Trào lưu chụp ảnh kỷ yếu: Cần giữ nét đẹp văn hóa

Năm nào cũng vậy, đến thời điểm này các bạn sinh viên lại háo hức rủ nhau tìm đến các địa điểm du lịch, văn hóa để chụp ảnh kỷ yếu nhằm lữu giữ những khoảnh khắc, kỷ niệm của một thời sinh viên. Thế nhưng, vô tình chính những khoảnh khắc tưởng như đẹp nhất ấy lại gây khó chịu cho rất nhiều người, nhiều du khách bởi hành động chen lấn, xâm phạm lên những giá trị văn hóa…
Nghệ thuật chụp ảnh bóng nước trên di động
4 lý do khiến ảnh chụp bằng smartphone bị mờ nhòe

“Cuộc đua ngầm” mùa kỷ yếu

Chụp ảnh kỷ yếu đã trở thành trào lưu trong một vài năm trở lại đây của sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Thông thường vào dịp cuối tháng 9, đầu tháng 10 là thời điểm được rất nhiều sinh viên lựa chọn chụp ảnh kỷ yếu. Để có được một bộ ảnh đẹp, lưu giữ những hình ảnh ấn tượng, các bạn sinh viên phải lên ý tưởng cả tháng trời cho các công đoạn như thuê thợ chụp ảnh, tìm địa điểm, cuối cùng là chuẩn bị các phục trang, đạo cụ.

Địa điểm chụp ảnh thường là những khu vực di tích văn hóa như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu, Lăng Bác… Thế nhưng khoảng 2-3 năm trở lại đây, với nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ, nhiều sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng đã lựa chọn các điểm chụp ảnh kỷ yếu ở khu vực xa trung tâm tại một số điểm du lịch sinh thái như hồ Đại Lải, thành cổ Sơn Tây, Tam Đảo, thậm chí nhiều lớp còn lựa chọn chụp ảnh tận Lào Cai, Hà Giang…với số tiền đầu tư không hề nhỏ.

Trào lưu chụp ảnh kỷ yếu: Cần giữ nét đẹp văn hóa
Cần thể hiện nét đẹp văn hóa tri thức ngay cả trong việc chụp ảnh kỷ yếu. Ảnh minh họa

Bạn Hoàng Yến (SV khoa Kế toán, trường Đại học Tài chính) cho biết: “Hiện nay một số điểm chụp ảnh kỷ yếu tại nội thành Hà Nội như Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long…rất nhiều sinh viên của các trường lựa chọn đến chụp ảnh, vì thế muốn có được hình ảnh đẹp, địa điểm chụp theo ý mình thường phải chờ đợi rất lâu. Để tránh chờ đợi và có thời gian thực hiện bộ ảnh kỷ yếu, năm nay bọn mình lựa chọn địa điểm ở khu thành cổ Sơn Tây, dù hơi xa nhưng thoải mái hơn và hi vọng sẽ có được nhiều hình độc đáo”.

Cùng chung quan điểm với Hoàng Yến, bạn Văn Mạnh (sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) nói: “Chuẩn bị ý tưởng chụp ảnh kỷ yếu đã vất vả, nhưng chọn địa điểm chụp cũng là cả vấn đề. Ở Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long hay Lăng Bác quá nhiều người chụp. Năm nay bọn mình quyết định đầu tư hẳn một chuyến đi lên Mai Châu (Hòa Bình) để thực hiện ảnh kỷ yếu, mặc dù hơi tốn kém về kinh phí, nhưng khi đưa ra ý tưởng này mọi người đều ủng hộ. Để buổi chụp ảnh được thuận lợi nhất, việc thuê nhà nghỉ, mua vé vào khu du lịch sinh thái…bọn mình đã phải đặt trước cả tháng”.

