TP.HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng chưa hoàn thành do thiếu vốn

(LĐTĐ) Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1 - gọi tắt là dự án chống ngập quy mô 10.000 tỷ đồng) đang gặp 3 khó khăn lớn, trong đó có việc thiếu vốn nên chưa thể hoàn thành.
Hồ Dầu Tiếng xả nước trong 7 ngày, vùng hạ du sông Sài Gòn nguy cơ ngập úng Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất giảm mạnh Đề nghị chi thường xuyên gần 300 tỷ đồng để kiểm định sửa chữa chung cư cũ tại TP.HCM

Đây là nội dung đáng chú ý mà Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án chống ngập quy mô 10.000 tỷ đồng.

TP.HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng chưa hoàn thành do thiếu vốn
Hạng mục cống Mương Chuối, huyện Nhà Bè thuộc dự án chống ngập quy mô 10.000 tỷ đồng.

Theo UBND TP.HCM, hiện nay dự án đang gặp 3 khó khăn vướng mắc lớn. Cụ thể là không có nguồn vốn để hoàn thành công trình do chưa có cơ sở để huy động nguồn vốn ủy thác để nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thi công hoàn thành công trình.

Thứ hai, do chưa xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện đối với dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi, mà các nội dung thay đổi dẫn đến dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia. Thứ ba là do chưa có cơ sở thanh toán hợp đồng BT do hợp đồng ký kết không đúng quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết (năm 2016).

Xét tính chất đặc thù của dự án, trên cơ sở đồng thuận của nhà đầu tư, Ngân hàng BIDV (tài trợ dự án), UBND TP.HCM đề xuất phương án điều chỉnh tổng thể dự án do tổng mức đầu tư dự án đã có sự thay đổi, thời gian thực hiện dự án đã hết, việc ký kết hợp đồng và thực hiện có một số thiếu sót, để đảm bảo cơ sở pháp lý.

Tuy nhiên theo UBND TP.HCM, thủ tục điều chỉnh tổng thể dự án rất phức tạp, mất nhiều thời gian và cần thương thảo thống nhất với Ngân hàng BIDV và nhà đầu tư về cách tính lãi vay nên Thành phố đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án. Cụ thể là thực hiện đồng thời thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để làm cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng BT thay đổi phương án thanh toán.

Đây chính là cơ sở để Thành phố có thể bắt đầu thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất là các khu đất đã xác định trong hợp đồng BT theo quy định hiện hành, giải quyết được nguồn vốn cho nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công trình và giảm bớt chi phí phát sinh lãi vay trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.

Theo hợp đồng BT và các phụ lục hợp đồng đã ký kết, Thành phố thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất tương đương 16% giá trị quyết toán dự án (khoảng 1.588 tỷ đồng) gồm Lô C8A, Khu A, Khu Đô thị mới Nam Thành phố, phường Tân Phú, Quận 7 (5.500m2); Khu đất số 232 Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, thành phố Thủ Đức (17.573,5m2); khu đất 762 Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (4.298m2). Phần thanh toán bằng tiền tương đương 84% giá trị quyết toán dự án (khoảng 8.380 tỷ đồng).

Dự án chống ngập quy mô 10.000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam làm chủ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), tổng mức đầu tư 9.976 tỷ đồng theo hợp đồng BT, thanh toán bằng quỹ đất và ngân sách Thành phố.

Mục tiêu là kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM. Chủ động điều tiết hạ thấp mực nước trong các kênh rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước của các dự án thoát nước đô thị. Hỗ trợ trữ nước mưa khi có mưa kết hợp với triều cường, góp phần cải tạo cảnh quan và môi trường nước trong khu vực dự án.

Về quy mô, dự án xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn, quy mô bề rộng cống từ 40 - 160m; cao trình đáy cống từ -3,6 -10 m và xây dựng đoạn đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh (giai đoạn 1) bao gồm khoảng 6,004 km đê/kè ở các đoạn xung yếu, 43 cống nhỏ có khẩu độ từ 1 - 10 m từ Vàm Thuật đến Mương Chuối; xây dựng nhà quản lý trung tâm và hệ thống Scada.

