Tìm lại vẻ đẹp cho Đình Trung Yên nơi phố cổ
Giữ phố “hàng” nơi phố cổ Hà Nội Tìm hướng đi mới cho nghề kim hoàn nơi phố cổ Hà Nội Đến Phố cổ Hà Nội nghe câu chuyện về đôi dép Bác Hồ |
Kiến trúc nghệ thuật hiếm có
Đình Trung Yên tọa lạc tại số 10 Ngõ Trung Yên, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo tư liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, con ngõ nguyên là đất thôn Chung Yên, là một trong 19 thôn phường hợp thành tổng Hữu Túc, sau đổi là tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương cũ. Thời Pháp thuộc, tên là Ruelle de Chung Yên.
Đình Trung Yên là một di tích lịch sử văn hóa nằm trong khu phố cổ Hà Nội, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2008 |
Sự hiện diện của di tích gắn bó chặt chẽ với diện mạo, cảnh quan và con người Hà Nội xưa nói chung và của khu phố cổ nói riêng. Hiện nay, tại đình còn lưu giữ một số tư liệu Hán Nôm như hoành phi, câu đối, văn bia cho biết đình Trung Yên thờ một vị quan đỗ Tiến sĩ dưới triều Mạc.
Qua tìm hiểu, các nguồn thư tịch đều nói về vị thần thiêng phò tá triều Mạc là một bậc quan Tiến sĩ (người dân hay gọi là ông Mỗ), đã dám đứng ra cản ngựa của Trịnh Tùng, không cho đuổi theo Mạc Mậu Hợp và vì vậy mà ông bị giết. Người dân bèn lập miếu thờ ở ngay nơi ông mất. Sự kiện trên diễn ra vào thập kỷ 80, 90 của thế kỷ 16 (1585 - 1592).
Việc thờ cúng quan Tiến sĩ (ông Mỗ) tại Đình Trung Yên đã cho thấy sự tôn trọng của nhân dân đối với các vị quan trung thành dưới vương triều mình sống. Cho dù sách sử, hay một vài ý kiến cho rằng, nhân vật được thờ không có giá trị tích cực trong lịch sử, nhưng dưới góc độ tâm lý cho thấy, người dân có thể phụng thờ một tư tưởng, một con người cụ thể mà họ cho là phù hợp với đạo đức, với lẽ sống của người dân Việt.
Mái đình đặc trưng kiến trúc cổ Hà Nội |
Là một trong những di tích thuộc khu phố cổ Hà Nội, Đình Trung Yên có niên đại khởi dựng từ khá sớm. Đình được xây dựng theo hướng Nam trên một mặt bằng hình ống - kiểu mặt bằng đặc trưng của kiến trúc phố cổ Hà Nội. Tuy quy mô hiện nay không còn như buổi đầu khởi dựng, nhưng hình thức kiến trúc hiện còn và kết cấu kiến trúc bên trong mang đặc trưng của một loại hình kiến trúc văn hóa tín ngưỡng trong khu phố cổ Hà Nội: Đó là kiểu xây hai tầng trên mặt bằng hình ống - mặt bằng đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội đã gặp ở đình Lò Rèn (số 1 phố Lò Rèn), đình Hoa Lộc Thị (90A phố Hàng Đào).
Giá trị nghệ thuật độc đáo của di tích Đình Trung Yên được thể hiện tập trung qua hệ thống các di vật gỗ chạm của di tích như: hoành phi, cửa võng, ngai thờ, bát bửu… đã góp phần tôn thêm vẻ đẹp của kiến trúc. Trên các hiện vật của đình như hương án, long ngai, cuốn thư, cửa võng, đề tài trang trí là rồng chầu mặt trời, hoa chanh, cánh sen, hoa dây, vân mây đan xen mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 - 20.
Bia đá, chuông đồng, lư hương hầu hết là những hiện vật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 - 20. Bên cạnh đó, còn có những mảng trang trí trên các đồ tế tự như bát bửu, lỗ bộ… tất cả đều được sơn thếp làm tăng vẻ uy nghiêm cho điện thờ. Các di vật này để lại cho chúng ta những giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật tạo tác qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau.
Ngày 29/6, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo Đình Trung Yên. |
Di sản văn hóa cần được bảo tồn
Trải qua thời gian dài tồn tại với những biến cố thăng trầm của lịch sử, của thời tiết khí hậu khắc nghiệt và tác động của con người, Đình Trung Yên rơi vào tình trạng xuống cấp, tường mục, vỡ, khả năng chịu lực kém. Bên cạnh đó, có 3 hộ dân sinh sống tại mặt bằng tầng 1.