Lớp này chụp được nhiều ảnh đẹp, lớp kia có địa điểm chụp độc đáo…vô tình tạo ra một cuộc chạy đua ngầm giữa các trường, các lớp trong mùa kỷ yếu. Không chỉ việc chạy đua tìm địa điểm, ý tưởng chụp ảnh, mà hiện nay rất nhiều sinh viên còn có một cuộc đua mới về việc đầu tư hình ảnh như thuê trang phục, làm tóc, trang điểm. Theo tính toán của một bạn sinh viên nữ, chuẩn bị cho buổi chụp ảnh kỷ yếu các bạn nữ thường phải đi lựa thuê áo dài, một bộ áo đẹp cùng mất 150-200 nghìn đồng/1 bộ; trang điểm, làm tóc với giá 100 nghìn đồng/1 người, cùng vô số kiểu làm đẹp khác và chi phí thường vào khoảng 1 triệu đồng/1 người. Đó là chưa kể đến việc đóng tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền vé, tiền xe, tiền thuê chụp ảnh… Các bạn sinh viên nam thì chi phí ít hơn nhưng tổng chi phí mỗi bạn sinh viên cũng phải bỏ ra từ 2-3 triệu đồng/1 người.

Để kỷ yếu thêm ý nghĩa

Cùng với “cuộc đua” ngầm giữa các bạn sinh viên để tìm địa điểm, ý tưởng, thời gian, thậm chí không tiếc tiền đầu tư để có được một bộ ảnh kỷ yếu đẹp; để có được những bộ ảnh ưng ý đó, là hoàng loạt các hình ảnh phản cảm gây khó chịu cho nhiều người, đã làm mất ý nghĩa của nét đẹp văn hóa.

Nhiều nơi, sinh viên chụp ảnh đứng chắn hết đường đi của du khách, thậm chí thản nhiên dẫm đạp lên thảm cỏ hay một vài khu vực có biển cấm, tạo ra những hình ảnh xấu xí, không đẹp mắt. Đó là chưa kể đến những cách tạo dáng “bá đạo” kiểu sinh viên hay những bộ ảnh kỷ yếu gây phản cảm, hình ảnh xả rác bừa bãi sau mỗi buổi chụp…

Không khó để người viết cũng như du khách tại một số điểm thường được sinh viên lựa chọn chụp kỷ yếu như Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long…bắt gặp cảnh tượng chen lấn, người đứng ngang, kẻ đứng dọc tranh nhau từng mét đất. Nhiều nơi, sinh viên chụp ảnh đứng chắn hết đường đi của du khách, thậm chí thản nhiên dẫm đạp lên thảm cỏ hay một vài khu vực có biển cấm, tạo ra những hình ảnh xấu xí, không đẹp mắt. Đó là chưa kể đến những cách tạo dáng “bá đạo” kiểu sinh viên hay những bộ ảnh kỷ yếu gây phản cảm, hình ảnh xả rác bừa bãi sau mỗi buổi chụp…

Chia sẻ về vấn đề này, cô Thanh Thảo, giảng viên trường Đại học Tài chính, cho biết, không ai cấm các bạn sinh viên chụp ảnh kỷ yếu, nhưng chụp sao vừa đẹp vừa có ý nghĩa lại ít tốn kém mà vẫn có được ảnh đẹp ưng ý. Đặc biệt, khi chụp tại những địa điểm nhạy cảm như khu di tích hoặc các khu du lịch…các bạn cần chú ý đến việc thể hiện vẻ đẹp của sinh viên, nét văn hóa của con người Việt Nam thông qua các hành động như không xả rác bừa bãi, không chụp ảnh phản cảm, không chen lấn, xô đẩy, không xâm phạm vào di tích…

“Công việc chính của các bạn sinh viên vẫn là học, đặc biệt năm cuối phải chuẩn bị rất nhiều cho kỳ thi tốt nghiệp. Vì thế, tôi vẫn thường nhắc các bạn sinh viên không nên đầu tư quá nhiều tiền bạc, thời gian vào việc chụp ảnh kỷ yếu. Đặc biệt là trong khi chụp ảnh, các bạn cần phải thể hiện được nét đẹp, văn hóa, đạo đức, tránh làm xấu hình ảnh của sinh viên, của trường đại học mà mình đang theo học. Có làm được như vậy, bộ ảnh kỷ yếu mới thực sự có ý nghĩa”, cô Thanh Thảo cho hay.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