Về tiến độ dự án, đến nay đã triển khai thi công đạt hơn 90% khối lượng công việc, trong đó hạng mục cống Bến Nghé đạt 97%, cống Tân Thuận đạt 93%, cống Phú Xuân đạt 90%, cống Mương Chuối đạt 93%, cống Cây Khô đạt 86%, cống Phú Định đạt 88%, tuyến đê bao đạt 85%. Lũy kế giá trị giải ngân để thực hiện dự án đến ngày 28/11/2023 là hơn 8.276 tỷ đồng; nguồn vốn còn lại cần huy động để thi công hoàn thành công trình là khoảng 1.800 tỷ đồng.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô tại Hoàng thành Thăng Long

Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm đặc sắc tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Tạm đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi thiếu chuẩn mực tại Trường THPT Thạch Bàn

Tạm đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi thiếu chuẩn mực tại Trường THPT Thạch Bàn

(LĐTĐ) Liên quan đến sự việc một học sinh nam có hành vi trêu đùa thái quá với cô giáo tại phòng học trong giờ giải lao giữa hai tiết học tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thạch Bàn (quận Long Biên), chiều 2/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã nhận được báo cáo của nhà trường.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và em gái kháng cáo

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và em gái kháng cáo

(LĐTĐ) Sau gần 2 tháng bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt, 25/50 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC), đã có đơn kháng cáo đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm.
Rạng Đông đột phá chuyển đổi số với 6 chiến lược vàng, chinh phục thị trường quốc tế

Rạng Đông đột phá chuyển đổi số với 6 chiến lược vàng, chinh phục thị trường quốc tế

(LĐTĐ) Rạng Đông đã thực hiện chuyển đổi số trong 5 năm với 6 chiến lược đột phá, hướng tới trở thành doanh nghiệp công nghệ cao dẫn đầu thị trường quốc tế. Mục tiêu năm 2030 là đạt tăng trưởng 20 - 25%, thu nhập bình quân 2.000 USD/người/tháng, và doanh thu 25 nghìn tỷ đồng.
Triển lãm quốc tế MTA HANOI 2024 thu hút hơn 90 nhà trưng bày tham gia

Triển lãm quốc tế MTA HANOI 2024 thu hút hơn 90 nhà trưng bày tham gia

(LĐTĐ) Sáng 2/10, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Công ty Informa Markets Việt Nam chính thức khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Hanoi 2024.
TP.HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng chưa hoàn thành do thiếu vốn

TP.HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng chưa hoàn thành do thiếu vốn

(LĐTĐ) Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1 - gọi tắt là dự án chống ngập quy mô 10.000 tỷ đồng) đang gặp 3 khó khăn lớn, trong đó có việc thiếu vốn nên chưa thể hoàn thành.
Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời

(LĐTĐ) Lễ khai mạc và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm, sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với việc phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời.

Tin khác

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều nay (1/10), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình xây dựng, cải tạo Trường Mầm non Nắng Mai. Đây là công trình tiêu biểu được lựa chọn gắn biển chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động các cơ quan báo chí

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động các cơ quan báo chí

(LĐTĐ) Sáng nay (30/9), Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Cụm Thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, Thành phố dọc đường 6 và Hội thảo nghiệp vụ “Kinh tế báo chí trong giai đoạn mới”. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua 28 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội

Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua 28 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã bế mạc và thông qua 28 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác tại New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 Philemon Yang, Tổng Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner và Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF) Catherine Russel.
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Điểm lại lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng đây là một quá trình hiếm có và là hình mẫu trong quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh.
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"

"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào kỷ nguyên tốt đẹp hơn.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Theo Báo Nhân dân, ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.
Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gặp và làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thủ đô Viêng Chăn Anouphap Tounalom và Ủy viên Trung ương Đảng, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Athsaphangthong Siphandone.
Xem thêm
Phiên bản di động