Thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí

Tiếp sức cho các gia đình hiếm muộn chạm tay vào ước mơ làm cha mẹ

(LĐTĐ) Bất cứ ai rơi vào hoàn cảnh hiếm muộn, đều chịu rất nhiều áp lực, cả về kinh tế lẫn tinh thần. Riêng với các gia đình khó khăn, áp lực đó càng đè nặng khi chi phí thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh trong ống nghiệm không phải là nhỏ. Do đó, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội muốn tiếp sức cho họ cả về kinh phí và kỹ thuật để giúp các gia đình chạm vào ước mơ làm cha làm mẹ.
Tuần lễ vàng ươm mầm hạnh phúc cho những gia đình hiếm muộn Ra mắt 3 Trung tâm kỹ thuật cao: Tạo bước ngoặt lớn trong lĩnh vực y tế Nghẹn ngào nghe hành trình "tìm con" của nữ công nhân và chàng trai tật nguyền

3 năm triển khai 33 gia đình hiếm muộn được hỗ trợ

Đây là thông tin được bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn chia sẻ tại buổi lễ “Công bố và trao quyết định 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100% và các chương trình xét duyệt miễn phí trong Tuần lễ Vàng 2021” do Bệnh viện tổ chức trực tuyến vào tối 3/7.

Tiếp sức cho các gia đình hiếm muộn chạm tay vào ước mơ làm cha mẹ
Các cặp vợ chồng giao lưu trực tuyến tại lễ công bố và trao quyết định 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100%

Đây là năm thứ 3 liên tiếp Bệnh viện hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn miễn phí cho các cặp vợ chồng khó khăn. 10 trường hợp được hỗ trợ miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm là các bệnh nhân đủ điều kiện, đã nộp hồ sơ đăng ký xét duyệt từ chương trình Tuần lễ vàng 2021 - Ngôi nhà hạnh phúc.

10 cặp vợ chồng may mắn được làm thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí sẽ được Bệnh viện hỗ trợ 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (chi phí xét nghiệm, kích trứng, chọc trứng, tạo phôi, trữ phôi, chuyển phôi,…), khoảng 70 - 100 triệu đồng tuỳ từng trường hợp.

Ngoài ra, Bệnh viện sẽ hoàn tiền khám, xét nghiệm trước đó các gia đình đã thực hiện để hoàn thiện hồ sơ. Riêng các chi phí ăn ở, đi lại, sinh hoạt cá nhân cũng như những chi phí phát sinh không nằm trong quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, bệnh nhân sẽ tự thanh toán theo quy định.

Năm nay, bên cạnh 10 gia đình nhận hỗ trợ 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, Bệnh viện còn hỗ trợ chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thêm cho 1 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, trị giá 30 triệu đồng.

Được biết, sau 3 năm triển khai chương trình thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí, 33 gia đình hiếm muộn khó khăn đã được Bệnh viện hỗ trợ.

Chạm tay vào ước mơ

Tại buổi lễ, các gia đình nhận được hỗ trợ đã có những chia sẻ xúc động về hành trình “tìm con” của mình. Điển hình là trường hợp gia đình chị Đinh Thị Niềm – anh Nguyễn Văn Yên (Hà Giang) người dân tộc Tày. Kết hôn từ năm 2013, mãi chưa có con, hai vợ chồng đã đi khám hiếm muộn. Kết quả chồng tinh trùng yếu, vợ tắc 2 vòi trứng. Vì thế, chị Niềm đã bơm thông vòi trứng 2 lần, chi phí hết 25 triệu nhưng không thành công.

Tiếp sức cho các gia đình hiếm muộn chạm tay vào ước mơ làm cha mẹ
Vợ chồng thầy giáo bản Quách Văn Thị và chị Nguyễn Thị Hồng Tiến chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình.

Gia đình ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Hà Giang, hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định, kinh tế phụ thuộc vào 2 sào đất trồng lúa, gia đình bố mẹ 2 bên cũng rất khó khăn. Anh chị đành tạm gác ước mơ tìm con cho đến khi may mắn được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ.

Tương tự là gia đình anh Lê Hải Phong – chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang (Hải Phòng), kết hôn từ năm 2015 nhưng chưa có con. Anh Phong hiện là bộ đội biên phòng, thường xuyên phải công tác xa nhà, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 như hiện nay.

Ngoài trang trải cuộc sống, anh chị hiện đang chăm sóc bố mắc bị ung thư hạch, đái tháo đường, suy tim. Trước đây, hai vợ chồng đã từng làm thụ tinh trong ống nghiệm một lần nhưng không thành công. Khi mong ước có được đứa con của chính mình dường như phải gác lại để lo toan cuộc sống thì chính hỗ trợ của Bệnh viện đã mang đến hy vọng mới cho gia đình anh chị.

