và kiến nghị của người dân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động và người lao động theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Quang cảnh Hội nghị. |
Theo bà Bạch Liên Hương, hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang đôn đốc các sở, ngành khẩn trương góp ý kiến để hoàn thiện Quyết định, trình Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành nhằm triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ tới các đối tượng thụ hưởng, trong đó chú trọng: Cụ thể thể hóa về trình tự, thủ tục, phân công rõ trách nhiệm của các sở, ngành liên quan, ủy ban nhân dân cấp huyện trong tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo sau khi Quyết định được ban hành, các đơn vị có căn cứ triển khai ngay chính sách hỗ trợ.
Nhằm đưa chính sách hỗ trợ an sinh xã hội đến đúng đối tượng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm ban hành quy định về thủ tục hành chính hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, làm căn cứ để các địa phương dễ dàng triển khai. Đây cũng là đề xuất của đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương và một số địa phương khác.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, quy trình, thủ tục hành chính hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 đã được quy định rõ ràng tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, không cần thêm bất cứ hướng dẫn nào. Các địa phương cần nghiên cứu rõ các nội dung để triển khai. Bộ khuyến khích các địa phương cắt giảm thêm thủ tục, càng đơn giản thì chính sách hỗ trợ sẽ càng nhanh đến với người lao động.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến điểm cầu 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. |
Bộ Trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, việc triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội đã ban hành phải bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng với tinh thần chỉ đạo là "không để dân thiếu ăn thiếu mặc, không bỏ sót người dân gặp khó khăn", trong đó, tập trung hỗ trợ nhiều hơn đến đối tượng yếu thế trong xã hội (công nhân, buôn bán nhỏ, lao động phi chính thức, người nghèo, đối tượng trợ giúp xã hội…) bằng những hỗ trợ thiết thực.
"Thời điểm này, rất nhiều lao động đang gặp khó khăn, họ cần tiền để trang trải cho cuộc sống thường nhật. Do đó, công tác triển khai cần kịp thời, sáng tạo, sau đó tiến hành hậu kiểm. Những địa phương nào chưa triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP phải triển khai ngay", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung lưu ý.
Công đoàn hỗ trợ hàng trăm tỉ đồng cho người lao động Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng Liên đoàn), cho biết, trong 3 đợt bùng phát dịch đã có trên 255.000 đoàn viên, người lao động được hỗ trợ với tổng số kinh phí là hơn 176 tỉ đồng. Ngoài ra, tổ chức Công đoàn đã tích cực vận động từ các nguồn xã hội hóa để chăm lo cho đoàn viên, người lao động với số tiền hàng trăm tỉ đồng. Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 với những biến chủng vi rút mới đã bùng phát mạnh kể từ cuối tháng 4 đến nay tiếp tục tác động mạnh mẽ tới công nhân lao động với trên 9.450 ca nhiễm là công nhân, viên chức, lao động tại địa bàn 35 tỉnh, thành phố. Đã có khoảng 6 vạn F1, 16 vạn F2 là công nhân, viên chức, lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp; gần 500 ngàn công nhân lao động phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, mất việc làm. Con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên hàng ngày. Để kịp thời chăm lo, hỗ trợ người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong đợt bùng phát lần thứ 4 với tổng số tiền trên 113 tỉ đồng, trong đó hỗ trợ 193.248 đoàn viên, người lao động với số tiền 96,137 tỉ đồng, chi hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu chống dịch 17,127 tỉ đồng. Tổng Liên đoàn cũng đã phát động Chương trình "Vắc xin cho công nhân" thông qua Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm lòng vàng. Quỹ Tấm lòng vàng đã ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam (VFVC) với tổng số tiền 150 tỉ đồng. Trước diễn biến dịch bệnh đang bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam trong thời gian vừa qua, Tổng Liên đoàn đã kịp thời tới thăm hỏi, động viên, tặng quà, hỗ trợ cho người lao động, các doanh nghiệp gặp khó khăn, huy động cán bộ Công đoàn các cấp tích cực bám sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, người sử dụng lao động vừa thực hiện phòng, chống dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51