Tình quân - dân trong bão lũ

(LĐTĐ) Hàng trăm sĩ quan dầm mình dưới nước lũ giúp dân di chuyển tài sản. Hàng ngàn chiến sĩ trắng đêm đào bới tìm đồng đội. Cả trung đoàn luồn rừng, lội suối tìm bà con bị lạc đường hoặc mất tích trong trận lũ lịch sử ở miền Trung. Đó không chỉ là hành động ngời sáng bản chất Bộ đội Cụ Hồ; mà còn là tình người sâu nặng giữa thiên tai bão lũ. Chỉ có nghĩa tình quân dân thắm thiết mới làm được những việc làm sâu nặng như thế.
Nhiều hoạt động hướng về người dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ Sống để sẻ chia… Chung tay cùng miền Trung và biển đảo khắc phục thiệt hại bởi bão, lũ

Tên các anh tạc vào đất mẹ

Đã qua rồi những ngày gian khổ cùng bà con miền Trung chống lũ. Đã qua rồi những “đêm trắng” dầm mình trong bùn nước di chuyển vật dụng của bà con người dân Quảng Bình đến nơi khô ráo. Và đã qua rồi cảnh hàng ngàn hộ gia đình ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh phải sống trong “màn trời chiếu đất”.

Nhưng đọng sâu trong tim cán bộ chiến sĩ ở Quân khu 4 là nghĩa tình sâu nặng được giúp nhân dân giữa hoạn nạn thiên tai. Trận “đại hồng thủy” hoành hành đồng bào miền Trung trong năm 2020 đối với người lính Quân khu 4, đó là “trận chiến đấu khốc liệt”. Chỉ khác trận chiến đấu này không có tiếng súng đạn bom, không có quân thù như thời chiến trận, mà “giặc thù” là bão lũ. “Trận địa tác chiến” là bản làng, thôn xóm; bà con nhân dân là những người thân yêu nhất.

Tình quân - dân trong bão lũ
Các lực lượng vũ trang giúp dân trong bão lũ

Khi sự cố Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền - Thừa Thiên Huế) xảy ra vùi lấp những công nhân nhà máy điện, thực hiện mệnh lệnh “cứu dân khẩn cấp” từ Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4, cầm đội quân lập tức lên đường.

Trước khi rời đơn vị, ông nói với cấp dưới của mình: “Nhân dân đang cần chúng ta từng giờ từng phút, dù khó khăn thế nào cũng phải đi, kể cả hi sinh”. Cuộc hành quân của họ đi về hướng nhân dân chẳng khác gì cuộc hành quân ra trận tuyến.

Bất chấp đêm tối, mưa gió bão bùng, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man đã chỉ huy cán bộ cấp dưới nhanh chóng “mở đường” vượt lũ khẩn cấp, bất chấp nguy hiểm để vào hiện trường tìm kiếm, cứu người bị nạn.Trong điều kiện mưa lớn, đêm tối, địa hình hiểm trở, bất ngờ bị núi lở, 13 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man nằm lại nơi rừng xanh núi biếc ấy.

Trong khi chuẩn bị lễ tang 13 đồng chí cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh thì 22 cán bộ chiến sĩ của Đoàn Kinh tế 337 Quân khu 4 bị núi Tạc ở Quảng Trị vùi lấp giữa đêm tối và anh dũng hi sinh. Các anh ngã vào rừng xanh núi biếc có 1 sĩ quan đeo hàm Đại tá, 4 người Trung tá, 1 Thiếu tá, 1 Đại úy, 7 Thượng úy và 8 chiến sĩ cấp hàm Trung sĩ. Dù Đại tá hay cấp hàm binh nhất, dù đã có vợ con hay chưa một lần yêu, dù quê Hà Tĩnh hay Quảng Trị, các anh mãi là những người lính bất tử của Tổ quốc thời bình.

Tổ quốc mãi ghi công các anh, đất nước không bao giờ quên các anh - những người sống vì sự bình yên Tổ quốc, hi sinh vì nhân dân.Các anh đã quên thân mình cho sự sống của người dân miền Trung ruột thịt. Các anh đã hóa thân vào lòng đất miền Trung.

