Tình quân - dân nơi địa đầu của Tổ quốc

Luôn mang trong mình tinh thần “Đồn là nhà, biên giới là quê hương - Đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những người con ưu tú đến từ khắp mọi miền tổ quốc luôn gắn bó với miền biên ải để giữ gìn cuộc sống bình yên nơi “phên dậu” của Tổ quốc.
ky i tinh quan dan noi dia dau cua to quoc Trên những pháo đài canh chủ quyền Tổ quốc
ky i tinh quan dan noi dia dau cua to quoc Ngẫu hứng Trường Sa
ky i tinh quan dan noi dia dau cua to quoc Nhớ Trường Sa 41 năm trước

Men theo những con đường gập ghềnh đồi núi, qua những rừng cây mới trồng xanh ngắt phủ xanh đất trống, đồi trọc là những ruộng vườn xóa đói giảm nghèo đang đợi mùa thu hoạch, chúng tôi đặt chân đến Đồn Biên phòng Đàm Thủy, tỉnh Cao Bằng. Khung cảnh thôn sơn bình dị phần nào cho thấy cuộc sống bình yên của nhân dân các dân tộc trên địa bàn vùng biên cương. Chỉ bấy nhiêu thôi, nhưng đó là công sức, là nỗ lực bền bỉ của những người dân bản địa cùng biết bao tuổi xuân của những người lính mang quân hàm xanh.

Biên giới là quê hương

Từ thành phố Cao Bằng, đi khoảng 90 km về phía Tây Bắc là tới đồn biên phòng Đàm Thủy, nơi có thác Bản Giốc - thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng cũng như cả nước. Nếu ai đã một lần lên đây, chắc hẳn sẽ nhớ mãi những con đường quanh co, khúc khuỷu vắt ngang qua những sườn núi chạy dài tít tắp, một bên là núi đá dựng đứng, một bên là vực thẳm. Có khi cả hai bên đều là vách núi, dựng đứng, chất ngất như chực đổ ập xuống. Ở đó, đồn biên phòng Đàm Thủy nằm ẩn mình trên một sườn đồi, được che chắn bởi những dãy núi cao sừng sững. Có lẽ, ấn tượng đầu tiên của bất kỳ ai khi đặt chân đến đây là màu xanh mướt của những vườn rau, những vườn cây thuốc nam xung quanh đơn vị và khẩu hiệu lớn nổi bật: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương - Đồng bào các dân tộc anh em là ruột thịt”.

ky i tinh quan dan noi dia dau cua to quoc
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đàm Thủy tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc.

Dù đã tìm hiểu thông tin trước khi lên đây, nhưng tận mắt chứng kiến, tôi không khỏi bất ngờ về sự đổi thay nhanh chóng của mảnh đất biên cương nhờ đôi bàn tay chung sức của những người lính mang quân hàm xanh. Đồn biên phòng Đàm Thủy có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tuyến biên giới dài 18,6 km giáp Trung Quốc, bao gồm 60 mốc giới (26 mốc chính, 34 mốc phụ). Địa bàn Đồn phụ trách gồm 2 xã biên giới: Chí Viễn và Đàm Thủy, người dân chủ yếu là các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Kinh…

Bên cạnh thực hiện tốt công tác chuyên môn, thực hiện phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương - Đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Đàm Thủy thường xuyên tăng cường vận động, tuyên truyền giúp người dân làm kinh tế, nâng cao chất lượng sinh hoạt bằng những hành động thiết thực, như tích cực giúp dân làm nhà, xây dựng chuồng trại, làm đường giao thông, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, đưa các giống lúa, ngô mới có năng suất cao vào sản xuất và qua đó, góp phần ổn định đời sống người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi biên cương.

Thiếu tá Lý Danh Ngọc - Chính trị viên Đồn Biên phòng Đàm Thủy - cho biết, là người chiến sĩ biên phòng, điều cốt yếu phải trở thành người thân của đồng bào, thực hiện 4 cùng “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng địa phương”. Đồng bào các dân tộc nơi đây chất phác, chịu thương, chịu khó, nhưng đời sống còn nghèo, đến với dân phải bằng những việc làm cụ thể, nhường từng viên thuốc mỗi khi có người đau ốm, dạy chữ cho bà con, cùng làm các mô hình kinh tế như trồng rừng, làm vườn…

“Với phương châm “Nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”, chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia” – Thiếu tá Lý Danh Ngọc nhấn mạnh.

Cái bụng chỉ ưng cán bộ thôi

Có mặt tại “ngôi nhà” của những người “thầy thuốc” mang quân hàm xanh, trạm khám bệnh kết hợp quân dân y tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) trong một buổi trưa hè nắng chang chang, chúng tôi chứng kiến những câu chuyện rất tình người. Ngay khi mới bước chân vào trạm, một ông bố bồng con nhìn chúng tôi cười thân thiện. Đó là anh Nầu Nìa Cồng, 42 tuổi, nhà ở xóm Nà Tuy, xã Chí Viễn, cách trạm tới 60km. Sáng nay, anh Cồng đèo cô vợ tên Cò Rá, 35 tuổi, đưa con gái út lên đây khám bệnh. Anh Cồng nói: Ở đây có cán bộ quan tâm, lại giỏi, nên dù đường xa, con nhỏ, lần nào vợ ốm, mình cũng đưa vợ tới đây cho bộ đội điều trị.

