Tìm hướng đi mới cho nghề kim hoàn nơi phố cổ Hà Nội
Sắp diễn ra Lễ hội đình Kim Ngân và hội nghề kim hoàn 2018 Nhiều hoạt động phong phú tại lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023 Nghề kim hoàn với di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội |
Phố phường Thăng Long - Hà Nội từ thế kỷ 18 trừ một số ít ỏi bán đồ ăn uống như phố Hàng Bún, Hàng Cháo, Hàng Mắm, Hàng Dầu thì hầu hết bán sản phẩm thủ công phục vụ vua quan và đông đảo dân chúng trong cuộc sống hàng ngày.
Sự hình thành các làng nghề, phố nghề đã thể hiện thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp, tuy tiến độ còn chậm. Do đó kinh doanh thủ công là thành phần tăng cường cho kinh tế đô thị.
Phố Hàng Bạc là một trong những con phố hiếm hoi còn kinh doanh nghề thủ công đặc trưng của "phố hàng". (Ảnh: Bảo Thoa) |
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Thị Hảo - Ủy Viên, Hội đồng tư vấn Hiệp hội làng nghề Việt, Hà Nội xưa với 36 phố phường do năm tháng đắp đổi, nếu mỗi phố xưa bắt đầu bằng chữ “hàng” gắn với một loại hàng thủ công nào đó thì nay đã thay đổi theo cuộc sống mới đi lên, nhưng dẫu sao, người Hà Nội hôm nay và cả mai sau cần nhớ và cần biết những phố xưa mà mỗi tên phố đều gợi nhớ một quá khứ hào hùng của dân tộc, gợi nhớ những sản phẩm độc đáo hội tụ tài khéo của trăm nghề, trăm vùng.
Để các làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là Hà Nội phát triển bền vững, tiến sĩ Đỗ Thị Hảo cho rằng, nhìn chung các làng nghề thủ công, những người thợ đều làm nghề với quy mô gia đình, do vậy nguồn vốn để phát triển kỹ thuật công nghệ còn eo hẹp nên cần có những ngân hàng vay vốn lãi suất thấp để tạo điều kiện cho nghề thủ công phát triển.
Những năm qua Nhà nước đã tôn vinh nghệ nhân bằng những danh hiệu cao quý và có những ưu đãi đặc biệt. Thực tế ở Việt Nam cho thấy phần lớn các nghệ nhân tuổi đã cao, ra đi mang theo những bí quyết nghề nghiệp truyền đời để lại, đây là một thiệt thòi cho thế hệ mai sau. Bởi vậy, Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ nghệ nhân thích đáng kịp thời.
Nghệ nhân đúc bạc vẫn còn rất tâm huyết với nghề truyền thống. (Ảnh: Bảo Thoa) |
Theo tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, Hà Nội nên tổ chức những cuộc thi nghề khéo hàng năm để phát hiện những người thợ tài năng, vừa làm giàu thêm cho truyền thống khéo tay hay nghề, một di sản văn hóa do ông cha để lại. Cùng với đó, ở khu phố cổ nên có những bảo tàng thủ công nghiệp gắn tên phố hàng. Đây là đầu mối quan trọng gắn với du lịch từ phố nghề đến làng nghề.
“Truyền thống của người Việt Nam vốn khéo tay hay làm, bao đời nay các cụ truyền lại cho nhiều thế hệ có những gia đình 4 - 5 thế hệ. Thế nhưng các gia đình vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như quy mô làm nghề bây giờ phân lớn là quy mô gia đình.
Trong thời đại kỹ thuật hiện đại như bây giờ cần phải có những máy móc, phương tiện hiện đại thay sức người. Để có phương tiện thì cần có vốn. Đối với các hộ gia đình vốn rất khó khăn”, tiến sĩ Đỗ Thị Hảo trăn trở.
Đồng quan điểm này, ông Vũ Mạnh Hải - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội nghệ nhân, thợ giỏi thành phố Hà Nội cho rằng, trên thực tế, người thợ kim hoàn ngày nay còn gặp nhiều khó khăn, công sức làm nghề chưa được trả thù lao thỏa đáng, chưa khuyến khích được thế hệ kế cận tiếp tục theo nghề và nối nghiệp.
