TP.HCM: Thu hồi "đất vàng" 33 Nguyễn Du

(LĐTĐ) Sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai, thế chấp quyền sử dụng đất, đồng thời Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đưa vụ việc vào diện chỉ đạo, theo dõi; Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có quyết định thu hồi 6.274,5m2 khu đất số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Công khai, minh bạch trong thu hồi đất Sửa Luật Đất đai: Tìm ra phương pháp xác định giá đất phù hợp, chính xác Sớm hoàn thiện chính sách pháp luật về đấu giá tài sản sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm

Niêm yết quyết định thu hồi đất

Theo đó, UBND TP.HCM quyết định thu hồi 6.274,5m2 đất thuộc thửa số 6, tờ bản đồ số 17, bộ địa chính phường Bến Nghé, quận 1 do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn) nhận chuyển nhượng từ Tổng công ty Lương thực miền Nam - Công ty TNHH một thành viên (Vinafood 2), nay là Tổng công ty Lương thực miền Nam - Công ty cổ phần.

UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND phường Bến Nghé có trách nhiệm giao quyết định này cho Công ty Việt Hân Sài Gòn, trường hợp công ty này không nhận quyết định (hoặc vắng mặt) thì lập biên bản, niêm yết quyết định này tại trụ sở UBND phường, tại nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư theo quy định.

TP.HCM: Thu hồi
Khu đất "vàng" số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM bỏ hoang, hiện đang làm bãi giữ xe.

Công ty Việt Hân Sài Gòn phải thực hiện bàn giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM để quản lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai và các nghĩa vụ tài chính khác.

Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở ban ngành, đơn vị liên quan thực hiện thủ tục tiếp nhận, quản lý khu đất thu hồi theo quy định pháp luật. Trung tâm này có trách nhiệm đề xuất phương án sử dụng đất, trình Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu cho UBND TP.HCM.

Ngoài ra, UBND TP.HCM giao cho UBND quận 1 thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, quy hoạch đối với khu đất nêu trên, kịp thời xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng

Tại khu đất số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, trong báo cáo Kết luận số 2099/BC-TTCP, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất công, thế chấp tín dụng bằng quyền sử dụng đất. Cụ thể, là vi phạm có dấu hiệu gây thất thoát, thiệt hại tài sản Nhà nước, lập hồ sơ dự án đầu tư khống và lợi dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của 4 cơ sở nhà đất để thế chấp vay tiền của các tổ chức tín dụng...

Vinafood 2 đã thoái vốn và chuyển nhượng 20% vốn góp tại Công ty Việt Hân Sài Gòn và quyền sử dụng 4 cơ sở nhà đất cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại quảng cáo xây dựng Việt Hân (gọi tắt là Công ty Việt Hân) là không đúng quy định pháp luật, trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1647/TTg-KTN ngày 15/9/2015.

Trong Kết luận số 2099/BC-TTCP, Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ việc quản lý, sử dụng 4 cơ sở nhà đất trên có thiếu sót, không thống nhất một đầu mối, quản lý chồng chéo, không chặt chẽ. Cùng một lúc có 2 chủ thể cùng quản lý các cơ sở nhà, đất nói trên là UBND TP.HCM và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong khi đó, chủ thể trực tiếp sử dụng 4 cơ sở nhà đất trên là 34 hộ dân nguyên là cán bộ, nhân viên làm việc cho Vinafood 2.

Đồng thời, 4 tòa nhà cao tầng và các công trình khác tại địa chỉ 42 đường Chu Mạnh Trinh đã bị tháo dỡ, đập phá không phép để làm bãi giữ xe ô tô nhưng không cơ quan nào quản lý. Vinafood 2 đã 4 lần làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, không thực hiện lập lại phương án sắp xếp lại 4 cơ sở nhà, đất; không lựa chọn được đối tác bảo đảm đủ năng lực thực hiện dự án; thực hiện thoái vốn không chặt chẽ; không thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ di dời 34 hộ dân. Hiện, vẫn còn 30/34 hộ dân vẫn đang trực tiếp sử dụng các cơ sở nhà, đất trên với 150 nhân khẩu, trong đó có 5 hộ đã nhận tiền hỗ trợ, di dời.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ hàng loạt sai phạm khác từ tháng 1/2016 đến nay, như việc 4 lần Vinafood 2 chuyển nhượng vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn là công ty con của Công ty Việt Hân; lợi dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 (cấp cho Công ty Việt Hân Sài Gòn) để vay vốn ngân hàng.

Theo đó, Vinafood 2 được UBND TP.HCM cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (số BB971073 ngày 11/9/2010) có mục đích: Đất cơ sở sản xuất kinh doanh (khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại). Sau đó, Vinafood 2 hợp tác với Công ty Việt Hân thành lập Công ty Việt Hân Sài Gòn để thực hiện dự án. Trong đó, Vinafood 2 góp 20% và Công ty Việt Hân góp 80% để thực hiện dự án cụm khách sạn cao cấp, cao ốc văn phòng và thương mại cho thuê.

