TP.HCM: 76% số ca nhiễm HIV mới ghi nhận ở nhóm quan hệ đồng tính nam
TP.HCM: Tư vấn pháp luật cho gần 3.400 lao động TP.HCM: Đề xuất làm đường liên cảng "chia lửa" cho cảng Cát Lái TP.HCM: 3 phường ở quận 12 chi sai hơn 5,4 tỷ đồng tiền hỗ trợ Covid-19 |
Bác sĩ Văn Hùng - Trưởng Khoa Phòng chống HIV (HCDC) cho biết, số liệu thống kê HIV/AIDS tại TP.HCM gần đây cho thấy có sự gia tăng số ca nhiễm HIV mới được báo cáo hàng năm và sự thay đổi rõ rệt các hành vi nguy cơ liên quan đến tình trạng nhiễm HIV.
Bác sĩ tư vấn cho một bệnh nhân mới nhiễm HIV. Ảnh: VGP |
Năm 2012 số ca nhiễm HIV mới được ghi nhận vào khoảng 2.000 người, đến năm 2021 con số này là gần 4.500 người. Thời kỳ đầu của đại dịch, nhóm tiêm chích ma túy nhiễm HIV là chủ yếu, đến giai đoạn hiện nay, nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính (MSM) nhiễm HIV chiếm tỷ lệ lớn, có đến 76% số ca nhiễm HIV mới được ghi nhận trong năm 2021 là MSM.
Dù đạt được nhiều thành quả trong 30 năm qua, nhưng thành phố HCM vẫn đối mặt nhiều thách thức, trở ngại trên con đường kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
HCDC uớc tính TP.HCM có khoảng 51.000-55.000 người nhiễm HIV, chiếm khoảng 24% số người nhiễm HIV trên cả nước hiện nay. Đến tháng 5/2022 có hơn 44.200 bệnh nhân HIV đang được điều trị ARV (thuốc kháng HIV) tại hơn 40 cơ sở y tế công, tư trên địa bàn thành phố, trong đó có 92% bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh.
Kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút HIV cho thấy, 99% đang điều trị ARV đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế. Ngoài ra bệnh nhân HIV còn nhận được các dịch vụ y tế khác như điều trị viêm gan C, sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, bệnh lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, sức khỏe tâm thần ...
Trong 5 năm gần đây, mỗi năm có hàng trăm nghìn khách hàng được tiếp cận, tư vấn và xét nghiệm HIV miễn phí thông qua các chương trình tài trợ từ PEPFAR, Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS và các tổ chức phi chính phủ khác.
Số ca dương tính mới được phát hiện trong năm 2021 là 4.447 người, trong đó 96% được kết nối thành công vào điều trị ARV. Số người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính được kết nối qua dịch vụ dự phòng cũng đạt kết quả cao.
Ngoài ra, TP.HCM là nơi tiên phong trong việc triển khai, ứng dụng các can thiệp, mô hình phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả trong thời gian qua. Một số can thiệp được tiên phong thí điểm và nhân rộng thành công như xét nghiệm người phơi nhiễm, tiếp cận - tìm ca qua các ứng dụng hẹn hò trực tuyến, dịch vụ dự phòng PrEP, xét nghiệm HIV tại cộng đồng, sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, mô hình “Một điểm đến - Đa dịch vụ” - O.S.S. ....
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05