Xúc động trước sự hi sinh cao cả của cán bộ chiến sĩ Quân khu 4, trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã bày tỏ sự tiếc thương, nhấn mạnh: “Sự hi sinh anh dũng của các anh là tổn thất vô cùng to lớn đối với Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và gia đình, người thân; để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng chí, đồng bào cả nước. Song đây cũng là biểu tượng của tinh thần quả cảm, tận tụy vì nước, vì dân, sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của bà con vùng lũ”.

Xuân Tân Sửu 2021, đồng bào và chiến sĩ cả nước đón Tết cổ truyền dân tộc trong không khí ấm áp nghĩa tình, nhưng không quên 13 cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hi sinh ở Rào Trăng 3 và 22 cán bộ chiến sĩ Đoàn kinh tế quốc phòng bị núi Tạc vùi lấp. Nước Việt sinh ra từ bom đạn chiến tranh, những người lính thời chiến trận hi sinh dưới mưa bom bão đạn là “qui luật tất yếu” của chiến tranh cách mạng.

Nhưng thời bình lặng im tiếng súng, các anh nằm xuống khi đất nước yên bình, là một tổn thất không gì bù đắp được. Tổ quốc ghi công, nhân dân nhắc nhớ, lịch sử không bao giờ lãng quên sự hi sinh của các anh. Tên các anh tạc vào đất Việt và mãi mãi là những ngọn đuốc sáng về đức hi sinh quên mình cứu dân trong mưa lũ.

Cứu giúp nhân dân từ mệnh lệnh trái tim

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Giúp dân chống thiên tai bão lũ là một trong ba “sứ mệnh” quan trọng bậc nhất của quân đội nhân dân Việt Nam giữa thời bình lặng im tiếng súng. Sự hi sinh của các cán bộ chiến sĩ là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh vì dân, là bản chất của Bộ đội Cụ Hồ, bộ đội của dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình.

Tình quân - dân trong bão lũ
Bộ đội Vùng 2 Hải quân giúp thầy cô giáo “cào” bùn, dọn dẹp trường học. Ảnh: Xuân Miền

Vui xuân Tân Sửu, hơn 93 triệu dân trên cả nước, từ miền núi đến miền xuôi, từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến biên giới hải đảo hướng về miền Trung - nơi có hàng trăm ngàn gia đình xuân này mâm cơm giao thừa không đầy đủ như mùa xuân trước.

Nơi có hàng ngàn cán bộ chiến sĩ ở Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh thành Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng đóng quân ở địa phương vẫn đang thầm lặng giúp dân dựng nhà, làm đường, xây cầu, chữa bệnh. Nhiều sĩ quan 3 năm chưa một lần đón giao thừa cùng vợ, con, bố, mẹ ở quê; nhiều chiến sĩ tình nguyện ở lại đơn vị cùng đồng đội giúp dân khắc phục sau bão lũ.

Nhiều quân nhân chuyên nghiệp gác lại hạnh phúc riêng tư của mình xung phong vào rừng sâu, núi thẳm giúp dân dựng nhà và cùng bà con vui Tết đón xuân. Dẫu vẫn hiểu đó là sứ mệnh từ trái tim người lính, là mệnh lệnh không lời của Bộ đội Cụ Hồ, là niềm kiêu hãnh của những người lính Quân khu 4; song đó cũng là nhiệm vụ nặng nề, không ít gian khổ khó khăn và hi sinh thầm lặng. Tất cả vì đồng bào miền Trung, vì ổn định cuộc sống của người dân miền Trung vùng bão lũ.

Xuân mới không quên nhiệm vụ

Sau cơn mưa trời hửng sáng, đó là qui luật của đất trời vũ trụ thiên tai. Sau trận “đại hồng thủy” “cướp” hàng ngàn ngôi nhà, hư hại hàng chục ngàn vườn tược, phá hủy hàng chục cây cầu, hàng ngàn mét đường sá; nhưng người dân các tỉnh miền Trung Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Phú Yên vẫn có một mùa xuân ấm áp nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của Chính phủ với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”, sự chung tay giúp đỡ của đồng bào chiến sĩ cả nước với nghĩa cử “cả nước hướng về miền Trung ruột thịt”.