Anh Nguyễn Khánh Toàn, một người dân ở phường Hàng Bạc cho biết, Đình Trung Yên nằm ẩn mình trong ngõ vừa một người đi, là nơi mà gia đình anh Toàn thường tới thắp hương mỗi dịp lễ, Tết. Thế nhưng nhiều năm qua, ngôi đình xuống cấp, người dân bày bán hàng trong ngõ, trước cửa đình khiến cho việc đi lại khó khăn. Không những thế, có một số người dân chuyển đến sinh sống ngay tại tầng 1 khiến cho nơi đây mất đi vẻ linh thiêng vốn có.
Sáng ngày 29/6, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023), Ủy ban nhân dân Quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo Đình Trung Yên, Phường Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ban Quản lý Phố Cổ - Hồ Hoàn Kiếm cho biết, trong quá trình trùng tu Đình Trung Yên, đơn vị Chủ đầu tư cùng các nhà thầu đã thực hiện tốt công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của di tích theo đúng các quy định của Luật Di sản Văn hóa. Hiện nay toàn bộ nơi thờ chính tại Đình Trung Yên ở trên tầng 2, tầng 1 là nơi sinh hoạt của cộng đồng khu dân cư, ba hộ dân sinh sống tại không gian tầng 1 đã được chuyển tới nơi ở mới. |
"Năm 2021, người dân chúng tôi được biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thẩm định dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đình Trung Yên, chúng tôi rất mừng. Hôm nay chính thức được thấy quận Hoàn Kiếm gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo, trả lại vẻ đẹp cho di tích, đó là niềm vui của những người dân quanh đây", anh Toàn nói.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được quận quan tâm, gắn với việc phát triển kinh tế, du lịch. Xác định vị trí quan trọng của Di tích lịch sử văn hóa Đình Trung Yên gắn với quần thể các di tích trong khu vực phụ cận hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm đã tập trung nguồn lực giải phóng mặt bằng, tu bổ, tôn tạo.
Sau thời gian hoàn thành, di tích được quận lựa chọn là công trình kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc. Đây là công trình có ý nghĩa nhằm lưu giữ di sản cho thế hệ mai sau, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời trở thành điểm tham quan của du khách khi đến thăm Hà Nội.
Sự tồn tại của di tích Đình Trung Yên cùng với các di tích khác trong khu vực phố cổ Hà Nội chính là nguồn sử liệu quan trọng và là chứng tích về lịch sử, văn hóa, xã hội của Thăng Long - Hà Nội xưa. Dự án Đình Trung Yên hoàn thành mang lại lợi ích kinh tế - xã hội thông qua hoạt động tham quan, tế lễ, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân những giá trị lịch sử, văn hóa góp phần nâng cao dân trí, truyền thống văn hóa.
Công trình còn ở một vị trí ngay trong lòng khu phố cổ Hà Nội nơi buôn bán sầm uất nhất của kinh thành Thăng Long xưa - Hà Nội ngày nay. Vì vậy, việc bảo tồn được một di tích như Đình Trung Yên - một công trình kiến trúc tôn giáo truyền thống, sẽ góp phần tô điểm thêm sắc màu kiến trúc và làm tăng thêm giá trị cho khu vực Phố cổ Hà Nội.
Việc bảo tồn di tích Đình Trung Yên còn góp phần thúc đẩy phát triển về văn hóa, du lịch và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân địa phương trong khu phố cổ nói riêng và cả nước nói chung. Tôn tạo cảnh quan tăng tính tôn nghiêm cho di tích và tạo cho di tích có vị trí xứng đáng với tầm vóc vốn có đã được lịch sử và thời đại công nhận, phục vụ thờ tự tín ngưỡng, thăm viếng, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học, giới thiệu lịch sử văn hoá Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay và phục vụ du khách tới thăm quan di tích.
Đình Trung Yên gắn liền với các di tích khác như đền Ngọc Sơn, đền Bạch Mã, đình Kim Ngân, đình Thanh Hà, chùa Vĩnh Trù, đền Hương Tượng… tạo ra tuyến tham quan liên hoàn hấp dẫn du khách trong hành trình tìm hiểu về Hà Nội xưa.
Bảo Thoa
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40