TP.HCM: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 23.000 căn nhà

(LĐTĐ) Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong năm 2022 Sở này sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho 23.300 căn nhà đủ điều kiện.
Khẩn trương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân Những thông tin quan trọng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đơn giản hóa thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nguồn thu từ công tác cấp Giấy chứng nhận đối với 23.000 căn nhà có giá trị Hợp đồng chuyển nhượng là 91.851 tỷ đồng, trong đó thuế thu nhập cá nhân 4.123 tỷ đồng, tiền lệ phí trước bạ 460 tỷ đồng, phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận 35 tỷ đồng.

Hiện vẫn còn rất nhiều dự án đang bị "ách", trong đó năm 2021 là 352 dự án, năm 2022 là 401 dự án. Trong năm 2023 Sở TNMT TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận cho 20.339 căn nhà đã được thẩm định đủ điều kiện. Riêng trong quý 1/2023 Sở TNMT sẽ đánh giá kết quả thực hiện thí điểm ứng dụng phần mềm VBDLIS trong công tác giải quyết hồ sơ làm cơ sở dữ liệu liên thông thuế điện tử, để đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định của 4 dự án gồm dự án Vinhome (thành phố Thủ Đức), Phú Mỹ Hưng (huyện Nhà Bè) dự án Hà Đô (quận 10) và dự án City Land (quận Gò Vấp) sau đó sẽ áp dụng cho tất cả dự án còn lại trên địa bàn TP.HCM.

Để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận, Sở TNMT Thành phố cũng sẽ thực hiện liên thông thuế điện tử với tất cả các Chi cục Thuế quận, huyện và thành phố Thủ Đức nhằm xác định nghĩa vụ tài chính của người mua nhà. Hiện công tác này đang thực hiện thí điểm với Chi cục Thuế quận 10, quận Gò Vấp, khu vực quận 7 - Nhà Bè và thành phố Thủ Đức.

Ngoài ra Sở TNMT đang tiếp tục rà soát, tổng hợp tham mưu trình Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM tháo gỡ những khó khăn hoặc kiến nghị các Bộ, ngành, Trung ương tháo gỡ các vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở.

TP.HCM: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 23.000 căn nhà
Hiện vẫn còn nhiều dự án nhà ở trên địa bàn TP.HCM chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiến nhiều khu đất đang bị bỏ trống, ảnh hưởng đến quyền lợi người mua cũng như gây mất mỹ quan đô thị.

Liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định 08/2021/QĐ-UBND ngày 29/4/2021 (gọi tắt Quyết định 08) của UBND TP.HCM về phối hợp giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đại diện Sở TNMT TP.HCM cho biết: Từ khi thực hiện Quyết định 08 đến ngày 28/10/2022, các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận huyện, thành phố Thủ Đức đã ủy quyền ký 65.508 Giấy chứng nhận và 1.205 quyết định hủy Giấy chứng nhận, 646 công văn hoàn trả hồ sơ. Tỷ lệ hồ sơ trễ hạn 6 tháng đầu năm 2022 là 2,96% và giảm xuống còn 2,87% tính đến ngày 28/10/2022.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ hồ sơ trễ hạn vẫn còn khá cao là do việc thực hiện Quyết định 08 vẫn chưa triệt để, chỉ ủy quyền ký Giấy chứng nhận, việc đóng dấu phải sử dụng con dấu của Sở TNMT vì thế vẫn phải phải có bước luân chuyển hồ sơ để đóng dấu, gây khó khăn cho các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có khoảng cách xa như huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh...

Các quy định liên quan đến đăng ký, cấp Giấy chứng nhận còn nhiều vướng mắc dẫn đến có nhiều cách hiểu và nhận định khi giải quyết hồ sơ chưa thống nhất giữa các Chi nhánh như quy định về xác nhận điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp, xác định tài sản chung của vợ chồng khi đăng ký…

Trong khi đó, để giải quyết các thủ tục hành chính phải có sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị khác như Cơ quan thuế, xây dựng, UBND phường, xã, quận, huyện, thành phố Thủ Đức… khiến việc giải quyết hồ sơ bị ảnh hưởng rất lớn nếu các cơ quan, đơn vị phối hợp chậm giải quyết, thậm chí không nêu lý do trễ hạn.

