TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát thông tin cảnh báo, vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại.
TP.HCM: Hy hữu bệnh nhân có cả cơ quan sinh dục nam và nữ Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ Có bệnh nền, đừng chủ quan khi mắc thủy đậu

Theo Sở Y tế TP.HCM, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 1.670 trẻ mắc bệnh tay chân miệng (TCM), so với cùng kỳ năm 2022 vẫn còn thấp (3.107 ca, 46,3%), trong đó có 270 ca điều trị nội trú. Tuy số ca mắc thấp hơn nhưng đáng lo ngại hơn khi vi rút EV71 đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp nặng.

Hiện nay, tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi của TP.HCM đang điều trị 33 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tất cả đều là dưới 5 tuổi, trong đó có 9 ca nặng, 4 trường hợp nặng xác định do mắc EV71.

Theo báo cáo nhanh của Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 31/5, đã có 1 trường hợp mắc tay chân miệng nặng và đã tử vong. Bệnh nhi do Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang chuyển đến trong tình trạng rất nặng với bệnh cảnh phù phổi cấp và sốc nặng (độ 4).

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71
Bệnh tay chân miệng có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng. Ảnh: HCDC

Sở Y tế TP.HCM đang tiếp tục phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) để giải trình tự gene xác định các chủng gây bệnh nguy hiểm của EV71. Vào năm 2011 đã bùng phát EV71 với nhiều trường hợp nặng và tử vong, chủ yếu là type C4; đến năm 2018, số ca nặng có giảm và chủ yếu là type B5.

Trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM đã thành lập Tổ chuyên gia hỗ trợ hội chẩn các trường hợp bệnh nặng và tổ chức các đoàn kiểm tra tại các quận, huyện về công tác phòng, chống dịch tay chân miệng. Hiện tại, các bệnh viện chuyên khoa Nhi của TP.HCM đã sẵn sàng các trang thiết bị hồi sức các trường hợp nặng (lọc máu, ECMO,…) và sẵn sàng thuốc điều trị theo phác đồ.

Để chủ động hơn trong ứng phó khi tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp, Sở Y tế TP.HCM đã báo cáo Bộ Y tế và Cục Quản lý dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị (nhất là 2 loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch).

Ngoài ra, Sở cũng đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật kích hoạt các đội phản ứng nhanh cùng tất cả các Trung tâm Y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức khởi động ngay các hoạt động phòng chống và kiểm soát dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn, nhất là tại các hộ gia đình và các trường học.

Cách phòng chống bệnh tay chân miệng

Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo, rửa tay là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng quan trọng nhất. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường.

Các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng,..) để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan. Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng (sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi,..) để đến bệnh viện xử lý kịp thời.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp vướng mắc về pháp luật lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp vướng mắc về pháp luật lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Sáng nay (27/9), gần 300 đoàn viên công đoàn và người lao động thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tham gia Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN: Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn và bảo hiểm xã hội cho người lao động

TRỰC TUYẾN: Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn và bảo hiểm xã hội cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng nay (27/9), tại Hội trường Quận ủy Long Biên, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn và bảo hiểm xã hội”. Chương trình được truyền trực tuyến trên báo Lao động Thủ đô điện tử - laodongthudo.vn và các ấn phẩm của báo Lao động Thủ đô.
Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

(LĐTĐ) Việc phục hồi lại chất lượng nước, môi trường và cảnh quan 4 con sông nội đô thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Đền Lừ, Sét đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Do đó, việc phục hồi chất lượng nước, môi trường, cảnh quan của các dòng sông này đang được các chuyên gia cùng các cấp chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm.
Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Hạnh phúc của một người lao động là có được môi trường làm việc tốt, được thỏa sức sáng tạo, cống hiến hết mình, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đó là quan niệm của anh Lê Viết Văn (sinh năm 1991) - kỹ sư làm việc tại Công ty TNHH Lixil Việt Nam (địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

(LĐTĐ) Quyết liệt thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn, kéo giảm tai nạn, nhất là vấn đề kiểm soát nồng độ cồn, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không chấp nhận sự can thiệp, xin xỏ… chỉ trong 1 tháng, lực lượng chức năng đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có hơn 100 trường hợp là công chức, viên chức, công an, bộ đội, nhà báo… và đã gửi thông báo vi phạm về cơ quan những cá nhân vi phạm.
Trăng ấm

Trăng ấm

(LĐTĐ) A, trăng lên rồi! Những tiếng reo hò trong trẻo vang lên đâu đó. Ừ nhỉ, trăng lên thật rồi!
Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, việc giao lưu văn hóa, giáo dục đã trở thành một trong những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích học tập ngoại ngữ. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp học sinh Thủ đô hình thành nên những phẩm chất của người công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập trong tương lai.

