Tìm ngọc trong di sản văn chương Việt

(LĐTĐ) “Tìm ngọc trong di sản văn chương Việt” là cuốn sách được xem lại tập đại thành của nhà sử học, tiến sĩ Đinh Công Vỹ (Viện nghiên cứu Hán Nôm). Cuốn sách bao gồm nhiều thể loại biên khảo đến sáng tác và phê bình văn học của cả một đời cầm bút. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với nhà sử học về thành tựu khoa học khảo sát văn học đáng chú ý này.
Sáng tạo văn học nghệ thuật vì sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước
Sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm
Lịch sử trong văn chương, hư cấu nhưng không được sai lệch
Tìm ngọc trong di sản văn chương Việt
Tiến sĩ sử học Đinh Công Vỹ

PV: Thưa tiến sĩ, ở nhiều tác phẩm sử học của ông cho thấy ông là nhà khoa học làm việc hết sức nghiêm túc và say mê, cẩn trọng tìm ra những góc nhìn mới, phân tích kỹ lưỡng, sâu sắc, hấp dẫn nhằm làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp của nhiều doanh nhân Việt Nam qua các thời kỳ. Ở tác phẩm “Tìm ngọc trong di sản văn chương” dường như bố cục và nội dung có nhiều mới lạ hơn những nghiên cứu trước đó. Xin ông chia sẻ thêm về thành tựu này?

Tiến sĩ sử học Đinh Công Vỹ: Cuốn sách có xu hướng thiên về văn chương nên cách bố cục chia thành năm mục lớn: “Tìm trong các thể loại thơ văn truyền thống”; “Tìm trong các tác gia văn học tầm vóc”; “Tìm trong bè bạn bốn phương: Tựa đề, phẩm bình, giới thiệu”; “Tìm trong trung tâm tâm thơ, các câu lạc bộ thơ văn, nói chuyện, báo cáo”; và cuối cùng là “Các bài chúc văn tụng đọc trong các ngày lễ trọng thể”.
Ở phần một - “Tìm trong các thể loại thơ văn truyền thống”, tác phẩm đi sâu vào khảo sát và nghiên cứu khá kỹ các thể loại câu đối, sắc phong, thơ Đường, ký, truyện, tiểu thuyết và kịch lịch sử. Ở phần này, ngoài việc đề cập đến giá trị lịch sử, giá trị văn chương của câu đối và thơ Đường. Hiện nay, người đọc rất quan tâm đến mảng phê bình tác phẩm tiểu thuyết lịch sử.

Phần hai của cuốn sách - “Tìm trong các tác gia văn học có tầm vóc”, là những nghiên cứu sâu, bình luận để làm sáng tỏ chân dung các vị vua: Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông; các danh nhân văn hóa của đất nước như ba vị Đại vương Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý Ân, Nguyễn Quý Kính; các danh nhân Nguyễn Hy Quang, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Lý, Vũ Phạm Hàm, Đào Nguyên Phổ, Phan Bội Châu, Nguyễn Hữu Cầu, Thiều Chửu, các tác gia họ Đặng, Ngân Giang.

Mỗi bài viết là một công trình nghiên cứu, một tiểu luận đã được trình bày tại các hội thảo khoa học, nhằm làm rõ thân thế sự nghiệp, những đóng góp của các vị vua, các danh nhân cho đất nước quê hương, góp phần xây dựng một quốc gia Văn hiến như Nguyễn Trãi đã từng viết trong bài Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Các vị tiếp nối truyền thống lịch sử, bồi đắp văn hóa cho dòng chảy văn hóa nước nhà được tiếp mãi.

Nếu phần một và hai của cuốn sách chuyên sâu nghiên cứu những vấn đề văn hóa cổ, danh nhân cổ, cận đại, thì phần ba“Tìm bè bạn trong bốn phương tựa đề, bình phẩm, giới thiệu” lại là những bài viết giản dị, mộc mạc, gần gũi giới thiệu các tập thơ của Câu lạc bộ Di sản - Thơ Văn truyền thống và Hán Nôm Việt Nam, là một tổ chức thành viên của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam. Phần bốn của cuốn sách - “Tìm trong các Trung tâm thơ, các câu lạc bộ thơ” là sáng tác thơ của những tác giả, nhà nghiên cứu trong câu lạc bộ “Di sản - Thơ Văn truyền thống và Hán Nôm Việt Nam”, một tổ chức thành viên của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam. Phần năm - “Các bài chúc văn tụng đọc trong các ngày lễ trọng thể” là thể loại chúc văn của doanh nhân thời xưa đọc trong các đại lễ trọng đại.

