Du lịch phải khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn

(LĐTĐ) Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ nằm ở chính sách thị thực mà quan trọng nhất là phải chú trọng đồng bộ các giải pháp.
Tiềm năng phát triển du lịch Yên Mỹ Sa Pa - “thiên đường” nghỉ mát đáng đi nhất hè này

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trước đại dịch Covid-19 (năm 2019), du lịch đã đóng góp gần 10% GDP cả nước, đây là một con số ấn tượng. Sau đại dịch, du lịch đang từng bước phục hồi. Năm 2022 có sự bùng nổ về du lịch nội địa với hơn 100 triệu lượt khách trong nước. Du lịch nội địa được xác định như bệ đỡ của ngành Du lịch khi Việt Nam chưa phát triển mạnh được du lịch quốc tế.

Du lịch phải khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn
Ảnh minh họa: BT

Tuy vậy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 đạt gần 3,7 triệu lượt cũng chứng minh du lịch đã bắt đầu trở lại trạng thái bình thường. Và 4 tháng đầu năm nay, thống kê chưa đầy đủ cho thấy cả nước đã có khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế, điểm mới đó là ngoài thị trường truyền thống đã bắt đầu xuất hiện các thị trường tiềm năng, tạo điều kiện cho chúng ta đạt được mục tiêu đề ra.

Tại Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Phát biểu thảo luận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong lãnh đạo, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 08 năm 2017 khẳng định quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Gần đây nhất, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết về phát triển 6 Vùng chiến lược của đất nước, trong đó cũng đề cập rất kỹ các hoạt động du lịch và coi du lịch là một trong những thế mạnh phát triển.

Chính nhờ quan điểm lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, chính quyền các cấp, du lịch đã phát triển tương đối tốt và từng bước tiếp cận được tiêu mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ở góc độ là bộ quản lý Nhà nước về du lịch, Bộ VHTTDL đã tổ chức nhiều phiên làm việc, khảo sát, điều tra nắm bắt và đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ tổ chức 2 hội nghị là Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và Hội nghị toàn quốc về du lịch lần thứ 3. Các thảo luận tại hội nghị cho thấy nhiều điểm nghẽn, trong đó có 2 điểm nghẽn quan trọng trong phát triển du lịch, đó là về hành lang pháp lý cho thu hút đầu tư phát triển du lịch khi Việt Nam chưa có khâu đột phá; và thứ hai là về chính sách thị thực cho khách du lịch.

Từ chỗ xác định điểm nghẽn, các đại biểu Quốc hội và trực tiếp là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội khi làm việc với Bộ VHTTDL đã yêu cầu Bộ phải tham mưu cho Chính phủ để báo cáo Quốc hội trong kỳ họp này xem xét, tháo gỡ, tạo hành lang pháp lý trong vấn đề thị thực. Và nếu Luật sửa đổi được thông qua, sẽ giải quyết căn bản tình trạng khó khăn mà ngành Du lịch đang gặp phải.

Nói thêm về sự cần thiết của việc xây dựng luật, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc sửa đổi sẽ góp phần giải quyết vấn đề điểm nghẽn trong thể chế chính sách để phục hồi, phát triển du lịch, tạo điều kiện cho công dân nước ngoài đến Việt Nam du lịch, đầu tư. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin để cấp thị thực điện tử là tất yếu và cần thiết phải đưa vào luật.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, việc nâng hạn thị thực điện tử, cấp thị thực điện tự, giấy chứng nhận tạm trú… tăng số lượng quốc gia cấp thị thực điện tử là phù hợp và nằm trong lộ trình, bước đi, có tính cân đối. Và hy vọng, việc nâng thời hạn thị thực điện tử (từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần, nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực và được xem xét giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú) sẽ giúp du khách thấy được chính sách phù hợp của Việt Nam, nhằm tạo điều kiện cho du lịch phục hồi và sớm đạt mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ nằm ở chính sách thị thực, bởi thị thực chỉ là một yếu tố, quan trọng nhất là phải đồng bộ các giải pháp. Trước hết từ hạ tầng du lịch phải được quan tâm đầu tư một cách tương ứng, sản phẩm du lịch vẫn phải là cái gốc và sản phẩm du lịch phải dựa trên nguồn tài nguyên văn hoá của đất nước, của từng địa phương. Bộ VHTTDL khuyến nghị mỗi địa phương phải có một sản phẩm độc đáo về du lịch, luôn luôn phải làm mới các sản phẩm du lịch của mình. Đồng thời, dịch vụ du lịch cũng phải thực sự chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng phải quan tâm chú ý đến nguồn nhân lực du lịch. Sau đại dịch Covid-19 đã phát sinh rất nhiều vấn đề khó, đặc biệt là thiếu hụt nguồn nhân lực. Nếu không chú trọng nhân lực thì dịch vụ của chúng ta không thể chuyên nghiệp, sức cạnh tranh sẽ khó. Nếu đồng bộ các giải pháp, du lịch sẽ thực hiện vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần cụ thể hoá các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Trung ương về phát triển ngành kinh tế tổng hợp này.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