Trong quá trình thực hiện dự án, tháng 12/2015, Vinafood 2 chuyển nhượng toàn bộ cổ phần vốn góp cho đối tác. Sau đó, khu đất được cập nhật biến động với việc đổi tên Vinafood 2 trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thành tên Công ty Việt Hân Sài Gòn.

Tiếp đến, năm 2016, Công ty Việt Hân Sài Gòn có sự thay đổi chủ sở hữu, gồm 2 thành viên góp vốn, đó là Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông (góp 99%) và Công ty Việt Hân (góp 1%). Sau đó, các chủ hữu mới đã dùng cụm nhà đất số 34-36, 42 Chu Mạnh Trinh và số 33 Nguyễn Du thế chấp Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM.

Để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Tư pháp Thành phố chỉ đạo và giám sát Phòng Công chứng số 7 khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền đề nghị tuyên bố Văn bản công chứng 28355 công chứng “Hợp đồng góp vốn và chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa Vinafood 2 với Công ty Việt Hân Sài Gòn là vô hiệu; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 và thu hồi 4 cơ sở nhà, đất tại các địa chỉ 33 đường Nguyễn Du, 34-36-42 đường Chu Mạnh Trinh để quản lý, khai thác, sử dụng đúng pháp luật.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP.HCM chỉ đạo Công an Thành phố kiểm tra việc phá dỡ tài sản Nhà nước tại số 42 đường Chu Mạnh Trinh, xác định giá trị thiệt hại tài sản Nhà nước, trách nhiệm bồi thường và hình thức xử lý theo quy đinh pháp luật; chỉ đạo Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố xác minh làm rõ việc các bên liên quan gian lận thuế thu nhập cá nhân bằng cách chuyển nhượng lòng vòng qua cá nhân để hưởng thuế suất 0,1% đối với hoạt động chuyển nhượng vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn.

"Làm xiếc" trên đất công

Tại dự án 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ việc Vinafood 2, Công ty Việt Hân Sài Gòn không triển khai dự án mà sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 4 công ty thành viên vay ngân hàng.

Cụ thể, vào tháng 12/2014, Vinafood 2 ký hợp đồng vay Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 850 tỷ đồng và được giải ngân hơn 518 tỷ đồng (vào tháng 3/2015). Đến tháng 12/2015, Vinafood 2 đã trả hết nợ gốc và lãi vay gần 550 tỷ đồng.

Lần thứ 2, vào tháng 4/2016, ông Đinh Trường Chinh, đại diện pháp luật của Công ty Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp không số với Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông (mua 99% vốn góp của Công ty Việt Hân Sài Gòn) và đã được MSB đã giải ngân 1.683 tỷ đồng. Đến tháng 1/2017, Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông đã trả hết nợ gốc và lãi.

Lần thứ 3, bà Trương Thị Cẩm Giang, Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Công ty Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho 9 hồ sơ khách hàng tại dự án được lập khống trên chính khu đất nói trên và đã được giải ngân hơn 5.801 tỷ đồng. Đến tháng 8/2017, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã trả hết nợ gốc và lãi vay của 7 hợp đồng và đến tháng 4/2018 trả hết gốc và lãi của 2 hợp đồng còn lại.

Lần thứ 4, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục ký hợp đồng thế chấp tài sản vay từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Củ Chi để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 7 hồ sơ khách hàng vay vốn và đã được giải ngân hơn 5.371 tỷ đồng. Đến tháng 8/2018, ngân hàng giải ngân và 1 năm sau, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã trả hết nợ gốc và lãi.

Lần thứ 5, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 4 cơ sở, nhà đất tại 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh ký hợp đồng thế chấp vay Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và được giải ngân hơn 6.308 tỷ đồng. Số tiền này đã giải ngân trong cùng một ngày 28/8/2018 cho 7 hồ sơ vay.

* Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay và các khoản vay liên quan đến việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 của 4 cơ sở nhà đất nói trên.

Xuân Tình - Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Là quận trung tâm của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm luôn là một trong những điểm đến thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Để đảm bảo an toàn cho nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, du lịch, Công an quận Hoàn Kiếm triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông... tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, hạn chế sử dụng tiền mặt, đồng thời minh bạch trong công tác thu giá dịch vụ trông giữ xe tại các vị trí do Sở Giao thông vận tải cấp phép, từ 16/4 Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã cho phép triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 16 điểm đỗ trên địa bàn.
Khởi công cải tạo khu vực quanh hồ Thiền Quang, ưu tiên thi công theo từng cụm

Khởi công cải tạo khu vực quanh hồ Thiền Quang, ưu tiên thi công theo từng cụm

(LĐTĐ) Đơn vị thi công vừa tiến hành quây rào, thi công một số hạng mục đầu tiên của dự án chỉnh trang, xây dựng khu vực hồ Thiền Quang. Dự án dự kiến hoàn thành trước Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động