Mặt khác các quy định pháp luật giữa các ngành chưa có sự thống nhất hoặc có những chỉ đạo mới không có trong quy trình giải quyết hồ sơ như việc xác minh xây dựng không phép, sai phép khi người dân thực hiện đăng ký biến động đất đai, mặc dù các vi phạm đó đã xảy ra rất lâu hoặc đã qua đăng ký biến động,... vẫn phải xử lý các vi phạm này trước khi giải quyết hồ sơ.

Do đó không đảm bảo thời gian quy định dẫn đến hỗ sơ trễ hạn, thậm chí các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai phải đối mặt với các vụ kiện hành chính hoặc dân sự đòi bồi thường nếu nguyên đơn (người đăng ký biến động) chứng minh được thiệt hại. Cùng với đó là nguyên nhân cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, phân tán, trang thiết bị, đường truyền chậm…. và không loại trừ trường hợp lỗi do viên chức thụ lý giải quyết hồ nhận định chưa đúng, tâm lý e ngại sợ làm sai.

Nhiều vi phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp Nhà nước

Vừa qua UBND TP.HCM có Báo cáo 223/BC-UBND gửi Thanh tra Chính phủ về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2011 – 2021. Theo đó, tổng số vị trí đất đai và diện tích đất của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc quản lý của UBND TP.HCM đã thực hiện việc chuyển đổi nói trên là 70 vị trí đất đai với tổng diện tích 1.389.542 m2.

Tổng số tiền phải thu từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở là 8.996.4 tỷ đồng, trong đó đã thu 8.501.1 tỷ đồng, miễn thu 495,3 tỷ đồng (miễn tiền sử dụng đất nhà ở xã hội).

Đáng chú ý, tổng số vị trí đất đai, diện tích đất đã được thanh tra là 28 vị trí, qua đó kiến nghị thu hồi gần 130.000m2 đất, chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra 7 vụ việc. Các vi phạm pháp luật chủ yếu là chuyển nhượng hoặc hợp tác góp vốn bằng tài sản là công trình trên đất, sau đó chuyển quyền được thuê đất của Nhà nước và quyền được phát triển dự án, quyền thuê đất của Nhà nước cho các đối tác hoặc pháp nhân mới để toàn quyền thực hiện phát triển dự án.

Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện góp vốn tham gia liên doanh, liên kết, hoặc thành lập công ty liên doanh, liên kết để triển khai các dự án kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư nhưng không thông qua thủ tục đấu thầu chọn nhà đầu tư, hoặc đấu giá bán tài sản (dự án đầu tư). Hoạt động này đã biến tướng bằng các kiểu hợp đồng như hợp đồng góp vốn bằng lợi thế quyền thuê đất, lợi thế mặt bằng,... nhưng bản chất vẫn là góp vốn quyền thuê đất.

Có trường hợp doanh nghiệp Nhà nước đã sử dụng Hợp đồng hợp tác để cập nhật thông tin biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ đó giao cho đối tác toàn quyền triển khai, thực hiện dự án, khai thác, kinh doanh dự án mà chưa được chủ sở hữu và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Khi hợp tác đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước không thẩm định lợi thế quyền thuê đất, lợi thế mặt bằng làm cơ sở góp vốn; giao toàn quyền cho đối tác khai khác dự án và phân chia lợi nhuận cố định mà không cử nhân sự tham gia, hoặc cử nhân sự không có đủ năng lực chuyên môn tham gia Ban điều phối dự án.

Chưa kể việc, doanh nghiệp Nhà nước đã sử dụng đất thuê của Nhà nước không đúng mục đích giao, thuê, sử dụng đất đai, mặt bằng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của đơn vị, không đúng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trần Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

(LĐTĐ) Vạn Phúc - Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự và nhà phố “cuối cùng” tại khu đô thị cùng hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của nhiều khách hàng mong muốn trở thành cư dân tại nơi đây.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức

Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Để nắm bắt, thấu hiểu hơn nữa những tâm tư, nguyện vọng; kịp thời ghi nhận, giải đáp những băn khoăn vướng mắc của cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ sở, mới đây, Đại tá Nguyễn Thành Long - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã có buổi đối thoại trực tiếp với lực lượng Công an xã, thị trấn thuộc Công an huyện Mỹ Đức.

Tin khác

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 21/11 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Xem thêm
Phiên bản di động