Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, cùng các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nhà ở xã hội với nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ các ngành, địa phương. Để cụ thể hoá các chủ trương này, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù có đột phá với việc xác định rõ trách nhiệm của Thành phố, của địa phương, của cộng đồng và “cơ hội” đang dần đến nhiều hơn với người dân.
Đồng bộ các giải pháp để lành mạnh hoá thị trường bất động sản Hà Nội rút ngắn ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hành chính về xây dựng nhà ở xã hội

Phát triển hài hoà vật chất, tinh thần

Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác phát triển nhà ở cho người dân và được cụ thể hóa trong nhiều chủ trương, chính sách về bảo đảm an sinh xã hội trong các Nghị quyết của Đảng. Cụ thể, tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định: “… phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất...”.

Đặc biệt, khi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII nhiệm kỳ 2016-2020 tại Đại hội XIII (nhiệm kỳ 2021-2026) của Đảng, trong phần “Thực hiện các đột phá chiến lược” đã nhận định: “Thể chế phát triển thị trường bất động sản và quyền sử dụng đất đang dần được hoàn thiện hơn, huy động được nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn cung và lượng giao dịch thành công ở các phân khúc thị trường bất động sản, nhất là nhà ở đều có sự tăng trưởng tốt...

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn
Tính trong giai đoạn 2021-2024, Hà Nội đã hoàn thành 13 dự án nhà ở xã hội với 11.334 căn hộ, chiếm gần 1/6 tổng số căn hộ cả nước hoàn thành trong giai đoạn 2021-2024.

Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các tầng lớp nhân dân, Đại hội XIII xác định phương hướng và giải pháp trọng tâm thời gian tới là đặt vấn đề nhà ở xã hội trong tổng thể nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội, chăm lo con người: “Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Phát triển và mở rộng các loại hình nhà ở; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê, nhà ở giá rẻ, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường cho các đối tượng chính sách xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc khoảng 27 - 27,5 m2 sàn/người”.

Để sớm đưa các chính sách vào thực tiễn, ngày 22/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg, Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược phát triển nhà ở đã thể hiện sâu sắc quan điểm, mục tiêu về diện tích, chất lượng, định hướng chính sách và đề ra các nhóm giải pháp toàn diện nhằm phát triển nhà ở, gồm: Nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở theo chương trình mục tiêu, nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình và cá nhân, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, quản lý, vận hành nhà chung cư. Đây là chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước về vấn đề nhà ở, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nhà ở.

Chính phủ cũng xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể, các cấp, các ngành, chủ sử dụng lao động trong việc phát triển nhà ở, bảo đảm chỗ ở cho người lao động. Chỗ ở của công nhân phải là một phần của hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp. Với việc triển khai chủ trương này, sẽ khắc phục được hạn chế trong phát triển khu công nghiệp thiếu đồng bộ hiện nay: Bảo đảm chỗ ở ổn định cho công nhân và phát triển nhà ở công nhân gắn liền với trách nhiệm của người sử dụng lao động, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, chính quyền địa phương và các tổ chức công đoàn; theo phương thức phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất, quy định nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp.

Tiếp đó, ngày 24/1/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đề cập đến nội dung phát triển nhà ở xã hội: “Rà soát, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thủ tục hành chính về nhà ở xã hội; Đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp; Đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước và từng tỉnh, thành phố; các tỉnh, thành phố bảo đảm bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội”.

Rõ ràng, đây là những quan điểm và chủ trương quan trọng góp phần định hướng vĩ mô trong phát triển nhà ở xã hội, đó không đơn thuần là những chính sách an sinh xã hội mà còn là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, công bằng và tiến bộ trong từng bước và toàn bộ quá trình phát triển đất nước.

Hà Nội là “điểm sáng”

Sự vào cuộc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đem đến những “động lực” mới cho câu chuyện phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, đến nay nhằm triển khai đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, đã có 10 địa phương đã đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của địa phương. Đã có 30 địa phương ban hành kế hoạch triển khai Đề án.

Tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với quy mô 9.737 ha đất làm nhà ở xã hội. Theo đó, hầu hết các địa phương đều dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Nhiều địa phương đã quan tâm, dành quỹ đất nhà ở xã hội tại các vị trí thuận lợi, gần các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: Đồng Nai (1.064ha), Quảng Ninh (666ha), Hải Phòng (336ha), Bình Dương (408ha),...

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn
Ảnh minh họa.

