Khởi công công trình nâng cấp, tôn tạo di tích Bộ Quốc gia Giáo dục
Dự buổi lễ có: Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Đặng Hoàng Anh, lãnh đạo Sở GD&ĐT Tuyên Quang, huyện Chiêm Hóa cùng đông đảo nhân dân địa phương…
Phát biểu tại Lễ khởi công, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân nhấn mạnh: “Di tích Bộ Quốc gia Giáo dục là một trong những “địa chỉ đỏ” của ngành Giáo dục, là cội nguồn để các thế hệ nhà giáo hướng về. Công trình thể hiện tâm nguyện của các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, là quyết tâm của Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam với sự chung tay đóng góp của đội ngũ nhà giáo, người lao động cả nước”.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công. |
Theo Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ngay sau khi thành lập, cùng với các Bộ khác, cơ quan Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ GD&ĐT) sơ tán lên chiến khu Việt Bắc và đóng trụ sở ở thôn Khuôn Trú (xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) từ năm 1951 đến 1954 dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn và Tổng Thư ký Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Cát Tường.
Đây là khoảng thời gian chứng kiến những bước trưởng thành của ngành Giáo dục. Trong khoảng thời gian này, Bộ Quốc gia Giáo dục đã có nhiều quyết sách, chỉ đạo quan trọng đối với toàn ngành, góp phần không nhỏ vào thắng lợi vẻ vang của cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc.
Với giá trị tiêu biểu trên, địa điểm Bộ Quốc gia Giáo dục tại thôn Khuôn Trú đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia theo Quyết định số 8/2006/QĐ-BVHTT ngày 17/1/2006.
Năm 2011, Bộ GD&ĐT đã đầu tư xây dựng công trình di tích Bộ Quốc gia Giáo dục với tổng diện tích 3.864m2, bao gồm bậc tam cấp, văn bia bằng đá, sân cỏ và 2 công trình phụ trợ là lớp mẫu giáo và nhà văn hóa thôn Khuôn Trú. Tuy nhiên, do một số hạng mục chưa hoàn thiện, khuôn viên chưa có cổng và tường rào bao quanh nên việc bảo vệ di tích gặp nhiều khó khăn. Do đó trong năm 2022, giáo viên cả nước đã chung tay tôn tạo di tích để xứng với tầm vóc của ngành, thoả nỗi khát khao hướng về cội nguồn của tất cả những ai đã từng là học sinh, những người làm nghề dạy học.
Công trình nâng cấp, tôn tạo di tích Bộ Quốc gia Giáo dục do Sở GD&ĐT Tuyên Quang làm chủ đầu tư, gồm các hạng mục: Đổ mới sân bê tông, sân lát gạch, xây phù điêu sau văn bia, xây cổng, hàng rào và trồng cây xanh với tổng mức kinh phí 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.
Dự kiến công trình sẽ được hoàn thiện sau 3 tháng và là một trong những sự kiện đặc biệt kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2022.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37
Thực sự là Tổ chức không thể thiếu
Hoạt động 19/12/2024 17:34
Đổi mới hoạt động chăm lo
Hoạt động 19/12/2024 10:49
Nỗ lực, quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn
Hoạt động 18/12/2024 19:04
Lan tỏa những giá trị nhân văn và tình yêu thương trong cộng đồng
Hoạt động 17/12/2024 16:18