Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới

Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành Du lịch Thủ đô với nhiều thành tựu ấn tượng. Không chỉ đón hơn 25 triệu lượt khách ngay trong 11 tháng năm 2024, Hà Nội còn được vinh danh tại nhiều giải thưởng du lịch quốc tế uy tín. Đặc biệt, các sản phẩm du lịch đêm và chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc như Lễ hội Áo dài, Lễ hội Quà tặng Du lịch… đã tạo dấu ấn riêng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Để làm rõ hơn về những thành tựu nổi bật cũng như định hướng phát triển trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nhân dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024 Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

Nguồn thu từ du dịch ngày càng lớn

PV: Xin bà đánh giá tổng quan về tình hình phát triển du lịch Hà Nội trong năm qua? Những con số và kết quả nổi bật nhất về lượng khách, doanh thu và các chỉ tiêu quan trọng khác?

Bà Đặng Hương Giang:

Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới
Bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, 11 tháng năm 2024, Thủ đô Hà Nội đón 25,33 triệu lượt khách, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023 (đạt 94% so với số kế hoạch đề ra, cả năm 2024 ước đạt 27 triệu lượt khách). Trong đó: Ước đón 5,67 triệu lượt khách du lịch quốc tế (tăng 3% so với kế hoạch đề ra, cả năm 2024 ước đạt 5,5 triệu lượt khách) và 19,66 triệu lượt khách du lịch nội địa (đạt 91% so với số kế hoạch đề ra cả năm 2024, ước đạt 21,5 triệu lượt khách). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 99,95 nghìn tỷ đồng (đạt 96,3% so với số kế hoạch đề ra cả năm 2024, ước đạt 103,74 nghìn tỷ đồng, tương đương mức đạt được trước dịch Covid-19 vào năm 2019).

Trong năm qua, cùng với hoàn thiện các sản phẩm du lịch truyền thống, ngành Du lịch Thủ đô đã ưu tiên đổi mới, phát triển các tour, sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc, coi đây là động lực mới, quan trọng cụ thể: Các sản phẩm du lịch đêm, tiêu biểu là tour “Đêm Thiêng liêng” ở khu di tích nhà tù Hỏa Lò, tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” ở khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long…; các mô hình du lịch văn hoá, cộng đồng, nông nghiệp đặc sắc như tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội”; điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền, xã Ba Vì, huyện Ba Vì với chủ đề “Chữa lành - Tịnh tâm - Dưỡng tuệ”… Bên cạnh đó, Sở Du lịch đã tổ chức các lễ hội, sự kiện du lịch chuyên nghiệp, quy mô lớn, có thương hiệu, bản sắc riêng, tạo dấu ấn đối với du khách trong nước và quốc tế như: Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cấp, ngành và sự vào cuộc, hưởng ứng của các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư; ngành Du lịch Thủ đô khẳng định hứa hẹn sẽ tiếp tục thu hút đáng kể lượng khách du lịch quốc tế và trong nước.

Đột phá từ 3 điểm nhấn

PV: Đâu là những điểm sáng và thành công lớn nhất của ngành Du lịch Thủ đô trong năm vừa qua, thưa bà? Những sự kiện, hoạt động nào đã để lại dấu ấn đặc biệt?

Bà Đặng Hương Giang:

Theo tôi, ngành Du lịch Thủ đô năm 2024 có 3 điểm sáng lớn, đó là:

Thứ nhất, ngành Du lịch đã tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch dựa trên việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, cụ thể: Khai trương các sản phẩm du lịch mới như: Tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội” gắn với hành trình tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm các hoạt động của đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh) - làng nghề nón Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai), làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa), làng nghề dệt (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức); tour nghệ thuật làng nghề thủ công Duyên Thái (huyện Thường Tín); điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền, xã Ba Vì, huyện Ba Vì với sản phẩm chính Chữa lành - Tịnh tâm - Dưỡng tuệ, tour nghệ thuật làng nghề thủ công Duyên Thái (huyện Thường Tín); các tour du lịch đêm tại một số điểm đến rất thành công tiêu biểu như: Tour đêm Giải mã Hoàng thành Thăng Long, Đêm Thiêng Liêng của Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò; tour đêm đền Ngọc Sơn…; triển khai nâng cấp sản phẩm du lịch đường sông theo tuyến Hà Nội - Hưng Yên; phát triển thêm các tuyến xe bus kết nối các điểm đến du lịch nội đô với khu vực ngoại thành.

