Sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm
Văn hóa Đông Sơn: Nghệ thuật đỉnh cao Việt Nam thời nguyên thủy | |
Nâng tầm tác phẩm văn học để “kích cầu” độc giả |
Hiện thực hôm nay, nhìn trong sự vận động cơ bản của nó, đang diễn ra theo chiều hướng phát triển tốt đẹp, song cả xã hội và từng con người đang phải tìm kiếm, giải quyết những vấn đề chưa từng có tiền lệ. Từ sức mạnh nội sinh của dân tộc, cái tốt đang đấu tranh và kiên cường vươn lên, mặc cho cái xấu, cái ác đang có nguy cơ trỗi dậy, sự đan xen, trộn lẫn tốt – xấu, thiện – ác, sự đảo lộn các giá trị đang đặt ra cho cả xã hội những bài toán khó giải…
Minh họa |
Trong tình thế đó, cuộc đấu tranh chống cái ác, cái tiêu cực, như tham nhũng, quan liêu, thoái hóa, biến chất diễn ra đầy cam go, nhiều thách thức. Sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta, dân tộc ta là cực kỳ to lớn, việc phát hiện, nâng niu, bảo vệ và khẳng định cái mới, cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống thể hiện sâu nhất phẩm chất nhân văn của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng.
Vậy, trong những năm gần đây, văn học, nghệ thuật Thủ đô đã phản ánh, khám phá như thế nào hiện thực hôm nay của đất nước? Rõ ràng là, so với hiện thực trước đây, đối với người sáng tạo văn học, nghệ thuật, hiện thực hôm nay của đất nước với tất cả những đặc trưng trên là một thách thức không nhỏ đối với người sáng tạo nghệ thuật. Vượt qua những khó khăn đó, văn học, nghệ thuật của chúng ta đã nỗ lực đạt được những kết quả đáng mừng.
Bên cạnh khuynh hướng tiếp tục phản ánh các đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc với cảm hứng sử thi và tầm khái quát, năng lực phân tích mới là sự nỗ lực mở rộng phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, phát hiện những vấn đề nóng bỏng, bức xúc của đời sống hôm nay, trên nhiều bình diện, nhiều góc cạnh khác nhau, là sự phát triển khá mạnh khuynh hướng quan tâm đến cuộc sống bình dị, nhiều góc cạnh đời thường của con người, làm phong phú hơn và sâu thêm chủ nghĩa nhân văn của văn học, nghệ thuật hôm nay.
Mặt khác, văn học, nghệ thuật đã trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh hoàn thiện con người, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, nhạy bén và mạnh dạn phơi trần, lên án, tố cáo cái xấu xa, độc ác, đen tối, các biểu hiện thoái hóa, biến chất về nhân cách, đạo đức, lối sống của con người. Nỗ lực đó của văn học, nghệ thuật có tác dụng cảnh báo, phản biện có hiệu quả, góp phần ngăn chặn xu hướng tiêu cực đang nảy sinh trong đời sống xã hội. Đạo đức xã hội với rất nhiều vấn đề nóng bỏng, bức xúc, tạo ra những lo lắng sâu sắc trong xã hội, là một chủ đề lớn thu hút sự quan tâm của hầu hết các ngành nghệ thuật, đặc biệt là văn học, thể hiện trách nhiệm xã hội và vai trò công dân của văn nghệ sĩ.