(LĐTĐ) Việc phục hồi lại chất lượng nước, môi trường và cảnh quan 4 con sông nội đô thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Đền Lừ, Sét đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Do đó, việc phục hồi chất lượng nước, môi trường, cảnh quan của các dòng sông này đang được các chuyên gia cùng các cấp chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm.
Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Hạnh phúc của một người lao động là có được môi trường làm việc tốt, được thỏa sức sáng tạo, cống hiến hết mình, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đó là quan niệm của anh Lê Viết Văn (sinh năm 1991) - kỹ sư làm việc tại Công ty TNHH Lixil Việt Nam (địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

(LĐTĐ) Quyết liệt thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn, kéo giảm tai nạn, nhất là vấn đề kiểm soát nồng độ cồn, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không chấp nhận sự can thiệp, xin xỏ… chỉ trong 1 tháng, lực lượng chức năng đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có hơn 100 trường hợp là công chức, viên chức, công an, bộ đội, nhà báo… và đã gửi thông báo vi phạm về cơ quan những cá nhân vi phạm.
Trăng ấm

Trăng ấm

(LĐTĐ) A, trăng lên rồi! Những tiếng reo hò trong trẻo vang lên đâu đó. Ừ nhỉ, trăng lên thật rồi!
Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, việc giao lưu văn hóa, giáo dục đã trở thành một trong những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích học tập ngoại ngữ. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp học sinh Thủ đô hình thành nên những phẩm chất của người công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập trong tương lai.
Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, đặc biệt, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.
Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 do Quốc hội tổ chức mới đây, trong phiên thảo luận Chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, vấn đề nhà ở xã hội đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tin khác

Hé lộ food tour ẩm thực thế giới ngay tại Hà Nội

Hé lộ food tour ẩm thực thế giới ngay tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tại tổ hợp Mega Grand World Hà Nội, du khách có thể thưởng thức tinh hoa ẩm thực thế giới từ Ý, Hàn Quốc đến những đặc sản “từ biển lên rừng” của Việt Nam, trong không gian vui chơi, giải trí sôi động, tấp nập.
Mở rộng cánh cửa thị trường du lịch quốc tế

Mở rộng cánh cửa thị trường du lịch quốc tế

(LĐTĐ) Hội chợ Du lịch Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 17 năm 2023 (ITE HCMC 2023) đã khép lại với nhiều thành công ngoài mong đợi, là cơ hội tốt để các đơn vị Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tìm kiếm và mở rộng thị trường, tạo đột phá trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
Cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh

Cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhiều doanh nghiệp tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 17 năm 2023 (ITE HCMC 2023) kỳ vọng sẽ kết nối được với các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài để có thể giới thiệu, quảng bá, kết nối nhiều khách quốc tế đến với địa phương.
TP.HCM: Du khách tìm hiểu sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày Quốc Khánh

TP.HCM: Du khách tìm hiểu sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày Quốc Khánh

(LĐTĐ) Trong ngày Lễ 2/9 trọng đại của đất nước, nhiều gia đình đã đưa người thân đến đường sách thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để tham quan và tìm hiểu các tựa sách về cách mạng, lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Biển Vũng Tàu vắng khách du lịch trong ngày đầu nghỉ lễ 2/9

Biển Vũng Tàu vắng khách du lịch trong ngày đầu nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Trong ngày đầu nghỉ lễ 2/9, khách du lịch đến với biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) còn thưa thớt, nhiều dịch vụ như ăn uống, mô tô nước, chụp ảnh... đều vắng khách so thường lệ.
Diễu hành áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội dịp Quốc khánh 2/9

Diễu hành áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội dịp Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Sáng nay (1/9), từ 5h30 đến 8h45 với điểm xuất phát là Hoàng thành Thăng Long, hơn 100 người, bao gồm cả nam và nữ đã mặc trang phục áo dài tham gia diễu hành trên đường phố với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội lần thứ nhất - năm 2023”.
Nha Trang:  Chưa đề xuất mở lại điểm lặn biển tại Hòn Mun

Nha Trang: Chưa đề xuất mở lại điểm lặn biển tại Hòn Mun

(LĐTĐ) Ngày 24/8, ông Huỳnh Bình Thái - Trưởng Ban Quản lý Vịnh Nha Trang khẳng định, đơn vị chưa có văn bản đề xuất tới Uỷ ban nhân dân (UBND) TP. Nha Trang về việc mở lại điểm lặn biển ở khu vực Hòn Mun.
Đẹp lãng mạn suối Yến mùa Thu

Đẹp lãng mạn suối Yến mùa Thu

(LĐTĐ) Khác hẳn với không khí ồn ào, tấp nập trong mùa lễ hội, suối Yến vào mùa Thu yên ả lạ thường. Xa xa là dãy núi đá vôi trùng điệp nối đuôi nhau. Hai bờ suối những hàng cây lá vàng, ở giữa làn nước xanh tô điểm hoa súng hồng tươi, cho ta cảm giác thư thái.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để hút du khách

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để hút du khách

(LĐTĐ) Qua hơn nửa năm triển khai các giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội, TP.HCM đã ghi nhận sự chuyển biến tích cực trên nhiều ngành, nghề, lĩnh vực. Riêng ngành Du lịch đang có sự phục hồi mạnh mẽ với chiến lược đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch để thu hút khách quốc tế, nhằm nhanh chóng đạt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023.
Tăng tốc phát triển ngành Du lịch

Tăng tốc phát triển ngành Du lịch

(LĐTĐ) Với việc ban hành những chính sách mới rất kịp thời, ngành Du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là việc tổ chức các chương trình du lịch dài ngày.
Xem thêm
Phiên bản di động