TP.HCM: Cụ bà 65 tuổi nguy kịch vì xương vịt đâm xuyên thành thực quản
TP.HCM: Chủ động phòng ngừa cúm A (H1N1) trong trường học Van Phuc Mansion phiên bản giới hạn cho giới thành đạt Công an TP.HCM khởi tố 3 đối tượng quốc tịch Malaysia hoạt động phi pháp tại Việt Nam |
Ngày 25/3, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, nơi đây vừa tiến hành gây mê nội khí quản, nội soi lấy dị vật cho bà V.T.M (65 tuổi, ngụ TP.HCM) do bị hóc xương vịt.
Trước đó, bà M. đến khám tại một cơ sở y tế gần nhà và được chẩn đoán “dị vật xuyên thành thực quản 1/3 giữa”, bác sĩ ở đây tiến hành nội soi thực quản nhưng không gắp được nên chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Dị vật nằm sâu trong thực quản đã làm thủng thực quản và tạo ra mủ. Ảnh BVCC |
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Khoa Nội soi - Thăm dò chức năng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân, khoa cấp cứu tiến hành chụp CT scan cổ ngực ghi nhận dị vật xuyên thành thực quản 1/3 giữa, tụ ít dịch khí xung quanh. Sau khi phát hiện dị vật, các bác sĩ cấp cứu thực hiện nội soi thực quản để lấy dị vật nhưng không thành công.
Sau hội chẩn liên khoa Ngoại Tổng quát và Ngoại Lồng ngực mạch máu - Bướu cổ, các bác sĩ quyết định tiến hành nội soi thực quản lấy dị vật với phương pháp vô cảm mê nội khí quản. Tại phòng mổ, người bệnh được gây mê. Sau nhiều nỗ lực và kiên trì, dị vật đã được các bác sĩ lấy ra khỏi cơ thể người bệnh.
Dị vật là xương vịt có kích thước lớn khoảng 20x3mm, cạnh sắc nhọn 2 đầu đâm xuyên 2 thành thực quản. Quan sát qua nội soi thấy có nhiều dịch mủ trắng đục trào ra từ lỗ thủng xuyên thành thực quản.
Dị vật là mẩu xương vịt lấy ra từ thực quản bệnh nhân. Ảnh BVCC |
Bác sĩ Trần Anh Tuấn cho biết, sau khi lấy được dị vật ra khỏi cơ thể, người bệnh cần nhịn ăn uống qua đường miệng. Bác sĩ dinh dưỡng đã được mời để phối hợp hỗ trợ chế độ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch trong thời gian này. Người bệnh được điều trị kháng sinh phổ rộng phối hợp để điều trị mủ áp xe quanh thực quản.
Một tuần sau khi được phẫu thuật gắp dị vật, kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng của người bệnh được cải thiện theo hướng tốt, dấu hiệu nhiễm trùng giảm và về bình thường. Sau 8 ngày nhịn ăn uống hoàn toàn bằng đường miệng người bệnh được cho tập uống nước và ăn cháo loãng và sau đó được cho xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh.
"Để phòng ngừa dị vật thực quản, mọi người không nên ăn uống vội vàng. Đối với trẻ em và người già, cần loại bỏ xương trước khi ăn. Khi bị hóc không nên chữa mẹo. Khi phát hiện dị vật, cần đến ngay chuyên khoa tai mũi họng để được soi gắp kịp thời, tránh các biến chứng", bác sĩ Trần Anh Tuấn khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00