Nguy cơ thừa cân, béo phì do lạm dụng đồ uống có đường
Báo cáo tại hội thảo nêu rõ, tại Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 cũng đã xác định các giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh truyền thông để nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các hành vi nguy cơ, dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, trong đó có việc sử dụng đồ uống có đường.
Toàn cảnh hội thảo. |
Đi cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, các sản phẩm đồ uống có đường ngày càng phổ biến trên thị trường, mức tiêu thụ ngày càng gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt ở trẻ em và vị thành niên, trong đó có Việt Nam.
Việc sử dụng đồ uống có đường không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em do làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong.
Theo khuyến nghị của WHO để có thể giảm mức tiêu thụ đường và chặn đứng mức gia tăng đại dịch béo phì và đái tháo đường, các quốc gia cần thực hiện kết hợp 3 nhóm giải pháp gồm: Áp thuế với đồ uống có đường, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đối với trẻ em và truyền thông về tác hại của việc sử dụng đồ uống có đường không hợp lý.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu về y tế, dinh dưỡng, sức khỏe cộng đồng của Bộ Y tế, WHO, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trường Đại học Y tế công cộng cũng tập trung thảo luận về các chủ đề: Tác hại của đồ uống có đường, những lầm tưởng và sự thật về đồ uống có đường; mối quan hệ giữa tác hại của đồ uống có đường với bệnh thừa cân béo phì; thực trạng thừa cân, béo phì và gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam và trên thế giới; ước tính tác động của chính sách thuế đồ uống có đường tới giảm thiểu gánh nặng thừa cân béo phì ở Việt Nam; bằng chứng và kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường và khuyến nghị giải pháp kiểm soát cho Việt Nam, để tìm ra biện pháp phù hợp kiểm soát phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05