Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công Quận Gia Lâm được thành lập sẽ có 16 phường Khẩn trương đưa nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội vào cuộc sống |
Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng đã báo cáo khái quát tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
Theo đó, hơn 2 năm qua, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045”, trên địa bàn huyện Thạch Thất đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.
Đáng chú ý, 100% các di tích xuống cấp nghiêm trọng được đầu tư tu bổ, tôn tạo; Đến nay, đã tu bổ được 20 di tích, không có di tích xuống cấp nghiêm trọng.
Việc bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống được các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. Huyện Thạch Thất đã thành lập 3 phường rối nước xã Chàng Sơn, Bình Phú, Chàng Sơn; thành lập 3 câu lạc bộ Chèo, xã: Canh Nậu, Đại Đồng, Chàng Sơn. Duy trì hoạt động của 39 đội Cồng chiêng các xã: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng và hoàn thiện. 100% số thôn, tổ dân phố có điểm sinh hoạt cộng đồng, 113/122 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa (đạt tỷ lệ 92,6%)...
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Vương Vân) |
Thông tin thêm tại buổi làm việc, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Lê Minh Đức cho biết, thời gian tới, huyện sẽ hoàn thiện, đầu tư nâng cấp các thiết chế văn hóa. Tập trung rà soát quy hoạch bố trí quỹ đất đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa, khu thể thao thôn, tổ dân phố.
Đồng thời, quan tâm tu bổ, tôn tạo phát huy các giá trị văn hóa, tổ chức lập và trình phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương, nhà Lưu niệm Bác Hồ. Đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ xếp hạng di tích; di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ quảng bá, tuyên truyền giới thiệu các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái. Phát huy hiệu quả điểm đến du lịch di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương và điểm du lịch sinh thái Hoàng Long. Phối hợp với các sở, ngành Thành phố, các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, sự kiện có quy mô lớn trên địa bàn huyện.
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, ngày 24/11/2021, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa - phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân Thủ đô.
Do đó, ngoài bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, cần thích ứng với giai đoạn hiện nay, công nghiệp văn hóa không chỉ là lĩnh vực giải trí, tinh thần mà còn tạo ra giá trị kinh tế.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, huyện Thạch Thất có tiềm năng, hội tụ đầy đủ các yếu tố phát triển của nền kinh tế, có nhiều làng nghề truyền thống, văn hóa đang dạng, phong phú, tuy nhiên, chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của huyện.
Do đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị huyện Thạch Thất tiếp tục rà soát lại mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU rõ hơn, cụ thể hơn. Đồng thời, phân tích đề xuất đầu tư các lĩnh vực, ngay từ bây giờ, phải định hình được vấn đề sau đầu tư và quản lý sau đầu tư.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, huyện phải tạo dựng các sản phẩm văn hóa theo Nghị quyết số 09-NQ/TU, như tổ chức giải vật, lễ hội vùng chùa Tây Phương và sản phẩm du lịch làng nghề, văn hóa ẩm thực; tập trung đầu tư, khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế, sản phẩm văn hóa, trong khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa, phát triển các không gian sáng tạo văn hóa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

Lan tỏa lòng nhân ái

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số
Tin khác

Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14
Chỉ đạo - Điều hành 28/11/2023 17:43

Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo
Chỉ đạo - Điều hành 24/11/2023 21:06

Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023
Chỉ đạo - Điều hành 24/11/2023 15:34

Năm 2024 vốn kế hoạch đầu tư công của Hà Nội là hơn 81.000 tỷ đồng
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 21:42

Sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo Thành ủy vào tháng 12/2023
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 18:17

Thành lập ba tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 17:53

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 17:43

Hà Nội sẽ kiểm tra kỷ cương, kỷ luật tại 10 tổ chức Đảng năm 2024
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 17:30

Hà Nội: Phát triển hạ tầng số, công nghệ số trong xây dựng Thành phố thông minh
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 17:20

Thảo luận nhiều nội dung quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 17:01