Trong khi hiện thực đang vận động, biến đổi mãnh liệt, khẩn trương, luôn luôn chứa đựng những bất ngờ khó dự tính hết, thì phải chăng, văn học, nghệ thuật của chúng ta những năm gần đây còn hạn chế trong cách tiếp cận và nhận thức những vấn đề mới của cuộc sống hiện đại, chưa cảm nhận được chiều sâu, ý nghĩa của quá trình chuyển biến mang tính lịch sử của thời kỳ mới của đất nước – thời kỳ công cuộc đổi mới phải được triển khai toàn diện và đi vào chiều sâu, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Thời kỳ yêu cầu văn học, nghệ thuật lấy nhiệm vụ chủ yếu chỉ là ca ngợi và khẳng định cuộc sống “trong quá trình phát triển cách mạng của nó”, mặc dù xu thế vận động của hiện thực là nhiều triển vọng với niềm tin vững chắc vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới, song chính vì điều đó mà văn học, nghệ thuật phải khám phá tận cùng và miêu tả khách quan con đường chông gai, gian khổ để có thể đi tới. Lúc này, trong hiện thực đang diễn ra những cuộc va chạm, cọ sát mạnh mẽ giữa các giá trị trong đời sống xã hội, cộng đồng và trong từng con người, và hiển nhiên là, hiện trạng đó chưa thể đi đến kết thúc. Con người – công chúng hôm nay của nghệ thuật – có nhu cầu hiểu biết tường tận cuộc sống xung quanh và số phận của mình, niềm tin của họ vào cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào sự nhận biết thực chất đó, vì vậy, họ yêu cầu ở văn học, nghệ thuật cùng đồng hành với họ.
Hy vọng rằng từ mạch nguồn văn hóa hơn một ngàn năm tuổi, các văn nghệ sĩ Thủ đô sẽ sáng tạo ra nhiều tác phẩm xuất sắc, “xứng tầm” với vị thế là trung tâm văn hóa, văn học nghệ thuật của đất nước. |
Đi ngược lại khuynh hướng trên, lại xuất hiện trong những năm gần đây không ít tác phẩm sa vào những chuyện vụn vặt, quẩn quanh, ít ý nghĩa đối với đời sống xã hội và công chúng. Đồng thời, đang phát triển một khuynh hướng cực đoan là nghiêng về khai thác, tô đậm mặt đen tối, tiêu cực, phủ nhận mặt tốt đẹp, tích cực của cuộc sống hiện tại. Có biểu hiện tuyệt đối hóa đời sống cá nhân với những nỗi đau, tâm sự u uất, luẩn quẩn, tầm thường, quay lưng lại với những vấn đề nóng bỏng, bức thiết của đời sống.
Xu hướng thương mại hóa, hạ thấp chức năng nhận thức và giáo dục, nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí và đề cao thái quá sự tự biểu biện “cái tôi nghệ sĩ” có chiều hướng phát triển dưới nhiều biểu hiện phức tạp. Loại sản phẩm “ăn khách”, chạy theo thị hiếu thấp kém xuất hiện ngày một nhiều như truyện vụ án, thơ tình ủy mị, gào thét sướt mướt, phim truyện với những mối tình giật gân nhưng cũ mòn, tranh ảnh khỏa thân thẩm mỹ thấp kém, kiến trúc thị dân phô trương, bắt chước, nhại cổ, sân khấu hài gây cười “cơ giới”, thô tục, rẻ tiền… đang trở thành một vấn nạn, tác động xấu đến thị hiếu công chúng và làm ô nhiễm đời sống văn học, nghệ thuật, môi trường văn hóa – xã hội.
Chúng ta đang sống trong thời đại đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều thuận lợi, thời cơ đồng thời khó khăn, thách thức cũng không ít. Các thế lực phản động ra sức chống phá trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Nhận thức được thực trạng trên, các Văn nghệ sĩ của Thủ đô luôn giữ vững lập trường, tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức công dân và trách nhiệm văn nghệ sĩ, tích cực tham gia Cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện những nội dung trong Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Nghị quyết số 33 -NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Hy vọng rằng từ mạch nguồn văn hóa hơn một ngàn năm tuổi, các văn nghệ sĩ Thủ đô sẽ sáng tạo ra nhiều tác phẩm xuất sắc, “xứng tầm” với vị thế là trung tâm văn hóa, văn học nghệ thuật của đất nước.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm
(Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09