TP.HCM: Người dân đổ ra đường đón xe về quê nghỉ Tết Nguyên đán
Trong cao điểm về quê đón Tết, dọc tuyến Quốc lộ 1 tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM, nhiều người dân đổ ra đường cùng với đồ đạc lỉnh khỉnh để bắt xe về quê đón Tết tại các điểm đón trả khách cố định. |
Do nhu cầu cao, lượng xe liên tục tấp vào các điểm đón dọc đường với tần suất dày đặc. Có thời điểm, nhiều xe chen chúc nhau trên một đoạn đường dài để đón khách, mỗi lần đón khách là giao thông đoạn đường này trở nên hỗn loạn, xe máy và xe ô tô phải chen nhau vượt lên đoàn xe đang đón khách. |
Theo nhiều người dân, việc bắt xe dọc đường để về quê là chuyện bình thường và phổ biến trong nhiều năm qua. Nguyên nhân là do nơi ở của nhiều người dân gần các tuyến quốc lộ - nơi xe khách đi qua - hơn là những bến xe cố định. |
Anh Trần Hoàng Quân, quê Phú Yên chia sẻ, nhiều năm qua anh thường chọn việc ra chờ xe ở dọc đường quốc lộ để bắt xe về quê, thay vì vào bến để đón xe như những người khác. Theo anh Quân, việc di chuyển ra bến sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc, bến xe đông đúc cũng khiến anh Quân mệt mỏi khi phải vào bến. "Trước khi gần đến nhà xe sẽ gọi mình trước để ra đường đứng chờ, đến giờ thì nhà xe tấp vào lề đường đưa hành lý và lên xe thôi. Như vậy khỏe hơn là chờ hàng giờ đồng hồ ở ngoài bến xe", anh Quân nói. |
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, tại điểm dừng đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 3 phút. Tuy nhiên, thực tế nhiều nhà xe dừng lại quá thời gian quy định để bốc dỡ hàng hóa, chờ khách... khiến giao thông trở nên hỗn loạn, gây mất an toàn giao thông. |
Trái ngược với những điểm đón trả khách cố định dọc tuyến quốc lộ, tại Bến xe Miền Đông mới khung cảnh khá vắng vẻ, không tấp nập xe cộ ra vào như những bến xe khác. |
Dù được đầu tư lớn với đầy đủ tiện nghi như máy lạnh, ghế nệm, căn tin phục vụ ăn uống... nhưng chỉ có khoảng hơn 100 hành khách ngồi chờ. Hầu như các khu vực sảnh chờ đều trống, có hàng ghế chỉ có một, hai người ngồi. |
Những người đến Bến xe Miền Đông mới chủ yếu là có nơi sống gần bến xe nên tiện vào. Còn những người xa bến xe thì thường lựa chọn bắt xe dọc đường tại các điểm đón trả khách cố định. |
Dù được đưa vào khai thác từ năm 2020, thế nhưng đến nay bến xe hiện đại nhất nước này vẫn không thể khai thác hết công suất mà thường trong tình trạng ế khách. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56