TP.HCM: Gấp rút xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xây dựng bảng giá đất mới theo sát giá thị trường nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của Nhà nước, người dân có đất bị thu hồi và doanh nghiệp làm dự án.
Thành ủy TP.HCM lấy ý kiến người dân về bảng giá đất mới Tiền sử dụng đất tại TP.HCM được tính thế nào với hồ sơ nộp trước ngày 1/8? Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Bất cập bảng giá đất cũ

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM: Bảng giá đất cũ đang áp dụng căn cứ theo Quyết định số 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM tồn tại 3 bất cập lớn. Cụ thể, bảng giá đất này đã ban hành qua 10 năm và chưa được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất trên địa bàn Thành phố. Bảng giá đất cũ chưa cập nhật giá tái định cư đã phê duyệt để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất cho người được bố trí tái định cư.

TP.HCM: Gấp rút xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường
Nhiều tuyến đường tại TP.HCM sẽ được điều chỉnh bảng giá đất theo sát giá thị trường.

Cùng với đó, Luật Đất đai 2024 không quy định phương pháp áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể đối với các khu đất có giá trị theo bảng giá đất dưới 30 tỷ đồng như Luật Đất đai 2013 và một số nghị định liên quan của Chính phủ.

Trong khi đó, bảng giá đất mới (đang xây dựng) có nhiều điểm mới. Cụ thể, nếu bảng giá đất cũ được sử dụng để làm căn cứ trong 6 trường hợp, thì bảng giá đất mới theo Luật đất đai 2024 áp dụng cho 12 đối tượng, trong đó có đối tượng là tái định cư, người được giao đất ở tái định cư trong trường hợp không đủ điều kiện bồi thường về đất ở; tính giá thời điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất…

Bảng giá đất mới sẽ có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM. Theo tính toán của Sở TNMT Thành phố, bảng giá đất mới điều chỉnh sẽ có 9 tác động tích cực. Trong đó người dân có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng hơn với số tiền được bồi thường cao hơn trước đây; nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất sẽ tăng thêm trong thời gian tới.

“Chênh lệch địa tô” được xử lý hài hòa hơn, bảo đảm sự công bằng, hài hòa về lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và Nhà nước do hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập như “đất hai giá” hoặc mua bán chuyển nhượng, cho thuê bất động sản, nhà ở “hai giá”.

Bảng giá đất mới không tác động đến việc định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại do các dự án này được tính theo phương pháp thặng dư, qua đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư trên địa bàn Thành phố, đồng thời điều chỉnh giá bán các sản phẩm bất động sản phù hợp hơn, tạo điều kiện cho các đối tượng có nhu cầu có thể tiếp cận.

Cùng với đó, các dự án, công trình trọng điểm được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước sẽ thực hiện triển khai theo đúng tiến độ, không bị ách tắc; khắc phục được tình trạng kê khai giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá thực tế.

Hoàn thiện phương án giá đất điều chỉnh

Để hoàn thiện và ban hành bảng giá đất mới trong thời gian gần nhất, Sở TNMT TP.HCM đang lấy ý kiến rộng rãi của ngươi dân, doanh nghiệp, các tổ chức trên cơ sở 4 phương án giá điều chỉnh. Cụ thể, phương án 1: Giữ nguyên không điều chỉnh và tiếp tục áp dụng bảng giá đất theo Quyết định số 02. Phương án 2: Sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo Quyết định số 02 theo cách lấy giá đất quy định tại Quyết định số 02 nhân với hệ số điều chỉnh giá đất theo Quyết định số 56 của UBND Thành phố.

Phương án 3: Đối với giá đất các tuyến đường dự kiến bố trí tái định cư, sẽ thực hiện thu thập thông tin, điều chỉnh theo giá đất thực tế trên thị trường để áp dụng giá đất tải định cư; đối với giá đất các tuyến đường theo Quyết định số 02 sẽ lấy giá đất tại Quyết định số 02 nhân với hệ số điều chỉnh giá đất theo Quyết định số 56.

TP.HCM: Gấp rút xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường
Bảng giá đất điều chỉnh kỳ vọng sẽ sát với giá thị trường, đảm bảo quyền lợi phù hợp hơn đối với những hộ dân có đất bị thu hồi, được tái định cư.

Tuy nhiên, theo Sở TNMT TP.HCM, cả 3 phương án này có hạn chế là không phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại TP.HCM, không tạo sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất, vẫn chênh lệch với giá bồi thường thực tế rất lớn.

Trong khi đó, phương án 4 sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024. Căn cứ cơ sở dữ liệu giá đất hiện có được chắt lọc từ các nguồn như: Giá đất bồi thường, giá đất tái định cư, giá cụ thể đã được UBND các cấp phê duyệt, giá đất chuyển nhượng thực tế từ cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan thuế để cập nhật, điều chỉnh Bảng giá đất.

Dự thảo bảng giá đất mới được Sở TNMT TP.HCM xây dựng tăng phổ biến từ 10 - 20 lần so với giá đất của bảng giá đất hiện hành quy định tại Quyết định số 02 của UBND TP.HCM. Giá đất cao nhất tại TP.HCM là 810 triệu đồng/m2 của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1), tăng 5 lần so với giá đất 162 triệu đồng/m2 của bảng giá đất cũ. Sẽ có thêm 557 tuyến đường điều chỉnh giá đất so với 4.565 tuyến cũ như trước đây.

Phân theo địa bàn, giá đất nông nghiệp 9 quận, thành phố Thủ Đức sẽ bị ảnh hưởng gồm quận 12 (1.133ha), Tân Phú (27,9ha), Bình Tân (854ha), huyện Nhà Bè (4.624,1ha), huyện Củ Chi (31.127,7ha), huyện Hóc Môn (5.235,2ha), huyện Bình Chánh (16.555,1ha), huyện Cần Giờ (46.975.7ha), thành phố Thủ Đức (4.558.2ha) với tổng diện tích đất nông nghiệp còn lại gần 111.091ha.

Việc điều chỉnh bảng giá đất mới được thực hiện căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024, tiến hành trên cơ sở tuân thủ 7 bước. Hiện nay tiến độ thực hiện đã hoàn thành bước 5, Sở TNMT TP.HCM đã trình các dự thảo để Hội đồng thẩm định bảng giá đất Thành phố thẩm định; đồng thời đã và đang tham gia lấy ý kiến hoàn chỉnh dự thảo. Về lộ trình ban hành, bảng giá đất điều chỉnh trải qua 3 giai đoạn gồm từ ngày 1/8/2024 - 31/12/2025, từ ngày 1/1/2026 - 31/12/2026 và từ ngày 1/1/2027 trở đi.

UBND TPHCM vừa có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất TP.HCM. Theo đó, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường và Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Nguyễn Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội tên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động