Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững
Du lịch phải khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn Đánh thức tiềm năng du lịch ngoại thành Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa |
Đổi mới hoạt động tuyên truyền, quảng bá
Hà Nội có tiềm năng du lịch nổi trội. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 5.922 di tích văn hóa lịch sử, 1.350 làng nghề, hàng loạt hệ thống bảo tàng, các công trình văn hóa - thể thao quốc gia… Với vị trí trung tâm du lịch khu vực phía Bắc, những năm qua, Hà Nội đã và đang quan tâm, triển khai thực hiện nhiều chính sách, pháp luật về phát triển du lịch trên địa bàn và đạt được nhiều kết quả tích cực. Do vậy, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 nhưng hồi phục nhanh, có bứt phá, du lịch Hà Nội đang phát triển đúng định hướng, đảm bảo bền vững, có hiệu quả. Thị trường du lịch được mở rộng, lượng khách tăng, sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa trên cơ sở khai thác thế mạnh, tiềm năng tài nguyên du lịch Thủ đô.
Những năm qua, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển du lịch được đẩy mạnh. |
Từ năm 2017 đến nay, Thành phố đã chỉ đạo tập trung thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng khu công viên, vui chơi giải trí quy mô lớn, hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trên địa bàn Thành phố cũng đang dần được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Du lịch đã tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề. Đặc biệt, du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao và sức cạnh tranh lớn, phát triển bền vững.
Nổi bật, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch trên địa bàn Thủ đô đang dần được đổi mới, nhất là chương trình hợp tác chiến lược giữa thành phố Hà Nội và mạng tin tức truyền hình cáp quốc tế CNN đã có những tác động tích cực trong việc giới thiệu và đào tạo ấn tượng với khán giả, du khách và các nhà đầu tư về hình ảnh Thủ đô Hà Nội. Điều này đã thúc đẩy, tăng trưởng khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách từ các thị trường có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày.
Công tác phối hợp, liên kết tổ chức, tham gia các sự kiện xúc tiến du lịch do các tỉnh, thành phố tổ chức để thúc đẩy quảng bá du lịch Thủ đô được tăng cường. Các chương trình liên kết, hợp tác, kết nối tour, tuyến du lịch với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế được xây dựng và triển khai có hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô
Điển hình, huyện Thường Tín là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch tâm linh gắn với du lịch làng nghề và sinh thái. Thời gian qua UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về đẩy mạnh phát triển du lịch. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thường xuyên đăng tải các nội dung văn bản phổ biến Luật Du lịch, các chính sách pháp luật liên quan đến du lịch và giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch của huyện. Hiện tại, trên địa bàn huyện được UBND thành phố Hà Nội công nhận 4 điểm du lịch: Điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân, điểm du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái, điểm du lịch làng nghề Lược sừng Thụy Ứng, điểm du lịch làng nghề Mộc cao cấp Vạn Điểm.
Về thực hiện các quy hoạch, đề án phát triển du lịch, hằng năm UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát các di tích xuống cấp trên địa bàn làm căn cứ thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo và bảo tồn phát huy giá trị di tích, lưu giữ truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc. Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được quan tâm. UBND huyện Thường Tín đã tổ chức cho đội ngũ cán bộ xã, thị trấn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý Nhà nước về du lịch nhằm nâng cao trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử văn hóa, văn minh, thân thiện khi tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch đến tham quan...
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm du lịch, việc xây dựng điểm đến cũng là một nội dung trọng tâm được Thành phố quan tâm, triển khai trong đầu tư phát triển du lịch. UBND Thành phố đã công nhận 32 điểm du lịch, khu du lịch cấp Thành phố. Trong đó, có 10 điểm du lịch gắn với các giái trị của di sản - di tích, 8 điểm du lịch gắn với các giá trị của làng nghề và 14 điểm du lịch gắn với các giá trị tài nguyên của tự nhiên, vui chơi giải trí, tham quan bảo tàng. Một số điểm du lịch đã được đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức dịch vụ tương đối tốt, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động của ngành du lịch Thủ đô. |
Hay tại quận Hoàn Kiếm, để triển khai thực hiện công tác quản lý Nhà nước về du lịch, từ năm 2017 đến nay UBND quận đã ban hành 44 văn bản, nghị quyết, đề án, kế hoạch, quyết định, công văn để chỉ đạo, triển khai công tác phát triển du lịch trên địa bàn quận. Quận định hướng xây dựng du lịch phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có giá trị tăng trưởng cao. Việc bảo tồn các di tích, các công trình kiến trúc văn hóa, tạo ra các không gian sáng tạo, tìm ra cách thức quản lý phát huy các giá trị của các không gian lịch sử, văn hóa là mục tiêu được quận đưa ra và kiên trì thực hiện trong nhiều năm, đến nay đã đạt được những thành quả bước đầu.
Có thể thấy, những năm gần đây, việc phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng điểm đến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô cũng được chú trọng. Các sản phẩm du lịch dần được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, tập trung vào các nhóm chủ yếu như: Du lịch văn hóa là sản phẩm du lịch đặc trưng, có thế mạnh của Hà Nội được khách du lịch yêu thích; tham quan phố cổ và những công trình kiến trúc đặc sắc, các hoạt động trong tuyến phố cổ và chợ đêm, không gian đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận; tham quan bảo tàng, làng nghề nổi tiếng kết hợp tham gia các lễ hội truyền thống, các hoạt động thưởng thức về ẩm thực, văn nghệ và trải nghiệm thao tác nghề truyền thống, tạo sức hấp dẫn du khách…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 18:13
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 17:41
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 31/10/2024 19:33
Nhiều hoạt động sáng tạo sôi nổi tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
Thủ đô 31/10/2024 17:15
Công an huyện Phú Xuyên đảm bảo an ninh chính trị địa phương
Nhịp sống Thủ đô 31/10/2024 13:51