Nằm bên cạnh đó, bệnh nhân Nông Thị Liễu, được chẩn đoán rối loạn tiền đình, đến từ bản Chang, xã Đàm Thủy. Theo chị Liễu, nhà chị cách trạm quân dân y Đàm Thủy 3 cây số, đã nhiều lần đưa con cùng bố mẹ đến đây khám bệnh, nhưng  đây mới là lần thứ hai chị phải đến nằm điều trị nội trú. Tại đây, chị được bác sĩ mặc áo lính khám, chữa bệnh miễn phí, chỉ có một số thuốc đặc trị thì phải mua hoặc nhờ các đồng chí bộ đội mua hộ rồi chuyển từ dưới huyện về.

ky i tinh quan dan noi dia dau cua to quoc

Mải mê khám bệnh, cấp thuốc, tới quá trưa, Đại úy - Y sĩ Hoàng Quốc Khánh mới tạm nghỉ để tiếp chuyện chúng tôi. Đại úy Khánh cho biết, anh vốn là cán bộ tại Bệnh xá Biên phòng tỉnh và mới được luân chuyển về đây 2 năm trước. Khu vực này, ngoài trạm quân dân y Đàm Thủy, cũng có các trạm y tế xã, nhưng nhiều người bệnh vẫn tìm đến đây, do đó dù chỉ có 3 cán bộ, nhưng mỗi tháng trạm phải tiếp nhận tới hơn 600 lượt người từ nhiều vùng khác nhau đến khám, chữa bệnh. Đó là chưa kể các trường hợp bệnh nặng, hoặc không di chuyển được, nên bất kể đêm hay ngày, các y sĩ đều phải thay phiên nhau đến tận nơi để khám, chữa bệnh.

Đại úy Khánh cũng cho biết thêm, Trạm có một cộng tác viên rất đặc biệt. Đó là ông Chung Văn Khin, người dân tộc Tày, vốn là thầy mo trên bản Chang, mà nguồn cơn của vụ việc là do “thầy” bó tay trước một căn bệnh lạ của người cháu. Khi biết chuyện, sau khi được các y sĩ tại trạm khuyên nhủ, thậm chí “đặt cược” thì thầy mới cho cán bộ đến nhà chữa bệnh cho người cháu của mình. Cứ như vậy, ròng rã sau hơn 1 tháng, khi người cháu của “thầy” khỏi bệnh thì “thầy” cũng trở thành một tuyên truyền viên tích cực của trạm dân quân y Đàm Thủy.

Bằng tinh thần trách nhiệm “Lo cho dân như lo cho mình”, chính từ những hành động thiết thực và hiệu quả ấy, hình ảnh những “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Thầy thuốc quân hàm xanh”, “Chiến sĩ tuyên truyền văn hóa quân hàm xanh”…  bám bản, bám làng giúp dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống đã trở nên thật gần gũi, thân thương với người dân.

Tuấn Dũng Kỳ II: Xóm nghèo người Nùng làm nông thôn mới.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá  Việt Nam

Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026).
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang được chú trọng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Xây dựng Hà Nội; nhằm mục tiêu khỏe, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, khỏe để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức vừa tổ chức Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện năm 2024 với sự tham gia của 1.125 vận động viên đến từ 164 Công đoàn cơ sở.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng ngày 4/5/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn vệ sinh lao động - Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Chiều nay (3/5): VFF dự kiến công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

Chiều nay (3/5): VFF dự kiến công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) dự kiến sẽ công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam, U23 Việt Nam vào ngày chiều nay (3/5).

Tin khác

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake - công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đoạn video giả mạo, là mối đe dọa lớn với người dùng trên không gian mạng. Gần đây, tội phạm mạng thường xuyên sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn tiền người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày này, miền Bắc đang ở thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Nam Định đã tìm đến các bãi biển để “giải nhiệt”. Lượng người đến ngày càng đông khi trùng vào thời điểm ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

(LĐTĐ) Một nhóm học sinh gồm 5 em, chủ yếu sinh năm 2007, đã rủ nhau trốn bố mẹ ra bờ sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, để bơi lội. Do các em thiếu kỹ năng cộng thêm thời tiết nắng gay gắt nên đã khiến 2 em bị đuối nước...
Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thời tiết nắng nóng tại Hà Nội khiến các không gian vui chơi ngoài trời khá vắng vẻ. Người dân Thủ đô lựa chọn các khu vui chơi trong trung tâm thương mại có điều hòa mát mẻ, hoặc đến Công viên nước Hồ Tây tham gia các trò chơi giải nhiệt với nước...
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
Chuyện tình yêu qua chiến tranh

Chuyện tình yêu qua chiến tranh

(LĐTĐ) Trước khi đến với người chồng hiện tại, bà Vũ Thị Lui (tên thường gọi là Vũ Lưu Liên), sinh năm 1946, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội, từng có một mối tình đẹp, vượt qua mưa bom, bão đạn với liệt sĩ Trần Mình Tiến. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ khi người yêu hy sinh, bà Liên luôn trân trọng và nâng niu từng bức thư, kỷ vật của người lính Cụ Hồ.
Xem thêm
Phiên bản di động