Tìm ngọc trong di sản văn chương Việt
Tác phẩm “Tìm ngọc trong di sản văn chương Việt” của tiến sĩ sử học Đinh Công Vỹ

Trong phần một của tác phẩm ông có nhiều bình luận về các tác phẩm văn học lịch sử. Xin ông cho biết ý kiến về một vài tác phẩm ấn tượng mà ông đã nghiên cứu?

Có thể nói, tiến sỹ Đinh Công Vỹ đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông vẫn miệt mài, cần mẫn đi sâu nghiên cứu, và là người chăm chỉ viết và in những cuốn sách có giá trị cho nền văn hóa nước nhà trong những năm ông nghỉ hưu. Nhiều người biết đến Đinh Công Vỹ qua những cuốn sách đã được phát hành dưới những cái tên hấp dẫn khách đọc như: “Các chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam”,“Bí sử một vương triều”, “Thảm án các bậc khai quốc công thần”, hay “Chuyện tình kẻ sĩ Việt Nam”... và diễn đạt đúng nhất có lẽ như cái tên của một trong những cuốn sách đã xuất bản là “Bên lề chính sử”... và giờ là cuốn “Tìm ngọc trong di sản văn chương Việt”. Đó là những đóng góp khoa học của tiến sĩ Đinh Công Vỹ cho nền học thuật và văn chương nước nhà. Sắp tới ông sẽ cho ra mắt cuốn sách tiếp theo: “Việt sử nói gì? qua truyền thuyết, phả học, dòng họ…”. (Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh – Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam)

Với tiểu thuyết lịch sử, tôi đọc rất kỹ và có quan điểm rõ ràng. Ví dụ, ở tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh, những tình huống dù sử đã nhắc tới phần nào những chưa hẳn đã rõ ràng như vụ sát hại vua Trần, vụ thảm án Đốn Sơn...qua ngọn bút của Nguyễn Xuân Khánh đã trở nên rõ ràng hơn với hai hướng có thể chấp nhận: Phản ánh lịch sử đúng hoàn toàn như tư liệu và phản ánh lịch sử dù có hư cấu nhưng vẫn đi đúng hướng có thể có, dễ chấp nhận.

Nhưng dù là hư cấu, tác giả vẫn là cất ánh trên hiện thực hoặc gián tiếp có liên hệ với tư liệu, không dựng nên một nhân vật hư cấu 100%”. Ở tiểu thuyết Hồ Quý Ly, những trang tác giả viết về tình yêu và người đẹp là những trang sinh động, gây ấn tượng nhất. Ta nhớ mãi nàng công chúa Huy Ninh với cặp mắt buồn và cuộc đời nhân đạo, thanh khiết như một cành mai đã làm dịu đi và phong phú hơn trái tim vốn đã chai sạn vì những mưu đồ chính trị (...) Nhạc có cung điệu, tình yêu cũng có cung điệu, sắc thái không trộn lẫn, mỗi đối tượng một vẻ phong phú như: Tình yêu của Thanh Mai tự nhiên tràn trề sức sống dân gian, khác với tình yêu của Quỳnh Hoa là quý tộc trong chậu cảnh thanh mảnh, yếu ớt, thể hiện cho một vương triều đi xuống....

Còn với bộ tiểu thuyết “Bão táp triều Trần” của nhà văn Hoàng Quốc Hải đã chứng tỏ, từ sự thực lịch sử, bằng trí tưởng tượng đúng đắn, bằng tri thức và sự nghiên cứu công phu, Hoàng Quốc Hải đã bù đắp lịch sử thăng hoa thành sự thực nghệ thuật. Tác phẩm của anh mang tính chất sử thi khi phác vẽ nên bức tranh hoành tráng của triều đại Đông A từ buổi bình minh tới buổi hoàng hôn gần 200 năm, có một không gian rộng lớn, từ đời sống cung đình tới đời sống dân dã Đại Việt (...) Đó vừa là thiên anh hùng ca chống ngoại xâm, vừa là thiên tình ca, áng bi hận tình của thời đại cách đây 700 năm.

Xin cảm ơn tiến sĩ!

Bảo Thoa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm
Phiên bản di động