Cũng qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn. Riêng trong năm 2024, cả nước có 28 dự án với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành; 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng; số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là 113 dự án, tương đương 142.450 căn.

Đến nay, hệ thống pháp luật về nhà ở xã hội về cơ bản đã được ban hành tương đối đầy đủ, nhiều sự đổi mới có tính đột phá để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ cho việc phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội, bao gồm đối tượng là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

Năm 2024, số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là 113 dự án, tương đương 142.450 căn. Có 26 dự án với quy mô 27.819 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng. Đến nay có 103 dự án với quy mô 66.755 căn đã hoàn thành. Riêng trong năm 2024 có 28 dự án với quy mô 21.874 căn đã hoàn thành. Rõ ràng, khi bộ máy đã vào guồng, việc hoàn thành mục tiêu xây dựng 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng những số liệu “sáng” nêu trên chưa phản ánh đúng thực tế câu chuyện về phát triển nhà ở xã hội bởi sau 4 năm triển khai đề án, nhiều địa phương chỉ ghi nhận mức hoàn thành giai đoạn 2021-2024 khá thấp, nhiều tỉnh, thành phố chưa có căn hộ hoàn thành. Ngay cả Thủ đô Hà Nội dù vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra những vẫn là “điểm sáng” với 11.334 căn hộ của 13 dự án nhà ở xã hội, chiếm gần 1/6 tổng số căn hộ cả nước hoàn thành trong giai đoạn 2021-2024.

Theo ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, trong những tháng đầu năm 2025, tại Hà Nội sẽ khởi công một số dự án nhà ở xã hội mới. Đáng chú ý, một số nhóm dự án nhà ở xã hội còn vướng mắc, đơn vị đã kịp thời tháo gỡ. Cụ thể, vào đầu tháng 12/2024, chủ đầu tư Udic đã khởi công nhà xã hội N01 Hạ Đình, ngõ 214 Nguyễn Xiển, huyện Thanh Trì. Dự án có 255 căn để bán và 110 căn cho thuê. Giá bán tạm tính 25 triệu đồng/m2, tương đương 1,75 tỷ đồng với căn diện tích 70 m2. Chủ đầu tư tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê căn hộ tại dự án từ quý cuối năm 2025.

Giữa tháng 12, khu nhà xã hội tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh cũng được khởi công với 4 khối nhà cao 9 tầng, cung cấp 466 căn hộ cho người thu nhập thấp và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ở Hà Nội. Đây là dự án nhà ở xã hội đầu tiên của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng công ty 319, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2026.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Tuấn cho biết, trong năm 2025 thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục khởi công 5 dự án với quy mô 10.220 căn hộ, đồng thời, chấp thuận chủ đầu tư mới với khoảng 6 dự án đầu tư, cũng quy mô khoảng 10.500 căn hộ. Giai đoạn 2026 - 2030, theo chỉ tiêu giao là 37.500 căn, thành phố Hà Nội cũng chuẩn bị 5 dự án, sẽ có khoảng 57.170 căn hộ đáp ứng các chỉ tiêu được giao.

Đặc biệt, thành phố Hà Nội cũng sẽ đi đầu trong việc thiết lập các khu nhà ở xã hội tập trung. Hiện thành phố đang triển khai 5 khu nhà ở xã hội tập trung, trước mắt đang triển khai đấu thầu và chọn nhà đầu tư, với 2 khu nhà ở xã hội tập trung ở trên địa bàn huyện Đông Anh là Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2, quy mô đất là 84 ha, sẽ cung cấp khoảng 6.500 căn hộ nhà ở xã hội trong thời gian tới. 3 khu nhà ở xã hội tập trung còn lại tại Cổ Bi của huyện Gia Lâm, Ngọc Hồi của huyện Thanh Trì và huyện Đông Anh, quy mô 160 ha cũng sẽ triển khai thời gian tiếp theo. Đây là những tín hiệu tích cực với thị trường nhà ở xã hội tại Hà Nội, mang đến thêm nhiều “cơ hội” cho người dân.

