Trẻ 5 đến dưới 12 tuổi mắc Covid-19 sẽ tiêm vắc xin sau 3 tháng khỏi bệnh
Sáng 13/4, tại buổi cung cấp thông tin về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết: “Hiện Bộ Y tế đã đã tiếp nhận lô vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi đầu tiên do Úc viện trợ. Lô vắc xin này đang được kiểm định chất lượng. Sau khi kiểm định cùng với công tác chuẩn bị tại các địa phương, dự kiến tuần tới sẽ triển khai tiêm cho trẻ trên diện rộng”.
Bộ Y tế cung cấp thông tin về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi. |
Việc tiêm sẽ tiến hành trước tiên đối với học sinh lớp 6, sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vắc xin được cung ứng.
Khi trẻ thực sự khỏe mạnh thì cha mẹ hãy đưa con đi tiêm chủng. Khi các cháu có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19, hoặc mệt mỏi... thì tránh đưa trẻ đến điểm tiêm. Các phụ huynh hãy chia sẻ đầy đủ thông tin, tình trạng sức khoẻ của trẻ với nhân viên y tế trước khi tiêm để đảm bảo an toàn cho trẻ.
“Các phụ huynh cần lắng nghe nhân viên y tế tư vấn cụ thể về vắc xin, về tiêm chủng đối với trẻ, tuân thủ việc để trẻ ở lại theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm, báo lại tình trạng sức khoẻ của con em mình cho nhân viên y tế. Sau tiêm theo dõi chặt trẻ trong 3 ngày đầu, theo dõi các triệu chứng bất thường như: Phát ban, li bì, sốt... Nếu các biểu hiện thông thường này ngày càng tăng lên cần đứa trẻ đi khám" - Phó Giáo sư Dương Thị Hồng khuyến cáo.
Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cũng thông tin, có hai loại vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là vắc xin Pfizer và Moderna. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 4 tuần. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vắc xin, không tiêm trộn với bất kỳ vắc xin mRNA nào. Riêng đối với liều tiêm thì vắc xin Pfizer có liều tiêm 02ml, tiêm bắp; vắc xin Moderna tiêm bằng 1/2 liều cơ bản của người lớn (tương đương 0,25ml), giống như tiêm vắc xin cho người lớn liều nhắc lại, tiêm bắp.
Các phản ứng thường gặp nhất ở nhóm tuổi tứ 5-11 tuổi là sưng tại vị trí tiêm trên 80%, kiệt sức trên 50%, đau đầu trên 30%, tấy đỏ tại vị trí tiêm trên 20%, đau cơ và ớn lạnh trên 10%. Một số phản ứng thường gặp: Buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm. Phản ứng ít gặp: Nổi hạch, phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù, mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm.
Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp tỷ lệ 1/10.000 viêm cơ tim, viêm màng tim. Tuy nhiên, luôn phải có tinh thần cảnh giác để tránh xảy ra sự đáng tiếc khi xảy ra phản ứng.
Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay trên cả nước có 11,8 triệu trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vắc xin phòng Covid-19, ước tính đến nay có khoảng 8,2 triệu trẻ trong số này chưa mắc Covid-19. Việc tiêm đủ 2 mũi cho trẻ đủ điều kiện sẽ cố gắng tiến hành đến cuối quý II/2022.
“Ước tính có khoảng 3,6 triệu trẻ ở nước ta đã mắc Covid-19. Việc tiêm chủng cho đối tượng này được thực hiện sau 3 tháng khỏi Covid-19. Với khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc thì khoảng 3 tháng sau khi mắc Covid-19 sẽ tiến hành tiêm, tức là khoảng tháng 7- 8/2022 sẽ tiêm cho trẻ” - Giáo sư Phan Trọng Lân cho hay.
Theo Tiến sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện nhi Trung ương cho hay, để đảm bản an toàn tiêm chủng cho trẻ Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn rất bài bản và kịp thời. Trong đó, có hướng dẫn sàng lọc trẻ được tiêm tại trường và bệnh viện. Cha mẹ lưu ý mốc thời gian rất quan trọng cần phải theo dõi trẻ sau tiêm chủng là 30 phút, 24 giờ sau tiêm, 3 ngày đầu sau tiêm, 7 ngày sau tiêm và 28 ngày sau tiêm. Trong đó, cần phải lưu ý các phụ huynh trong 3 ngày đầu tránh cho trẻ vận động mạnh để tránh nhầm lẫn với các phản ứng sau tiêm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38