TP.HCM: 52 dự án tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Thành phố
Theo ông Hồ Tấn Minh, tính đến thời điểm hiện tại, cuộc thi đã nhận được 1.226 dự án của 131 đơn vị, trong đó có 82 trường Trung học phổ thông, 49 trường Trung học cơ sở và 2 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Trong số này, có 999 dự án tập thể và 227 dự án cá nhân.
Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi đã chọn ra các dự án đạt giải và 52 dự án tham dự vòng chung khảo cấp Thành phố. Tại vòng chung khảo, các thí sinh sẽ trình bày đề tài nghiên cứu, trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo. Giám khảo cuộc thi sẽ chấm độc lập để chọn ra 4 dự án trong số 52 dự án vào chung khảo để tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2022 - 2023.
Vòng chung kết cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp thành phố sắp được diễn ra. |
Theo ông Hồ Tấn Minh, công tác tổ chức của cuộc thi năm nay có nhiều điểm mới. Cụ thể, tại Vòng sơ khảo, do chỉ chấm trên hồ sơ nên ban tổ chức đã áp dụng các giải pháp như sử dụng phần mềm “chống đạo văn”; chú ý cách thể hiện, các chỉ báo, sự phù hợp giữa kiến thức, trình độ học sinh với nội dung, phương pháp thực hiện; sự phù hợp, khoa học giữa các yếu tố thời gian, cơ sở vật chất, phương tiện nghiên cứu; cách thức thể hiện việc nghiên cứu.
Cùng với đó, giám khảo sẽ so sánh đối chiếu dự án dự thi với các nghiên cứu trước đó và giữa các dự án cùng đề tài; sự đảm bảo của ban giám hiệu nhà trường về dự án dự thi của học sinh; xác minh tính trung thực qua việc trao đổi trực tiếp với giáo viên hướng dẫn và học sinh.
Ở vòng chung khảo cấp Thành phố, nội dung phỏng vấn của ban giám khảo với học sinh được chú trọng. Các câu hỏi của ban giám khảo sẽ giúp học sinh thể hiện được rõ nét năng lực của bản thân.
Ông Hồ Tấn Minh cho biết, gần 50% số lượng đề tài trong cuộc thi năm nay thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi, thể hiện sự quan tâm rất lớn của thế hệ trẻ với các vấn đề tâm lý lứa tuổi, hành vi trong cuộc sống đô thị hiện nay. Các dự án khoa học xã hội và hành vi đã giúp tạo một nguồn dữ liệu đáng kể cho các ngành giáo dục, văn hóa xã hội, thông tin truyền thông… để có thể biết thêm các thông tin về thực tế giới trẻ nhằm có những định hướng kịp thời trong tương lai.
Nhóm đề tài theo định hướng chuyển đổi số của TP.HCM như Hệ thống nhúng, Robot và máy thông minh, Hệ thống phần mềm… đã có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng và số lượng, thể hiện được sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT tạo và sự nỗ lực của cơ sở trong hoạt động dạy học và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
Nhóm đề tài là thế mạnh của TP.HCM như Hóa sinh, Kỹ thuật Y sinh, Hóa học, Khoa học vật liệu,… thể hiện được những bước tiến đáng kể, các đề tài được các nhà khoa học đánh giá cao, thể hiện sự tìm tòi, học hỏi, sáng tạo của thầy và trò khi tham gia các dự án.
Cũng theo ông Hồ Tấn Minh, cuộc thi năm nay được các đơn vị đầu tư về chất lượng, quy trình nghiên cứu của học sinh ngày một chuẩn hóa nên chất lượng các dự án ngày một được nâng cao. Học sinh biết vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Từ đó sáng tạo các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống.
Điều đáng ghi nhận ở các dự án nghiên cứu là đa số đều xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn. Các dự án không chỉ gắn với lĩnh vực khoa học tự nhiên, ứng dụng công nghệ mới mà còn thể hiện tính nhân văn cao khi hướng tới các sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; các dự án tìm hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội gần gũi lứa tuổi, gắn với thực tế tại TP.HCM.
Điển hình như: Định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông TP.HCM; Thiết bị tích hợp trí tuệ nhân tạo hỗ trợ giao tiếp hai chiều cho người điếc câm; Mô hình tự động hóa tại cảng Tân Cảng - Phú Hữu; Mô hình trí tuệ nhân tạo dự đoán nguy cơ trầm cảm của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn TP.HCM; Phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ người khiếm thính giao tiếp; Các yếu tố tác động đến quá trình định hình bản sắc cá nhân của thanh thiếu niên tại TP.HCM...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36