Trong thời gian tới, để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong triển khai các dự án nhà ở xã hội, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị, ban ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhà ở xã hội. Tập trung triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, giai đoạn 2021 - 2030”.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, bao gồm nhà lưu trú công nhân và nhà ở lực lượng vũ trang nhân dân. UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra các thủ tục pháp lý, lập danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư đủ điều kiện được vay nguồn vốn 120.000 tỷ đồng.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

“Điểm mặt” các dự án bất động sản vi phạm quy hoạch xây dựng tại TP.HCM

“Điểm mặt” các dự án bất động sản vi phạm quy hoạch xây dựng tại TP.HCM

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận số 82/KL-TTCP về trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong đó chỉ ra nhiều vi phạm về xây dựng tại một số dự án bất động sản.
Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) ngày càng tăng cao, việc đảm bảo quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này trở thành một vấn đề cấp thiết. Theo quy định, các dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư lựa chọn nộp tiền thay vì sử dụng quỹ đất này.
Thúc tiến độ các dự án nhà xã hội đã được cấp phép, khởi công

Thúc tiến độ các dự án nhà xã hội đã được cấp phép, khởi công

Bộ Xây dựng có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện thông báo kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Hà Nội có thêm gần 14.000 căn nhà được mở bán

Hà Nội có thêm gần 14.000 căn nhà được mở bán

Hà Nội sẽ có thêm gần 14.000 căn nhà được mở bán từ 11 dự án, trong đó có gần 8.800 căn chung cư, còn lại là nhà thấp tầng.
Sống như nghỉ dưỡng trong căn hộ Sun Group Cát Bà “lưng tựa núi, mặt hướng biển”

Sống như nghỉ dưỡng trong căn hộ Sun Group Cát Bà “lưng tựa núi, mặt hướng biển”

Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island được Sun Group dồn trọn tâm huyết để tạo tác những biểu tượng kiến trúc giữa “trái tim” đảo Ngọc Cát Bà. Tại vị trí đắc địa của đảo, tòa tháp The Xanh 1 tựa Bạch Hổ kiêu hãnh, mạnh mẽ chạm đến “bầu trời thịnh vượng”.
Công năng vượt trội 3 trong 1 của Sunlake Villas - Biệt thự hạng sang trên “đất vàng” Thủ Đức

Công năng vượt trội 3 trong 1 của Sunlake Villas - Biệt thự hạng sang trên “đất vàng” Thủ Đức

Nằm trong lòng đại đô thị Vạn Phúc City, Sunlake Villas khẳng định vị thế là khu biệt thự hạng sang với không gian sống đẳng cấp và tiện nghi. Sunlake Villas không chỉ thu hút bởi kiến trúc thời thượng mà còn nổi bật bởi công năng vượt trội, đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân hiện đại.
Hà Nội sắp có thêm 2 dự án nhà ở xã hội tại quận Long Biên

Hà Nội sắp có thêm 2 dự án nhà ở xã hội tại quận Long Biên

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Long Biên gồm 152 dự án với tổng diện tích hơn 651 ha, trong đó có 2 dự án xây dựng nhà ở xã hội (NOXH).
Người lao động "đỏ mắt" tìm chung cư cho thuê giá bình dân

Người lao động "đỏ mắt" tìm chung cư cho thuê giá bình dân

Thời gian gần đây, giá cho thuê chung cư tiếp tục tăng cao chạm mức 14 - 20 triệu đồng/tháng. Cùng với việc khan hiếm nguồn cung bất động sản (BĐS) giá bình dân, việc có một nơi yên ổn để an cư lạc nghiệp là bài toán vô cùng khó khăn đối với nhiều người lao động ở các thành phố lớn. Việc phát triển nhiều chung cư cho thuê với giá bình dân sẽ giúp giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.
Khám phá dinh thự đẹp nhất Vạn Phúc City

Khám phá dinh thự đẹp nhất Vạn Phúc City

Giữa Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sôi động và nhộn nhịp, Vạn Phúc City nằm bên dòng sông Sài Gòn thơ mộng nổi bật với không gian sống gần gũi thiên nhiên, kết hợp hoàn hảo cùng tiện nghi hiện đại, tạo nên môi trường lý tưởng cho cư dân tinh hoa và là điểm đến của các sự kiện, lễ hội tầm cỡ.
Tập đoàn Flamingo khởi công dự án nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên tại miền Bắc

Tập đoàn Flamingo khởi công dự án nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên tại miền Bắc

Tiếp nối hành trình kiến tạo những tuyệt tác nghỉ dưỡng sang trọng giữa thiên nhiên, ngày 15/3 vừa qua, Tập đoàn Flamingo chính thức khởi công Flamingo Majestic Island Resort tại Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên). Dự án đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển hệ sinh thái nghỉ dưỡng luxury retreat của Flamingo Holdings, đồng thời mở ra "kỷ nguyên mới" cho du lịch Thái Nguyên, trở thành điểm đến đắt giá hàng đầu Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động