Tình quân - dân trong bão lũ

Dẫu không còn cuồng phong lốc tố, dẫu không còn nước lũ dâng cao, không còn người dân sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” song những người lính miền Trung vẫn nhiều đêm thức trắng để giúp dân làm đường, dựng nhà, xây cầu. Ngoài nhiệm vụ giúp dân từ “mệnh lệnh trái tim”, các anh thường xuyên nêu cao cảnh giác, trực canh quan sát, sẵn sàng cơ động, giữ bình yên cho nhân dân miền Trung vui Tết đón xuân.

Trên đường tuần tra nơi đường biên của Tổ quốc, dưới hầm hào công sự lúc trực ca, vững tay súng đứng gác trong gió gào sương xuân lạnh giá, trong trái tim mỗi người lính miền Trung hướng về nhân dân. Bởi các anh hiểu, để có quân đội hùng mạnh vững chắc như ngày nay, để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Bộ Quốc phòng giao phó, các anh luôn được nhân dân địa phương chở che giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ.

Xuân Tân Sửu ngời sắc trên dải đất miền Trung. Màu xanh mới đã mọc lên trên bùn đất phù sa. Cây đối đã đâm chồi nảy lộc. Người miền Trung vẫn có một cái Tết sum vầy ấm cúng. Trong niềm vui của mùa xuân mới, trong tim họ lấp lánh hình bóng anh Bộ đội Cụ Hồ - những người đã đồng hành sẻ chia cùng họ trong mùa bão lũ lịch sử vừa qua.

Thắng Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.

Tin khác

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

(LĐTĐ) Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương và đưa thương hiệu tương Việt Hùng (Đông Anh) trở thành sản phẩm uy tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng đã chủ động thành lập mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc thành lập Tổ liên kết sản xuất tương.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Quỹ Coca-Cola Foundation - Tổ chức từ thiện toàn cầu thuộc Công ty Coca-Cola vừa phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng - CFC Việt Nam tổ chức bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước uống tại vòi cho các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

(LĐTĐ) Sáng ngày 27/3, Tạp chí Gia đình Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết về “Cha và con gái” lần thứ 2, năm 2024.
Tháng Ba nói gì với em

Tháng Ba nói gì với em

(LĐTĐ) Tháng ba, với những cơn gió ấm áp thổi qua, đã gửi đến em lời yêu thương nhẹ nhàng. Trong ánh mắt anh tràn đầy trìu mến, em tìm thấy câu trả lời cho những băn khoăn của mình. Đôi mắt ấy, như đang kể em nghe về một mùa xuân đang sắp qua, về một thế giới đầy sắc màu và niềm vui mới mẻ.
Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

(LĐTĐ) Men theo con đường cỏ, băng qua những ô ruộng xinh xinh là đường mòn dẫn về xóm tôi, một xóm nghèo trên dải đất hẹp miền Trung. Nhìn từ xa, xóm nhỏ bao trùm bởi một màu xanh cây cỏ. Mỗi dịp xuân về, cây lá hân hoan, rặng dừa, rặng tre xanh mướt rì rào. Những lùm chuối non tơ ong óng màu nắng mới. Chỉ riêng cây gòn đầu xóm đứng sừng sững với những chùm trái xanh treo lủng lẳng, đung đưa như một tháp nến khổng lồ xanh rờn, thật đẹp mắt. Chắc là cây muốn đón chào chúng tôi, những người làng thân yêu đi xa trở về.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

(LĐTĐ) Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc tập đoàn Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tin nhắn rác, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm sim chính chủ, xử lý triệt để tình trạng một thuê bao sở hữu nhiều sim, quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các sim có thông tin không đầy đủ…
Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

(LĐTĐ) Ngày 26/3 không chỉ là dấu mốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà còn gợi nhớ tuổi trẻ rực rỡ, nhiệt huyết của thế hệ 8x đời đầu, khi Huy hiệu đoàn là niềm tự hào, là ước mơ và sự trưởng thành.
Xem thêm
Phiên bản di động