Cũng có trường hợp hiếm muộn 18 năm, đó là gia đình chị Phạm Thị Phượng và anh Phạm Văn Quyết (Hưng Yên). Kết hôn từ năm 2003, mãi chưa có con, anh chị cũng đã thăm khám, chạy chữa nhiều nơi, thậm chí từng vào thành phố Hồ Chí Minh làm thụ tinh trong ống nghiệm (năm 2018) nhưng không có kết quả.

Trước đó, chị cũng từng mổ bóc tách u nang buồng trứng (năm 2014) và mổ polyp buồng tử cung (năm 2016). Thu nhập từ nghề thợ hàn của anh và nghề phụ hồ của chị ngoài lo cuộc sống, chăm mẹ già (mẹ anh Quyết hiện đã gần 90 tuổi, ở cùng hai vợ chồng) khó có thể giúp họ tiếp tục theo đuổi hành trình gian nan này. Do đó, sự hỗ trợ từ Bệnh viện thời điểm này đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho đôi vợ chồng.

Mỗi trường hợp là một câu chuyện, dù khác hoàn cảnh nhưng chung một nỗi niềm, đó là khát khao mong con nhưng vẫn chưa thể vẹn tròn vì nhiều lẽ; trong đó, kinh tế là rào cản chính. Sự hỗ trợ kịp thời của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã đem đến cho họ một tia hy vọng mới trong hành trình chữa trị vô sinh – hiếm muộn.

Đáng chú ý, tại buổi lễ còn có sự góp mặt và chia sẻ của đại diện các gia đình từng nhận hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí trước đó và đã có được đứa con mà mình mong chờ.

Đơn cử như vợ chồng thầy giáo bản Quách Văn Thị và chị Nguyễn Thị Hồng Tiến (thôn Huổi Lục 2, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, Điện Biên). Đây là gia đình đầu tiên đón bé thành công nhờ chương trình hỗ trợ của Bệnh viện năm 2019 sau 7 năm mòn mỏi mong con.

Năm 2013, anh Thị kết hôn, trải qua 3 năm mong đợi, vợ chồng vẫn không có con. Trong một lần thu hoạch xong vụ sắn, anh đã vay thêm tiền, dẫn vợ xuống 2 bệnh viện lớn ở Hà Nội để khám. Kết quả thấy tinh trùng yếu, vợ lại đa nang buồng trứng nhưng do không có tiền nên vợ chồng đành gác lại việc chạy chữa. Nhiều năm trôi qua, mơ ước có mụn con cứ thế xa vời.

Tháng 6/2019, tình cờ qua mạng xã hội anh Thị biết thông tin Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ miễn phí 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm nên đã làm hồ sơ và may mắn được Bệnh viện hỗ trợ. Ngày 8/6/2020, vợ chồng đón 2 bé sinh đôi khoẻ mạnh chào đời.

Những chia sẻ trên đã tiếp thêm động lực cho các cặp vợ chồng đang khoắc khoải mong con. Họ cũng là minh chứng cho những nỗ lực giúp đỡ các gia đình hiếm muộn khó khăn của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã thật sự tạo nên “phép màu” giữa đời thường.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện cho biết: “Qua từng năm thực hiện chương trình hỗ trợ cộng đồng, cụ thể như Tuần lễ vàng hay hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí, chúng tôi luôn trăn trở phải làm sao để hỗ trợ ngày càng nhiều cặp vợ chồng hơn cũng như tăng sự đa dạng trong các hình thức hỗ trợ.

Thực tế trong quá trình thăm khám, Bệnh viện tiếp nhận rất nhiều ca khó, hiếm muộn do nhiều nguyên nhân như vợ chồng mang gen bệnh lý hiếm, người chồng vô tinh, vợ chồng hiếm muộn lâu năm, sảy thai nhiều lần…

Việc can thiệp hỗ trợ sinh sản cho những trường hợp này, cụ thể là thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi thêm những kỹ thuật, quy trình phức tạp và tốn kém hơn so các ca thông thường như phải mổ Micro TESE; áp dụng kỹ thuật sàng lọc phôi; nuôi phôi trong môi trường tối ưu (Timelapse)… Do đó, chúng tôi muốn hỗ trợ các gia đình được thực hiện những kỹ thuật này, giảm một phần đáng kể chi phí trong toàn bộ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm cũng như giúp họ sinh ra những đứa con khoẻ mạnh.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

(LĐTĐ) Bệnh nhân nam N. V. T (56 tuổi, ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh) nhập Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động