TP.HCM: Xây dựng đề án tổ chức đấu giá trực tuyến
Mục tiêu của đề án nhằm triển khai thực hiện các quy định của Luật đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành về hình thức đấu giá trực tuyến trên địa bàn Thành phố; đáp ứng yêu cầu về đấu giá tài sản của các cá nhân, tổ chức có liên quan, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đấu giá tài sản tại Thành phố.
Về nội dung đề án, TP.HCM sẽ xây dựng hệ thống đấu giá trực tuyến đảm bảo các yêu cầu, điều kiện theo quy định pháp luật. Hướng dẫn trình tự, thủ tục thiết lập hệ thống đấu giá trực tuyến trên địa bàn Thành phố theo phương án sử dụng phần mềm trong nước (xây dựng phần mềm hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin).
TP.HCM đã rút ra được nhiều bài học từ vụ đấu giá trực tiếp 4 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh TTXVN. |
Theo UBND TP.HCM, chỉ tính riêng từ ngày 1/1/2022 - 31/12/2022, tổng số cuộc đấu giá đã tổ chức trên địa bàn Thành phố là 2.790 cuộc, trong đó có 1.666 cuộc đấu giá thành với tổng giá khởi điểm của tài sản đấu giá hơn 7.336 tỷ đồng, tổng giá bán của tài sản đấu giá hơn 8.803 tỷ đồng
Hoạt động đấu giá tài sản của các tổ chức đấu giá trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua có chuyển biến tích cực, rõ nét, đáp ứng được nhu cầu dịch vụ của người dân và chính quyền Thành phố trong việc xử lý tài sản thông qua hình thức đấu giá.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động đấu giá tài sản xuất phát từ những hạn chế của phương thức đấu giá trực tiếp (đấu giá truyền thống). Cụ thể là dễ phát sinh các hiện tượng như móc nối, thỏa thuận để thông đồng, dìm giá tài sản do phương thức đấu giá trực tiếp khó đảm bảo việc bảo mật thông tin cá nhân, tổ chức khi tham gia đấu giá. Cá nhân, tổ chức trực tiếp mua hồ sơ, đăng ký và tham gia vào cuộc đấu giá tại các tổ chức đấu giá dễ bị các đối tượng xấu quấy nhiễu, mua chuộc, đe dọa.
Số người tham gia đấu giá (cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định) chưa nhiều vì phải trực tiếp có mặt tại địa điểm tổ chức đấu giá để tham gia trả giá, một số cá nhân, tổ chức ở xa sẽ ngại tham gia đấu giá.
Thông tin về tài sản đấu giá chưa được thể hiện rõ, nhanh chóng. Trên thực tế, việc thực hiện thông báo trên 2 kỳ báo giấy hoặc báo hình Trung ương, địa phương theo quy định tại Luật đấu giá tài sản là chưa đủ độ phổ quát thông tin về tài sản. Chưa kể đến một số tổ chức đấu giá vì vụ lợi nên thực hiện thông báo trái các khung giờ để “ém” thông tin (đăng trên các kênh truyền hình địa phương vào các khung giờ 3 giờ - 4 giờ sáng...).
Việc điều hành phiên đấu giá của đấu giá viên và các cán bộ của tổ chức đấu giá gặp một số khó khăn, khi điều hành các phiên đấu giá có nhiều cá nhân, tổ chức thuộc nhiều thành phần phức tạp tham gia. Trên thực tế đã có những phiên đấu giá có hàng trăm khách hàng tham gia, việc giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo sự khách quan, minh bạch của cuộc đấu giá rất khó khăn, cần sự phối hợp của nhiều ban ngành và lực lượng hỗ trợ, tốn kém thời gian và chi phí của các bên tham gia.
Cần thiết tổ chức đấu giá trực tuyến TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn nhất của cả nước, nơi phát sinh số lượng giao dịch tài sản lớn và hoạt động đấu giá tài sản diễn ra sôi động, trong đó, số lượng tài sản được tổ chức đấu giá ngày càng nhiều, nhiều tài sản có giá trị rất lớn như đấu giá quyền sử dụng đất. Trong xu thế hiện nay, để đảm bảo công khai, minh bạch trong việc xử lý tài sản, việc đấu giá bằng hình thức trực tuyến đang được ưu tiên lựa chọn áp dụng. Theo UBND TP.HCM: Căn cứ quy định pháp luật về đấu giá tài sản, thực tiễn hoạt động đấu giá trực tiếp trên địa bàn Thành phố, yêu cầu đối với hoạt động đấu giá tài sản trong tình hình mới và việc học tập kinh nghiệm về quản lý, tổ chức, kỹ thuật triển khai đấu giá trực tuyến tại Hàn Quốc, thấy rằng việc triển khai hình thức đấu giá trực tuyến là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu giá góp phần nâng cao tính minh bạch, công khai trong đấu giá tài sản trên toàn địa bàn Thành phố, hạn chế, khắc phục các hiện tượng phát sinh từ hình thức đấu giá trực tiếp, đồng thời góp phần tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác cải cách hành chính, công tác chuyển đổi số của TP.HCM. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?
Thị trường 02/11/2024 14:15
CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản
Thị trường 26/10/2024 06:26
Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?
Thị trường 17/10/2024 16:41
Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay
Thị trường 16/10/2024 06:53
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao
Thị trường 15/10/2024 06:14
Chi tiết 5 dự án nhà ở tại Hà Nội được bán cho người nước ngoài
Thị trường 13/10/2024 19:01
19.000 căn hộ chung cư được đưa ra thị trường trong 9 tháng
Thị trường 10/10/2024 09:33
Xuất hiện nhóm người “thổi giá” gây nhiễu loạn các phiên đấu giá đất tại Thanh Oai, Hoài Đức
Thị trường 03/10/2024 17:31
Đề xuất giao dịch bất động sản từ 400 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản
Bất động sản 28/09/2024 18:10
55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc
Thị trường 16/09/2024 22:38