Tin khác

TP.HCM: Khoanh vùng xử lý ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

TP.HCM: Khoanh vùng xử lý ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã triển khai điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý sau khi phát hiện bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ từng đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
“Chiến dịch” ngoạn mục giải cứu chàng trai 19 tuổi khỏi khối u xương khổng lồ

“Chiến dịch” ngoạn mục giải cứu chàng trai 19 tuổi khỏi khối u xương khổng lồ

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Vinmec Times City vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật loại bỏ khối ung thư xương khổng lồ ở vị trí hiếm gặp và nguy hiểm. Theo GS.TS.BS. Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học Thể thao - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, thành công của ca bệnh mà y văn chưa từng ghi nhận có thể coi là một kỳ tích.
Sắp diễn ra Hội thảo khoa học “MenaQ7 (Vitamin K2) với sức khỏe xương và tim mạch 2023”

Sắp diễn ra Hội thảo khoa học “MenaQ7 (Vitamin K2) với sức khỏe xương và tim mạch 2023”

(LĐTĐ) Đây là Hội thảo được Công ty Cổ phần Midu MenaQ7 Việt Nam - Công ty chuyên nghiên cứu và cung cấp các giải pháp phát triển chiều cao cho trẻ em và sức khỏe xương cho mọi lứa tuổi phối hợp cùng Tập đoàn Lesaffre là hãng dược phẩm và công nghệ sinh học của Pháp với 170 năm tuổi.
Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao

Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao

(LĐTĐ) Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao và hiện nay là 1 trong 7 quốc gia tích cực tham gia vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin lao M72.
Sẽ hoàn tất chuyển giao tài sản cơ sở cũ BV Truyền máu - Huyết học trong tháng 9

Sẽ hoàn tất chuyển giao tài sản cơ sở cũ BV Truyền máu - Huyết học trong tháng 9

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo chiều 21/9, ông Nguyễn Trần Phú, Phó Giám đốc Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thông tin về việc cơ sở cũ của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP. HCM bị bỏ hoang gần 2 năm qua.
Sở Y tế Hà Nội khai mạc kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý năm 2023

Sở Y tế Hà Nội khai mạc kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý năm 2023

(LĐTĐ) Ngày 21/9, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lễ khai mạc kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý đợt 1/2023. Tiến sĩ Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chủ trì lễ khai mạc.
TP.HCM: Phát hiện phòng khám giữ bệnh nhân "vẽ bệnh moi tiền"

TP.HCM: Phát hiện phòng khám giữ bệnh nhân "vẽ bệnh moi tiền"

(LĐTĐ) Ngày 21/9, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, vừa phát hiện một phòng khám tư có hành vi giữ bệnh nhân lại để “vẽ bệnh, moi tiền".
Quận Hai Bà Trưng quyết liệt trong công tác phòng chống sốt xuất huyết

Quận Hai Bà Trưng quyết liệt trong công tác phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Vừa qua, đoàn kiểm tra số 2 của Sở Y tế Hà Nội do Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
TP.HCM: Tăng kinh phí hỗ trợ để bắt muỗi phòng dịch

TP.HCM: Tăng kinh phí hỗ trợ để bắt muỗi phòng dịch

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ chi hỗ trợ người làm mồi và người đi bắt muỗi đêm 130.000 đồng/đêm để phục vụ giám sát, điều tra muỗi truyền bệnh sốt rét.
TP.HCM: Nối thành công 2 ngón tay đứt lìa cho nam thanh niên

TP.HCM: Nối thành công 2 ngón tay đứt lìa cho nam thanh niên

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, Viện Chấn thương chỉnh hình của đơn vị này vừa thực hiện nối thành công 2 ngón tay đứt lìa cho nam thanh niên 33 tuổi bằng phẫu thuật vi phẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động