(LĐTĐ) Hôm nay (17/5), giá vàng SJC đảo chiều, giảm 200.000 đồng/lượng, xuống dưới 90 triệu đồng/lượng, vàng thế giới cũng quay đầu giảm nhẹ.
Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Liên kết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong môi trường giáo dục đại học”.
Huyện Thanh Oai: 144 đảng viên nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Huyện Thanh Oai: 144 đảng viên nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Huyện ủy Thanh Oai tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản dự và trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên.
Những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững

Những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững

(LĐTĐ) Hà Giang, Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Sông Cầu (Phú Yên) và Thành phố Hồ Chí Minh là những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững trong năm 2024 theo lựa chọn của nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Công an quận Tây Hồ điều tra 2 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng

Công an quận Tây Hồ điều tra 2 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an quận Tây Hồ) đang khẩn trương điều tra 2 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền 19,8 tỷ đồng.
270 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc

270 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc

(LĐTĐ) Chiều 16/5, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội, năm 2024.

Tin khác

Sớm bình yên

Sớm bình yên

(LĐTĐ) Cúc, cù, cu... cu, cu... Tiếng chim cu gáy vọng đều đều xung quanh nhà đã đánh động bình minh. Cuối tuần thức dậy ở nhà ba mẹ, được nghe thanh âm của bầy chim cu, lòng tôi chợt thấy dâng trào cảm giác bình yên thân thương quá đỗi.
Triển lãm những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

Triển lãm những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Triển lãm "Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024)" dự kiến tổ chức trong 10 ngày, từ ngày 1 đến ngày 10/10/2024. Trong đó, Lễ khai mạc diễn ra vào 9h00 ngày 1/10/2024 tại Bảo tàng Hà Nội.
Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

(LĐTĐ) Chiều ngày 15/5/2025, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân (Đền Nội Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội), đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương.
Tiếp tục có mưa lớn ở miền Bắc và Nam Bộ

Tiếp tục có mưa lớn ở miền Bắc và Nam Bộ

(LĐTĐ) Dự báo trong ngày và đêm nay, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to. Bắc Trung Bộ cũng có mưa dông rải rác trong hôm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ đón mưa dông vào chiều và tối, cục bộ có mưa to.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 5 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Năm 2010, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, mà còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Nằm trong Hoàng thành Thăng Long, hai căn hầm D67 và T1 hiện vẫn đang “kể” những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ðây cũng chính là những điểm nhấn độc đáo trong hành trình tham quan Hoàng thành Thăng Long.
Mùa vàng dệt hương

Mùa vàng dệt hương

(LĐTĐ) Mùa hè là mùa rực rỡ nhất với những gam màu nổi bật từ thiên nhiên. Ta dễ dàng bắt gặp sắc đỏ ngập trời của hoa phượng, mơ màng trong sắc tím dịu dàng của hoa bằng lăng, bầu trời cao hòa mặt biển xanh ngắt. Mùa hè còn là mùa thơm ngát của lúa chín trên những cánh đồng trải dài sắc vàng mênh mông.
Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

(LĐTĐ) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
Phục dựng mô hình nghề truyền thống làm giấy Dó của vùng Bưởi xưa

Phục dựng mô hình nghề truyền thống làm giấy Dó của vùng Bưởi xưa

(LĐTĐ) Tối 13/5, Điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống “làm giấy Dó” của vùng Bưởi xưa (tại địa chỉ số 189 phố Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) chính thức khai trương, đi vào hoạt động.
Ý nghĩa của đại lễ Phật Đản

Ý nghĩa của đại lễ Phật Đản

(LĐTĐ) Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng Tư.
Xem thêm
Phiên bản di động