Theo ông Vũ Mạnh Hải, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa nghề truyền thống từ hàng nghìn năm lịch sử, những tên nghề gắn liền với tên phố đã làm nên 36 phố phường, những phố hàng nổi tiếng đất kinh kỳ.
Sản phẩm kim hoàn thủ công ngày càng tinh xảo. (Ảnh: Bảo Thoa) |
Hàng Bạc là một trong những phố hiếm hoi còn sót lại cho đến nay, mà tên phố vẫn còn gắn liền với tên nghề. Đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội từ lâu đã là nơi bốn phương hội tụ, đây chính là điều kiện thuận lợi để thu hút thợ thuyền bách nghệ từ khắp bốn phương đổ về kinh kỳ.
Chính vì vậy, có những làng nghề nổi tiếng quy tụ về mảnh đất rồng thiêng như dát vàng Kiêu Kỵ, đồng bạc Định Công, đúc đồng Ngũ Xã, đúc đồng Đồng Xâm, đúc đồng Đại Bái,…
Trải qua nhiều thế kỷ, qua nhiều thăng trầm, các làng nghề truyền thống của Thăng Long - Hà Nội vẫn không ngừng phát triển, đặc biệt những người thợ kim hoàn từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn miệt mài chế tác những sản phẩm tinh giản và độc đáo.
Những sản phẩm tinh hoa của kim hoàn Hà Nội vẫn được đón nhận không chỉ người tiêu dùng trong nước mà còn là món quà quý, là kỷ vật lưu niệm của Thành phố dành cho các đoàn khách quốc tế khi đến thăm và làm việc tại Thủ đô.
Và ngày nay, tại phố Hàng Bạc, người buôn bán và thợ thủ công tâm huyết vẫn duy trì phố nghề, hoạt động mua bán, trao đổi vàng bạc, trang sức vẫn đang diễn ra hàng ngày hết sức sôi động. Bên cạnh đó, người thợ kim hoàn tại phố Hàng Bạc giờ đây còn biết trình diễn tay nghề của mình để du khách được tận mắt xem quy trình sản xuất một sản phẩm kim hoàn thủ công bằng tay như thế nào.
Những hoạt động này không chỉ thu hút được lượng khách du lịch trong nước mà còn thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế vừa tham quan vừa trải nghiệm, vừa kết hợp mua sắm. Điều này không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn đem lại giá trị văn hóa khi thông qua du lịch lan tỏa được những nét đặc trưng truyền thống của làng nghề Thủ đô.
Thợ thủ công làm bạc nén bằng phương pháp thủ công. (Ảnh: Bảo Thoa) |
Tuy nhiên, trên thực tế, người thợ kim hoàn ngày nay còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để thực sự ngành kim hoàn trường tồn và phát triển theo thời gian, thích nghi với thay đổi của thị trường nền kinh tế 4.0, giúp cho những người thợ kim hoàn duy trì và phát triển, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào; hỗ trợ công nghệ thiết kế mẫu mã, tạo nên những sản phẩm vừa truyền thống lại vừa hiện đại, phù hợp với nhiều thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho các sản phẩm kim hoàn và cải thiện đời sống cho các nghệ nhân, thợ kim hoàn.
“Cùng với đó cần có sự phối hợp của các trường cùng các khóa đào tạo bài bản bên cạnh những kinh nghiệm của các nghệ nhân, thợ giỏi và có các cơ chế khuyến khích những người trẻ tiếp cận nghề tinh hoa này, nhằm tạo ra những sản phẩm kim hoàn đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội, không chỉ là trang sức hay đồ gia đình mà còn là quà tặng, quà biếu biểu trưng của Thăng Long - Hà Nội.
Có như vậy mới có thể duy trì nghề kim hoàn, có cơ hội đóng góp cho di sản của Hà Nội”, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn thành phố Hà Nội Vũ Mạnh Hải nhấn mạnh.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Tin khác
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 13:59