Tránh béo phì, tăng cân, tiểu đường: Phải hạn chế sử dụng đồ uống có đường
Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa Nguy cơ thừa cân, béo phì do lạm dụng đồ uống có đường |
Tình trạng thừa cân, béo phì tăng nhanh
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, việc tiêu thụ "đường tự do", đó là bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng và lý tưởng là dưới 5%, tương đương khoảng 25 gram/ngày cho một người trưởng thành trung bình. Thế nhưng, 1 lon coca cola thông thường chứa tới 36 gram đường, cao hơn lượng đường giới hạn nên uống trong một ngày.
Người dân không nên cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ. |
Thông thường, đồ uống có chứa đường tự do hiện có trong nước ngọt có ga hoặc không ga, nước ép rau quả, hoặc dạng cô đặc hay dạng bột, nước có hương vị, nước tăng lực và thể thao, trà uống liền, cà phê uống liền và sữa có thêm đường. Thế nhưng, theo số liệu của WHO, hiện trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15 - 19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì.
Thông tin tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vừa qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Năm 2015 có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự báo sẽ tăng lên gấp đôi (6,1 triệu) vào năm 2040. Kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEP) 2015, 2021 cho thấy, tỷ lệ người tăng đường huyết lúc đói tăng gần gấp 2 từ 4,1% lên 7,06%; tăng huyết áp người trưởng thành trên 25%.
Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp từ 17 nghiên cứu cho thấy tiêu thụ đồ uống có đường cao tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 lên 1,51 lần. Tăng tiêu thụ đồ uống có đường, bao gồm cả đồ uống có đường và nước ép trái cây 100% >177ml/ngày, trong 4 năm có liên quan tới nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn 16% trong 4 năm tiếp theo…
Đánh thuế mạnh sẽ mang lại hiệu quả rõ ràng
Theo các chuyên gia, một biện pháp phổ biến trên thế giới để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá bằng thuế. Khoảng trên 110 quốc gia đã áp dụng thuế với đồ uống có đường.
Chia sẻ với phóng viên bên lề hội nghị, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế thế giới cho biết, toàn cầu ước tính nếu tăng thuế ở mức 50% thì sẽ giảm được 2,2 triệu ca tử vong trong vòng 50 năm. Ông dẫn chứng: "Đơn cử như ở Mexico, 2 năm sau khi áp dụng thuế trên đồ uống có đường, các hộ gia đình có ít nguồn lực nhất đã giảm 11,7% mua đồ uống có đường, so với 7,6% ở dân số chung. Ước tính sẽ giảm 89 000 - 136 000 ca tiểu đường mỗi năm (so với trường hợp không áp thuế) tại nước này. Còn ở Nam Phi, với mức thuế khoảng 12%, sức tiêu thụ sản phẩm giảm khoảng 15%...”.
Nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối. Các biện pháp như thế này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai.
Do đó, chuyên gia này đề xuất Việt Nam nên xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO để giảm nguy cơ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Nên cân nhắc đánh thuế theo hàm lượng hoặc ngưỡng đường để khuyến khích sản phẩm giảm đường.
Đồng thời, nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường bằng cách quy định dán nhãn mặt trước thể hiện hàm lượng đường; nâng cao nhận thức về các lựa chọn đồ uống lành mạnh; giảm tính sẵn có của đồ uống có đường; cấm tiếp thị đồ uống có đường.
Đồng quan điểm trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đề xuất, cùng với áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, cần xây dựng quy định về ghi nhãn dinh dưỡng mặt trước bao bì sản phẩm đóng gói sẵn, hạn chế quảng cáo đối với thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em. "Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật bữa ăn học đường, các quy định về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực trong trường học, quy định về hoạt động của căng tin trong trường học để bảo đảm cung cấp thực phẩm, đồ uống có lợi cho sức khỏe của học sinh, sinh viên", Phó Giáo sư Trương Tuyết Mai đề xuất.
Để bảo vệ sức khỏe, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mọi người nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt. Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn…) và đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, trà và cà phê hoà tan), bánh kẹo ngọt, mứt, xi rô…; hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn; không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác.
Bên cạnh đó, mọi người ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô. Đặc biệt, không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ. “Cần phải có những biện pháp đồng bộ để kiểm soát được vấn đề tiêu thụ đồ uống, thực phẩm có đường. Bởi, việc sử dụng đồ uống có đường là một thói quen rất dễ tăng cao đối với lứa tuổi học sinh và người dân nên cần phải có sự kiểm soát, hạn chế quảng cáo cũng như kiểm soát được lượng tiêu thụ” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai cho biết thêm.
Theo khuyến nghị của WHO, ở cả người lớn và trẻ em, giảm lượng đường tự do ăn vào dưới 10% tổng năng lượng ăn vào hằng ngày, tương đương với 12 thìa cà phê đường. Tốt nhất nên giảm thêm lượng đường tự do ăn vào xuống dưới 5% (6 thìa cà phê đường) trong tổng năng lượng ăn vào sẽ mang lại lợi ích. |
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03