Đẩy nhanh gói hỗ trợ an sinh xã hội
Dồn sức giải ngân gói hỗ trợ an sinh xã hội | |
Hà Nội cơ bản hoàn thành việc chi trả gói hỗ trợ an sinh xã hội đợt 1 | |
Người thụ hưởng mong được nhận sớm |
Nhiều chính sách ưu đãi
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tác động tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội… Về lĩnh vực kinh tế có tới 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng, doanh thu giảm còn 70%; khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực du lịch hàng không, dịch vụ lao động tự do bị ảnh hưởng nghiêm trọng; 26% doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc ngừng việc, giãn việc và mất việc.Trước tác động của dịch Covid-19, thời gian qua Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nhằm giảm bớt gánh nặng và cùng vượt qua khó khăn.
Đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 15/QĐ-TTg về gói hỗ trợ lao động bị giảm sâu về thu nhập có mức sống dưới mức tối thiểu với 62.000 tỷ, dự kiến hỗ trợ cho trên 20 triệu lượt đối tượng.
Nhiều người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mong được hỗ trợ từ Chính phủ. Ảnh minh họa:K.T |
Trong 7 nhóm hỗ trợ nhấn mạnh đặc biệt quan tâm nhóm lao động trong các doanh nghiệp bị tạm hoãn hợp đồng, lao động nghỉ không hưởng lương lao động bị chấm dứt hợp đồng, lao động không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, lao động tự do, hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể bị ngừng kinh doanh theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và việc lao động, doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào Quỹ Bảo hiểm hưu trí tử tuất.
Theo đó, các cơ quan chức năng đã phối hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai đúng, kịp thời công khai, minh bạch đến các đối tượng. Đến nay 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai, hỗ trợ trên 20.000 tỷ, 45/63 tỉnh đã rà soát xong và cơ bản bắt đầu từ 9/5 sẽ tập trung hỗ trợ nhóm lao động tự do, lao động dừng hợp đồng dự kiến theo ước tính khoảng 7.630 tỷ; 47 tỉnh đã triển khai giải quyết việc tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất cho 900 doanh nghiệp với 80.000 lao động với trên 300 tỷ đồng.
Bộ Lao động -Thương binh &Xã hội cũng cho biết sẽ trình với Thủ tướng ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, sẽ đề xuất và tham mưu với Chính phủ dành 3.000 - 5.000 tỉ từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại lực lượng lao động (Trung Quốc đã chi 12 tỉ USD), dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu lao động được đào tạo lại và cấp chứng chỉ.
Về phương thức, sẽ tập trung đào tạo và đào tạo lại tại doanh nghiệp gắn với trường nghề, gắn hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp do doanh nghiệp triển khai, cấp tiền trực tiếp cho doanh nghiệp.Mặt khác, sẽ triển khai cấp phép lao động cho chuyên gia, nhà quản lý và lao động kỹ thuật nước ngoài vào Việt Nam một cách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Các doanh nghiệp kiến nghị
Phát biểu tại Hội nghị với doanh nghiệp “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và xã hội Đào Ngọc Dung đánh giá, với chủ trương quyết sách của Chính phủ và nỗ lực vượt qua thách thức, đón thời cơ phục hồi kinh tế, hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch vụ phục hồi thì số người mất việc hàng tháng sẽ quay về mức trung bình trong dài hạn (khoảng 70-80.000), lao động mất việc làm hàng tháng sẽ từng bước quay lại thị trường lao động. |
Theo Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam, hiện nay các nước trong khu vực và thế giới đều tung ra những gói hỗ trợ rất nhanh và kịp thời cho các doanh nghiệp của họ nhằm đảm bảo để doanh nghiệp tồn tại và vượt qua được mùa dịch. Các doanh nghiệp ngành điện tử từ các nước như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Phillpines, Ấn Độ, Nga, Châu Âu, Hoa Kỳ...đều đang nhận được nhiều gói hỗ trợ về miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, bằng các gói tín dụng ưu đãi khác nhau.
Để đảm bảo sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, cộng đồng doanh nghiệp rất mong các gói hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cho các doanh nghiệp trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 được nhanh chóng thực thi, góp phần giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không bị thiệt thòi, giảm sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và trên thế giới.
Còn đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, mặc dù Chính phủ, các Bộ, ngành đã đưa ra các gói hỗ trợ chưa từng có tiền lệ để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, tuy nhiên theo nhiều doanh nghiệp dệt may phản ánh, cũng còn một số nội dung, tiêu chí, điều kiện hưởng chưa phù hợp thực tế, doanh nghiệp khó tiếp cận.
Cụ thể, Nghị quyết số 42/NQ-CP với nội dung hỗ trợ trong lĩnh vực tiền lương, Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn có nêu: “Người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện Hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên... thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng”.
Cùng với đó, cũng có quy định người lao động ngừng việc thì được người sử dụng lao động trả tối thiểu 50% mức lương tối thiểu vùng và 50% còn lại người sử dụng lao động được vay với lãi suất 0% để trả phần lương còn lại. Nhưng thực tế cả 3 trường hợp trên đều có nguyên nhân chung là do tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, cách thức và mức độ hỗ trợ lại khác nhau.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị, trường hợp lao động ngừng việc cũng được Nhà nước hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng, phần thiếu hụt so với lương tối thiểu vùng doanh nghiệp tự lo hoặc được vay không tính lãi của Ngân hàng Chính sách xã hội trả cho người lao động.
Đặc biệt, Nghị quyết 42 cũng quy định “Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch...” thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.
Tuy nhiên, thực tế, đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, nếu phải giảm 50% lao động thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa. Ngoài ra, trong điều kiện khó khăn hiện tại các doanh nghiệp sẽ phải tìm mọi cách giữ chân người lao động như bố trí giờ làm việc linh hoạt, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm thay vì sa thải, cho lao động nghỉ việc.
“Quy định phải giảm từ 50% lao động vô tình “khuyến khích” doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương để đạt được tỷ lệ này. Phản ánh của doanh nghiệp cho thấy sẽ ít có doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ với điều kiện như vậy” - Hiệp hội Dệt may đánh giá.
Do đó, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp bị ảnh hưởng được dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến hết năm 2020 mà không kèm theo điều kiện giảm từ 50% lao động trở lên hoặc chỉ nên giảm từ 20%. Đối với kinh phí công đoàn, đề nghị cũng không áp dụng điều kiện doanh nghiệp phải giảm từ 50% lao động trở lên.
Ngoài ra, đề nghị Tổng Liên đoàn miễn đóng đoàn phí cho người lao động đến hết năm 2020 mà không kèm điều kiện. Đồng thời kiến nghị, Nhà nước mở rộng đối tượng cho người sử dụng lao động vay vốn lãi suất 0% để trả tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc cho người lao động, không để vì doanh nghiệp gặp khó khăn mà lao động không nhận được kịp thời các khoản trợ cấp này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40