Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em: Đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu
Chủ động vắc xin là giải pháp căn cơ Thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về tiêm vắc xin phòng Covid-19 |
Ưu tiên tiêm cho trẻ 16-17 tuổi
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay, mặc dù số lượng trẻ em bị nhiễm Covid-19 ít hơn so với người lớn nhưng đây vẫn là đối tượng có khả năng mắc và truyền bệnh cho những người khác. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là một trong những biện pháp có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm bệnh, ngăn ngừa sự lây lan, đồng thời vắc xin có thể giúp trẻ không bị bệnh nặng ngay cả khi trẻ nhiễm Covid-19.
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh Covid-19 đơn giản và hiệu quả nhất cho cả người lớn và trẻ em trong độ tuổi quy định. |
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, việc tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ em cần dựa trên khoa học và điều kiện của xã hội. Theo Phó Giáo sư Nguyễn Lân Hiếu, nên ưu tiên tiêm vắc xin cho độ tuổi 16 - 18, vì đối tượng này nguy cơ mắc bệnh không khác gì người trẻ trên 18 tuổi, nguy cơ chuyển biến nặng cũng gần như tương đương. “Tôi rất mong muốn tiêm cho các học sinh cấp Trung học phổ thông trước để các em đi học và cũng để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng trong cuộc đời", Phó Giáo sư Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ quan điểm.
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cho biết, trên thế giới hiện nay, việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 - 18 đã thống nhất và bằng chứng khoa học, độ an toàn, hiệu quả đã rõ. Với trẻ dưới 12 tuổi vẫn đang còn nghiên cứu, do đó, chúng ta không nên vội. “Khi tôi công tác ở Bình Dương cũng đã thống kê, tỷ lệ trẻ dưới 12 tuổi bị nhiễm bệnh và chuyển nặng rất ít, chủ yếu là các cháu bị bệnh nền. Đối với học sinh Trung học phổ thông thì khả năng mắc bệnh không khác so với người 18 - 19 tuổi", Phó Giáo sư Nguyễn Lân Hiếu cho biết thêm.
“Trong bối cảnh hiện tại, chủ động vắc xin là giải pháp căn cơ để đẩy lùi đại dịch. Và dù với người lớn hay trẻ em thì thông điệp vẫn là vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất. Với các loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận, Bộ Y tế Việt Nam cấp phép thì chúng tôi tin tưởng vào chất lượng vắc xin. Và chúng tôi cho rằng khi mà vắc xin được thực hiện để chỉ định tiêm chủng cho trẻ em hoàn toàn yên tâm”. (Bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) |
Liên quan tới vấn đề tiêm chủng cho trẻ em, vừa qua Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan về công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em. Theo đó, từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức trên địa bàn toàn quốc với loại vắc xin Pfizer đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là là loại vắc xin đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ và các địa phương chuẩn bị triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả. Việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ được thực hiện trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ.
Khẩn trương tiêm vắc xin bao phủ cho người trên 18 tuổi
Cũng theo lãnh đạo Bộ Y tế, chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em được triển khai tương tự như chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong thời gian qua, với các điểm tiêm tại trạm y tế xã/phường, các trường học, các trung tâm y tế và các bệnh viện (đối với một số trẻ có bệnh nền, béo phì).
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, yêu cầu hàng đầu trong tổ chức tiêm chủng cho trẻ em là đảm bảo an toàn. Trong đó, các địa phương cần thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất; thực hiện theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm, hướng dẫn theo dõi sức khỏe sau tiêm theo các quy định của Bộ Y tế. "Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tăng cường theo dõi phản ứng sau tiêm để kịp thời hỗ trợ xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế" – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em sẽ được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỷ lệ lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao. Hiện Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho tất cả các tỉnh, thành phố về tiêm chủng cho trẻ em trong ngày 29/10/2021, đồng thời cũng giao cho các đơn vị hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.
Tăng cường bao phủ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người cao tuổi. |
Đối với các tỉnh, thành phố Bộ Y tế yêu cầu tuyên truyền, vận động để người dân đưa trẻ 12-17 tuổi đủ điều kiện tiêm tích cực tham gia tiêm kịp thời và đầy đủ. Đối với trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn, Bộ Y tế đã lên kế hoạch triển khai tiêm chủng trong năm 2022 trên cơ sở khoa học và cập nhật các loại vắc xin cho trẻ em.
Song song với việc tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiêm vắc xin mũi 1 và bao phủ vắc xin cho người từ 65 tuổi và từ 50 tuổi để bảo vệ đối tượng này trước nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giảm nguy cơ tử vong nếu không may mắc bệnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 là một trong những tiêu chí phân loại cấp độ dịch. Theo đó trong tháng 10 đạt bao phủ mũi 2 cho người trên 65 tuổi ở mức tối thiểu 80%; trong tháng 11 đạt mức bao phủ tương tự đối với người trên 50 tuổi. Có những địa phương làm tốt nhưng có những địa phương chưa đạt được tốc độ tiêm như mong muốn. Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đã được phân bổ vắc xin phải tăng tốc tiêm chủng. Đồng thời các địa phương khi triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 phải tuân thủ việc cập nhật dữ liệu thông tin người tiêm lên nền tảng tiêm chủng theo đúng hướng dẫn./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30