Thứ hai, các chương trình, sự kiện quảng bá du lịch của Sở tổ chức rất thành công, tạo được dấu ấn riêng gắn kết với các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp du lịch và ngày càng thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới tham quan như: Chương trình Get on Hà Nội 2024 và công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân, quận Tây Hồ; Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2024 tại không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông và phụ cận; Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long và mới đây nhất là Chương trình quảng bá sản phẩm du lịch Đêm Hà Nội 2024 và công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch: Di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh, đền Voi Phục và đảo Ngọc - Trúc Bạch, quận Ba Đình. Trong đó điểm nhấn là Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 - sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô với sự tham gia 150 đơn vị, cá nhân, quy mô 100 gian hàng, bao gồm: 85 nhà thiết kế, thương hiệu áo dài của Hà Nội - Huế, các cơ sở phụ kiện áo dài, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch Hà Nội và các gian hàng ẩm thực. Theo số liệu thống kê, 3 ngày diễn ra Lễ hội đã thu hút hơn 63.000 lượt khách tham quan là người dân Thủ đô, nhân dân cả nước, du khách và bạn bè quốc tế.

Thứ ba, Hà Nội tiếp tục được vinh danh các giải thưởng uy tín của quốc tế năm 2024 như: “Điểm đến văn hóa hàng đầu Việt Nam 2024”; “Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu thế giới 2024”; “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á năm 2024”; “Điểm đến du lịch thành phố cho kỳ nghỉ ngắn ngày hàng đầu châu Á 2024”do Tổ chức World Travel Awards trao tặng; Giải thưởng: “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2024”; “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á năm 2024” do Tổ chức World Culinary Awards trao tặng; Giải thưởng “Điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới 2024” do nền tảng Tripadvisor bình chọn; đồng thời xếp hạng 4/25 “Điểm đến hàng đầu thế giới 2024” do nền tảng Tripadvisor bình chọn…

Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới
Hấp dẫn, đặc sắc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 tại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Trong năm qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành; Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức các lễ hội, sự kiện quy mô lớn, thu hút đông đảo du khách nội địa và quốc tế theo chuỗi từ đầu năm đến cuối năm với nhiều hoạt động, nội dung đặc sắc, hấp dẫn, ứng dụng nhiều công nghệ mới như 3D, Mapping, Drone: Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hà Nội 2024” và công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ; Tổ chức chương trình quảng bá sản phẩm du lịch Đêm Hà Nội 2024, Công bố và trao quyết định công nhận điểm du lịch cấp thành phố và nghề truyền thống tại quận Ba Đình, khai trương sản phẩm du lịch Tuyến tàu điện số 6 tại Đảo Ngọc Ngũ Xã; Chương trình Du xuân hữu nghị 2024 và đặc biệt chương trình Lễ hội quà tặng Du lịch và Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.

Bên cạnh đó, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nộiđược tổ chức tại không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông, thực hiện theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố nhằm hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phòng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Sau 3 ngày tổ chức, Lễ hội đã đón khoảng 20.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm);

Đặc biệt, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024được tổ chức tại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, với sự tham gia 150 đơn vị, cá nhân, quy mô 100 gian hàng, bao gồm: 85 nhà thiết kế, thương hiệu áo dài của Hà Nội - Huế, các cơ sở phụ kiện áo dài, các đơn vị: Ủy ban nhân dân quận Ba Đình, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và các gian hàng ẩm thực. Theo thống kê, 3 ngày diễn ra Lễ hội đã thu hút hơn 63.000 lượt khách tham quan là người dân Thủ đô, nhân dân cả nước, du khách và bạn bè quốc tế.

Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

PV: Sở Du lịch Hà Nội đặt mục tiêu và kỳ vọng gì về sự phát triển của ngành Du lịch Thủ đô trong năm tới? Những chỉ tiêu cụ thể về lượng khách, doanh thu ra sao, thưa bà?

Bà Đặng Hương Giang:

Ngành Du lịch Thủ đô đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 thu hút được trên 30 triệu lượt khách, tăng 11,1% so với ước thực hiện năm 2024 với trên 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 27,3% so với ước thực hiện năm 2024 và 23 triệu lượt khách nội địa, tăng 7 % so với ước thực hiện năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 130 nghìn tỷ đồng, tăng 26,1% so với ước thực hiện năm 2024.

Trong giai đoạn tới để phát triển du lịch Thủ đô một cách bền vững và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn tới, ngành Du lịch xác định một số định hướng lớn cần phải tập trung ưu tiên, trong đó trọng tâm đổi mới, sáng tạo và đột phá, cụ thể:

Chúng tôi sẽ tập trung làm tốt công tác quy hoạch, thu hút, thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, coi đây là nhiệm vụ nền tảng, bệ đỡ cho các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khác.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển, làm mới các sản phẩm du lịch truyền thống thế mạnh của Thủ đô như du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch ẩm thực... bằng việc bổ sung các trải nghiệm, nội dung mới nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm và thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tiếp tục phát các sản phẩm du lịch mới như du lịch đêm, du lịch thể thao, du lịch y tế,...

Xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện, lễ hội, chuỗi hoạt động du lịch theo hướng chuyên nghiệp, đặc sắc, tạo nét khác biệt, mang đậm giá trị văn hóa của Thủ đô, gắn các hoạt động du lịch với hoạt động văn hóa, thể thao, đầu tư và thương mại mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Song song đó, tham mưu Thành phố ưu tiên dành nguồn lực lớn trong công tác xúc tiến du lịch quốc tế, tập trung tại các thị trường trọng điểm cũng như tiềm năng lớn như: EU, Bắc Mỹ, Ấn Độ, Úc,... Mỗi chương trình xúc tiến du lịch sẽ được triển khai gắn liền với các sản phẩm du lịch cụ thể, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của du khách tại mỗi thị trường.

Triển khai xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, trong đó ưu tiên cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến cho khách du lịch theo thời gian thực, trên cơ sở xây dựng và khai thác nguồn tài nguyên dữ liệu về văn hóa, lịch sử của Thủ đô để phát triển du lịch.

Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới
Du lịch đêm Thủ đô tạo dấu ấn với “Đêm Trúc Bạch”.

PV: Xin bà cho biết những định hướng và giải pháp trọng tâm nào sẽ được triển khai để thúc đẩy phát triển du lịch Thủ đô trong thời gian tới?

Bà Đặng Hương Giang:

Chúng tôi đã xác định một số định hướng lớn về phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn đến năm 2030, là:

Thực hiện đổi mới, cơ cấu lại, tạo bước tăng trưởng phát triển toàn diện ngành Du lịch cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng dịch vụ, hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch Thủ đô theo hướng chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo tính bền vững, phát huy vai trò trung tâm phân phối khách lớn của khu vực phía bắc và cả nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Phấn đấu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là điểm đến du lịch xanh và thông minh, là lựa chọn hàng đầu của khách du lịch quốc tế.

Tập trung quy hoạch, thu hút, thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và sản phẩm du lịch theo quy hoạch nhằm tạo động lực và điều kiện tốt nhất hình thành một số vùng du lịch trọng điểm của Thành phố như: Ba Vì, Hương Sơn, núi Sóc - hồ Đồng Quan, Vân Trì - Cổ Loa…

Nghiên cứu ban hành chính sách, cơ chế xã hội hóa đầu tư các khu vui chơi giải trí có quy mô tầm cỡ khu vực và quốc tế; Phát huy các giá trị di tích, lịch sử cùng với cơ chế về khai thác các công trình văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Tập trung đầu tư nguồn lực, phát triển đa dạng các nhóm sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch mới, chất lượng cao, chuyên nghiệp như: sản phẩm du lịch đêm, du lịch y tế chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao, du lịch MICE,…

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Thủ đô, đáp ứng yêu cầu ngành kinh tế mũi nhọn.

PV: Trân trọng cảm ơn bà.

Tập trung quy hoạch, thu hút, thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và sản phẩm du lịch theo quy hoạch nhằm tạo động lực và điều kiện tốt nhất hình thành một số vùng du lịch trọng điểm của Thành phố như: Ba Vì, Hương Sơn, núi Sóc - hồ Đồng Quan, Vân Trì - Cổ Loa…
Phương Bùi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Chiều 24/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa nhân dịp Bộ trưởng đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 - 25/2.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Chiều 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Xét xử nhóm đối tượng tra tấn lập trình viên, ép viết phần mềm đánh bạc

Xét xử nhóm đối tượng tra tấn lập trình viên, ép viết phần mềm đánh bạc

Ngày 24/2, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Hoàng Thanh Sơn (sinh năm 1977, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) ra xét xử về tội "Cố ý gây thương tích" và "Bắt giữ người trái pháp luật".
LĐLĐ huyện Thường Tín: Làm tốt công tác chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Thường Tín: Làm tốt công tác chăm lo cho lao động nữ

Xác định công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống cho nữ đoàn viên, người lao động là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả; từ đó giúp đoàn viên, người lao động yên tâm làm việc.
Hà Nội hướng dẫn cách tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy với nhà ở, nhà cho thuê trọ

Hà Nội hướng dẫn cách tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy với nhà ở, nhà cho thuê trọ

Thành phố Hà Nội vừa ban hành Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn giải pháp cấp thiết tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ.
Đồng hành trong hành trình “xanh hóa” xe buýt Thủ đô

Đồng hành trong hành trình “xanh hóa” xe buýt Thủ đô

Ngày 24/2, tại Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký Biên bản ghi nhớ, đánh dấu một bước tiến mới trong mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp giữa Transerco và BIDV, sự đồng hành của BIDV trong hành trình xanh hóa xe buýt của Transerco nói riêng và Thành phố nói chung, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Những ngày này, trên địa bàn Hà Nội, người nông dân đang tập trung xuống đồng, tăng tốc gieo cấy vụ xuân, bảo đảm đúng khung thời vụ kết hợp các biện pháp phòng, chống dịch gây hại cây trồng...

