Tu bổ, tôn tạo đền Trấn Vũ nhằm phát huy giá trị Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhằm phát huy giá trị Bảo vật quốc gia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và di sản thế giới Kéo co ngồi; mới đây, Hội thảo khoa học “Về giá trị văn hóa - lịch sử cụm di tích đền Trấn Vũ - chùa Cự Linh” diễn ra tại Di tích quốc gia đền Trấn Vũ thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên (Hà Nội).
Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh 2022: Điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp du lịch Người dân đội mưa tham dự đại lễ cầu an thuần Việt tại đền Trấn Vũ

Tại hội thảo, hầu hết các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa đều cho rằng, cụm di tích đền Trấn Vũ - chùa Cự Linh cần được tu bổ, tôn tạo để bảo vệ và phát huy giá trị cụm di tích này, hướng tới xây dựng khu di tích tín ngưỡng văn hóa tâm linh đặc sắc vùng ven kinh đô Thăng Long Hà Nội, gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025 theo nguyện vọng của người dân nơi đây.

undefined
Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Về giá trị văn hóa - lịch sử cụm di tích đền Trấn Vũ - chùa Cự Linh”.

Theo Tiến sĩ Phạm Quốc Quân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: “Chùa Cự Linh trở thành một thành phần của Di tích quốc gia đền Trấn Vũ, là ước nguyện của cộng đồng, là mong muốn của địa phương và các nhà nghiên cứu để cụm di tích đền - chùa ở đây phát huy ngày càng hiệu quả”.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Đính - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nghiên cứu dưới góc độ về nguồn gốc dân cư, cơ cấu tổ chức làng xã có nêu, trong khuôn viên đền Trấn Vũ vốn có ngôi chùa Cự Linh. Tuy nhiên, ngôi chùa hiện tại là chùa mới được dựng gần đây, không mang phong cách chùa Việt ở Bắc Bộ, nên không ăn nhập với khuôn viên đền - chùa gốc; cũng như với sinh hoạt truyền thống của chùa - đền nói chung.

Cần quy hoạch và dựng lại chùa cũng như tu bổ lại đền, để tạo thành một chỉnh thể hài hòa, phù hợp với truyền thống. Đền Trấn Vũ có tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là báu vật quốc gia, hiện còn là nơi diễn ra tục kéo co ngồi - Di sản thế giới.

Khi chùa Cự Linh được quy hoạch, tu bổ khang trang, đúng phong cách chùa Việt ở Bắc Bộ cần xếp hạng thành Cụm Di tích đặc biệt cấp quốc gia để có hướng và cơ sở pháp lý phục vụ công tác bảo tồn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về du lịch”.

Dưới góc độ nghiên cứu di sản văn hóa thông qua các tư liệu cổ Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Khắc Thuân, thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm, cũng chia sẻ những nghiên cứu về di sản văn hóa thông qua các tư liệu cổ để nêu bật giá trị di tích. Ông cho rằng: “Do nhận thức tách bạch giữa đền và chùa trong thời gian qua, nên việc tôn tạo, xây dựng chùa và điện Mẫu Cự Linh khá lộn xộn.

undefined
Cụm di tích đền Trấn Vũ - chùa Cự Linh dự kiến sẽ được tu bổ vào cuối năm 2022.

Cần quy lại thành một hệ thống di tích thống nhất, có không gian để tổ chức lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, cũng như mở tuyến du lịch cho khách tham quan. Hướng tới xây dựng khu di tích tín ngưỡng văn hóa tâm linh đặc sắc vùng ven kinh đô Thăng Long - Hà Nội”...

Đền Trấn Vũ có tên chữ Hán là “Trấn Vũ quán”, hay “Hiển linh Trấn Vũ quán”. Theo dân gian kể lại rằng, vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt phương Nam có đóng quân tại Cự Linh, đức vua được Thánh Tổ ứng mộng. Ngài cho lập đền thờ, tượng và bài vị bằng gỗ ghi chữ vàng “Hiển linh Trấn Vũ quán” có từ lúc ấy. Như vậy, đền Trấn Vũ được khởi dựng dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1496).

Trong đền Trấn Vũ, pho tượng đức Huyền Thiên Trấn Vũ là một trong 2 pho tượng cổ bằng đồng lớn nhất hiện còn. Cùng với tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh (Ba Đình), tượng Trấn Vũ ở Thạch Bàn là biểu hiện rực rỡ của nghệ thuật tạo tượng lớn và kỹ thuật siêu việt trong nghề đúc đồng cổ truyền.

undefined
Pho tượng đức Huyền Thiên Trấn Vũ.

Pho tượng được đúc liền khối bằng đồng thau, mặt ngoài có sơn thếp. Tượng cao 3,8m, chu vi 8m, nặng 4 tấn. Tượng ở tư thế ngồi buông chân trên bệ, lưng thẳng, đầu để trần, mặc áo Long bào đen có đai và 2 bàn chân không giày, tay để trước ngực, xòe ngón trỏ ở trong thế ấn quyết, gươm Thất Tinh trong tay phải, mũi gươm chống trên lưng Rùa, mắt nhìn thẳng đầy nhãn lực.

Hiện nay, đền Trấn Vũ còn lưu giữ 1 tấm bia mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ XVII), văn bia đã mờ, chỉ còn thấy dòng chữ trên trán bia ghi: “Cự Linh tự Trấn Vũ quán trùng tu bia ký” (Bia ghi trùng tu chùa Cự Linh và quán Trấn Vũ). Di tích đền Trấn Vũ với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật được lưu giữ qua các di vật, di sản quý báu, đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích kiến trúc - nghệ thuật Quốc gia năm 1990.

Hàng năm, vào ngày 3/3 Âm lịch, dân làng tại đền Trấn Vũ, lại tổ chức lễ hội gắn với ngày sinh của ngài; ngày 9/9 Âm lịch là ngày hóa của ngài. Ngoài nghi thức thì lễ hội đền Trấn Vũ có một trò chơi dân gian rất độc đáo, đó là trò kéo co luồn dây qua lỗ cột (kéo co ngồi). Đây là trò chơi hiếm thấy ở nơi khác. Trò góp phần hào hứng không nhỏ vào lễ hội.

Bên cạnh Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - nghi thức “Kéo co ngồi” được UNESCO ghi danh vào tháng 12/2015. Pho tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ cũng đã được ghi vào danh mục là Bảo vật quốc gia trong lần công nhận năm 2016.

Nơi đây còn lưu giữ hơn 20 đạo sắc phong có niên đại từ năm 1740 đến 1940, được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm... từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

(LĐTĐ) Từ năm 2023 đến nay, Khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đón hàng nghìn khách tới tham quan, làm lễ, đặc biệt là các chuyến tham quan về nguồn tìm hiểu các di tích lịch sử của người dân. Đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện trong thực hiện mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động