TP.HCM: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế
Ngày 18/4, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị phát triển GD&ĐT vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, vùng Đông Nam Bộ là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, vùng có mật độ dân cư cao nhất cả nước (diện tích chưa bằng 1/10 cả nước nhưng dân số chiếm 19,1% dân số cả nước), vùng có tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ người nhập cư cao nhất cả nước...
Bộ trưởng nhận định, vùng Đông Nam Bộ luôn là trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu cả nước, là đầu tàu kinh tế, có đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của đất nước, trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là TP.HCM - trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của cả nước. Bên cạnh đó, ngành giáo dục của vùng cũng đạt được nhiều thành quả quan trọng.
"Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo của vùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức như: tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp; tình trạng quá tải tại các trường học, cơ sở đào tạo; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh tại địa bàn tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều hạn chế…", ông Sơn chia sẻ.
Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, vùng Đông Nam Bộ thuận lợi cho dạy nghề, tốt cho nhân tài nhưng đầy thách thức cho dạy người. |
Ông Sơn cho rằng, vùng Đông Nam Bộ là khu vực có nhu cầu học tập lớn, chất lượng bậc cao. Đây là khu vực bao gồm cả những nấc thang cao nhất của giáo dục, cả những phần thấp nhất của giáo dục. Ở đây vẫn còn tỷ lệ người mũ chữ, vẫn còn lớp học tình thương dành cho con em người lao động không có chỗ học. Bên cạnh đó, vùng Đông Nam Bộ thuận lợi cho việc dạy nghề, tốt cho nhân tài nhưng đầy thách thức cho dạy người.
"Câu chuyện giáo dục ở vùng Đông Nam Bộ có 3 phương diện: nhân, nhân lực, nhân tài. Trong vấn đề “nhân”, giáo dục dạy người vùng nào cũng quan trọng, có yêu cầu giống nhau như Chương trình GDPT 2018 đã xác định những phẩm chất, năng lực và giá trị cốt lõi. Nhưng riêng Đông Nam Bộ cần phải chú ý thêm một điểm giáo dục con người, chúng ta cần tạo một lớp thị dân mới, những con người ở các đô thị với lối sống kỷ cương, tuân thủ pháp luật, sống văn minh trong môi trường đô thị", ông Sơn cho biết.
Ông Sơn cho biết thêm, trong vấn đề nhân lực, cần làm tốt Chương trình GDPT 2018, gốc của chất lượng nhân lực không đâu khác phải bắt đầu từ phổ thông cho tốt. Việc này các tỉnh đang làm tốt, cần cố gắng làm thật tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, nhân lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ phải đặt thành hướng ưu tiên trọng tâm. Về nhân tài, phải tập trung phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ, kỹ thuật, khoa học, đổi mới, sáng tạo, quản trị, điều hành…
Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, Thành phố đang chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế. |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, mục tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế, xây dựng Thành phố thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực Châu Á. Đào tạo người học trở thành công dân yêu nước, tự hào dân tộc, có đạo đức kỷ luật, ý thức trách nhiệm xã hội....
Bên cạnh đó, xây dựng xã hội học tập, khuyến khích, tạo điều kiện công bằng và thuận lợi để mọi người dân thành phố được học tập suốt đời. Phấn đấu giáo dục TP.HCM đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.
Tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo phấn đấu đạt chỉ tiêu 300 phòng học/ 10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi) ở mỗi cấp học, bậc học; phát huy hiệu quả trường chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế"; 100% trường học trên địa bàn Thành phố phấn đấu xây dựng theo mô hình trường học thông minh.
Toàn cảnh hội nghị. |
Ông Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đặt mục tiêu đến năm 2023 và tầm nhìn 2045 cho Vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM trở thành trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Do vậy, để phát triển kinh tế bền vững, Đông Nam Bộ nên từng bước chuyển từ lợi thế nhân công sang lợi thế nhân lực trình độ cao, ưu tiên thu hút nguồn vốn tài chính sang ưu tiên thu hút nguồn vốn con người, từ nền kinh tế dựa vào đầu tư sang nền kinh tế dựa vào nhân tài, vừa ưu tiên đầu tư “phần cứng” – hạ tầng vừa ưu tiên đầu tư “phần mềm” – đầu tư phát triển vốn con người.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48