Tin khác

Hợp tác du lịch ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Hợp tác du lịch ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Ba Thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia vừa nhất trí thành lập cơ chế hợp tác ba bộ trưởng văn hóa, du lịch để thống nhất kế hoạch hợp tác du lịch giữa ba nước, triển khai mô hình du lịch "Một hành trình, ba điểm đến".
Hơn 1 triệu khách quốc tế đến TP.HCM trong 2 tháng đầu năm

Hơn 1 triệu khách quốc tế đến TP.HCM trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng năm 2025, tổng lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước hơn 1 triệu lượt, trong khi đó, khách du lịch nội địa đến TP.HCM trong 2 tháng năm 2025 ước đạt 5,5 triệu lượt, tăng 8,3% so cùng kỳ năm 2024, đạt 12,4% so với kế hoạch năm 2025.
Biên giới tráng lệ, Sùng Tả quyến rũ: Hành trình kết nối du lịch, văn hóa Việt - Trung

Biên giới tráng lệ, Sùng Tả quyến rũ: Hành trình kết nối du lịch, văn hóa Việt - Trung

Ngày 22/2, tại Hà Nội, đã diễn ra chương trình quảng bá du lịch văn hóa thành phố Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc với chủ đề "Biên giới tráng lệ, Sùng Tả quyến rũ", thu hút khoảng 150 đại biểu từ cả hai nước tham dự.
Hà Nội ở vị trí dẫn đầu cả nước về thu hút khách du lịch quốc tế

Hà Nội ở vị trí dẫn đầu cả nước về thu hút khách du lịch quốc tế

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa công bố thông tin đánh giá tín nhiệm của khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam. Theo đó, Hà Nội được đánh giá có vị trí đứng thứ hai trong số 10 địa phương thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam.
Lượng tìm kiếm quốc tế về cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam tăng 30%

Lượng tìm kiếm quốc tế về cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam tăng 30%

Theo dữ liệu từ Google vừa công bố, lượng tìm kiếm quốc tế về cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam (từ cuối tháng 11/2024 tới hết tháng 1/2025) tăng đến 30% so với cùng kỳ năm trước.
Làng nghề Vạn Phúc - Bát Tràng đón tin vui đặc biệt ngày đầu năm

Làng nghề Vạn Phúc - Bát Tràng đón tin vui đặc biệt ngày đầu năm

Không chỉ là những biểu tượng của nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam, với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, tinh hoa cùng tâm huyết của các nghệ nhân,… Ngày đầu năm mới 2025, làng nghề truyền thống Vạn Phúc - Bát Tràng (Hà Nội) đã vinh dự trở thành thành viên chính thức của mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo thế giới.
Tăng cường phòng chống lừa đảo trực tuyến trong hoạt động du lịch

Tăng cường phòng chống lừa đảo trực tuyến trong hoạt động du lịch

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa có văn bản số 253/CDLQGVN-QLLT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch.
2 siêu tàu biển đưa hơn 2.600 khách quốc tế đến Khánh Hòa

2 siêu tàu biển đưa hơn 2.600 khách quốc tế đến Khánh Hòa

Ngày 14/2, tại Cảng tàu Quốc tế Cam Ranh, 2 siêu tàu biển quốc tế cùng cập bến, mang theo hơn 2.600 du khách đến với Khánh Hòa.
Ứng dụng chuyển đổi số trong lễ hội

Ứng dụng chuyển đổi số trong lễ hội

Các lễ hội đầu Xuân năm 2025 tại Hà Nội đang cho thấy nhiều nỗ lực đổi mới tích cực trong công tác tổ chức và quản lý. Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực tại các điểm di tích văn hóa tâm linh của Thủ đô.
Cồn Sơn - điểm nhấn ấn tượng trong bản đồ du lịch Cần Thơ

Cồn Sơn - điểm nhấn ấn tượng trong bản đồ du lịch Cần Thơ

Nằm giữa sông Hậu, Cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) được biết đến là điểm du lịch miệt vườn sông nước thu hút đông đảo du khách bởi những sản phẩm du lịch độc đáo và đặc biệt là với các trải nghiệm về cá. Xuân Ất Tỵ 2025, Cồn Sơn đã đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và có những trải nghiệm khó quên.
Xem thêm
Phiên bản di động