Đánh thức tiềm năng du lịch ngoại thành
Chính thức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023 Du lịch phải khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn |
Nhiều tiềm năng, lợi thế
Hà Nội là nơi có bề dày văn hóa, lịch sử, hệ thống di sản, làng nghề đặc sắc và phân bố khá đều ở cả khu vực nội thành, ngoại thành. Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Đáng chú ý, khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thành những tuyến du lịch hấp dẫn với nhiều làng nghề nổi tiếng, di tích, di sản. Chẳng hạn như, huyện Thanh Oai được biết đến là vùng đất cổ có truyền thống hiếu học, nơi sinh ra nhiều nhà khoa bảng, nhà văn hóa nổi tiếng như: Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, đệ nhất Tam nguyên Vũ Phạm Hàm... Ngoài ra, Thanh Oai còn có 51 làng nghề, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng cả nước và đã được công nhận.
Du khách tham quan và trải nhiệm du lịch tại Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Đinh Luyện |
Tương tự, tại thị xã Sơn Tây, tiềm năng để phát triển du lịch cũng đặc biệt lớn. Thị xã Sơn Tây là mảnh đất có nhiều tiềm năng thu hút du khách với 244 di tích và hàng trăm ngôi nhà cổ. Trong đó, Thành cổ Sơn Tây là một trong những thành trì lớn nhất còn tồn tại ở Hà Nội. Ngoài ra, Sơn Tây còn là địa phương tiêu biểu, bảo tồn được 65 lễ hội đặc trưng của xứ Đoài như: Hội đền Và, lễ giỗ vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền; Hội đền Măng Sơn… Hiện Làng cổ ở Đường Lâm và điểm du lịch thôn Lòng Hồ cũng được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận điểm du lịch. Qua thống kê của thị xã, năm 2022 thị xã Sơn Tây đón 653.741 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế 13.741 lượt, khách nội địa 640.000 lượt, riêng điểm du lịch Đường Lâm đón 340.000 lượt khách.
Đó là góc nhìn khu biệt ở địa phương, nhìn rộng ra, hiện chỉ riêng làng cổ, vùng ngoại thành có nhiều điểm nổi tiếng như: Làng cổ Cự Đà, Làng Ước Lễ (huyện Thanh Oai), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)... Cùng đó, các khu vực kể trên cũng được mệnh danh là “Đất trăm nghề”, tiệm cận những khu vực này có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động (huyện Thường Tín), tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên), khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)…
Điều đáng chú ý, nhiều di tích ở ngoại thành có giá trị đều nằm cùng trên trục giao thông chính của thành phố. Đơn cử như dọc Đại lộ Thăng Long có chùa Thầy (huyện Quốc Oai), chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất) đều là những Di tích Quốc gia đặc biệt. Trục đường 32 có đình Đại Phùng (huyện Đan Phượng), đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ) và các di tích trên địa bàn Sơn Tây…
Tận dụng tiềm năng để bứt phá
Có một thực trạng là dù có nhiều tiềm năng nhưng du lịch khu vực ngoại thành chưa phát triển tương xứng với những tiềm năng đó. Các địa phương cũng chưa tận dụng tốt khả năng gắn kết các di sản văn hóa, làng nghề với du lịch.
Ngoài ra, thiếu sự phối hợp và chưa có sự quan tâm đúng mức của các ngành, nhất là việc phát triển hạ tầng. Các di tích lịch sử chưa được đầu tư, khai thác và nâng tầm thỏa đáng để phát triển. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch còn manh mún, thiếu chuyên nghiệp, quà lưu niệm còn nghèo nàn, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, địa phương còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm phát triển du lịch...
Ảnh: Đinh Luyện |
Để đánh thức những tiềm năng, lợi thế nhằm hấp dẫn du khách, theo các chuyên gia cùng nhiều doanh nghiệp lữ hành, các huyện cần có giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn, đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo môi trường du lịch lành mạnh, đẩy mạnh sự kết nối với ngành Du lịch.
Trên thực tế, có một số ít các địa phương đã và đang làm tốt việc biến di sản, văn hóa, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp thành tài sản, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn phục vụ nhu cầu của đông đảo các du khách. Và cũng chính nhờ hoạt động này, người dân trong khu vực cũng được hưởng lợi từ du lịch. Chẳng hạn, Hà Nội đã có những địa bàn cộng đồng tích cực tham gia vào hoạt động du lịch như: Gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), Khu Di tích Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức), Làng sinh vật cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín), Điểm du lịch Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng)...
Ở những địa phương này, du lịch đã góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây nhấn mạnh, trong định hướng phát triển du lịch, Sơn Tây luôn hướng đến việc phát huy lợi thế về giá trị văn hóa lịch sử, điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người. Đặc biệt, Sơn Tây cũng nhận ra rằng khi người dân được tham gia và hưởng lợi từ làm du lịch thì sẽ là điều kiện để phát triển du lịch bền vững, chất lượng cao.
Rõ ràng, để đánh thức những tiềm năng, bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp ngành, bản thân chính quyền và nhân dân địa phương cũng cần có sự “vận động”, biết linh hoạt tiếp cận và huy động sự tham gia của cả cộng đồng vào khai phá, phát triển du lịch; đồng thời biết quảng bá hình ảnh để du khách trong và ngoài nước biết đến những nét đặc sắc của vùng, từ đó dựng xây các điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49