Thúc đẩy các giải pháp phát triển mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
Hiện có 9 doanh nghiệp chăn nuôi, thủy sản, sơ chế - tiêu thụ nông sản ( gồm Jafa, CP, Dabaco, CJ Việt Nam, Minh Long, Công ty Giống gia súc Hà Nội, ...) đã tham gia đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Các hợp tác xã cũng đã phát huy được vai trò chủ đạo trong thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất tại cơ sở. Thành phố hiện có 122 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, trong đó có 3 hợp tác xã chăn nuôi, chiếm 2,5%.
Ngoài ra, 100% các sản phẩm chăn nuôi từ các trang trại lớn, quy mô công nghiệp đều có hàm lượng công nghệ cao do các đơn vị này đều có ứng dụng ít nhất một biện pháp kỹ thuật công nghệ cao hoặc sản phẩm của công nghệ cao trong quá trình sản xuất, sơ chế sản phẩm.
Hiện, giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm trên 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố. |
Nhiều chuỗi sản xuất - sơ chế - tiêu thụ đã áp dụng công nghệ cao trong quản lý chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện, giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm trên 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố.
Là địa phương đi đầu trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Thủ đô, huyện Đan Phượng đã đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị hiện đại, gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đến nay, đã chuyển đổi được khoảng 2.000 ha đất nông nghiệp, phát triển và xây dựng các mô hình nông nghiệp, đạt chất lượng và có giá trị kinh tế cao.
Huyện hiện có 8 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và 3 vùng sản xuất chuyên canh tập trung và nhiều mô hình chăn nuôi, sản xuất cho giá trị kinh tế cao. Hiệu quả từ các mô hình, vùng sản xuất đã góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân.
Nhiều hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền trồng nấm hiện đại. |
Anh Nguyễn Văn Long - cụm 4, xã Hồng Hà cho biết, cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện Đan Phượng có lợi thế là có các nghề truyền thống giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đối với xã Hồng Hà, hiện tại địa phương có 2 nghề truyền thống thu hút nhiều lao động là nghề làm đậu phụ và nghề nấu rượu.
Hiện nay, toàn bộ quá trình nấu rượu đều được tiến hành thủ công, không sử dụng hóa chất, việc làm men rượu bằng các vị thuốc bắc, đến việc sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để nấu cơm ủ rượu đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nên giữ được uy tín với khách hàng. Sản phẩm rượu nếp cái hoa vàng và sản phẩm rượu nếp nhung của gia đình anh đã được cấp chứng nhận đạt OCOP 3 sao.
Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Hà, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, người dân trên địa bàn xã đã tích cực chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng đào, quất cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong xã.
Trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện có Hợp tác xã nấm Nghĩa Minh (xã Đan Phượng) là hợp tác xã tiêu biểu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, để ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền trồng nấm hiện đại.
Theo đó, nấm của đơn vị được trồng trong môi trường sản xuất ứng dụng công nghệ cao, không sử dụng hóa chất, chất bảo quản, phụ gia, kể cả trong quá trình đóng gói sản phẩm; hiện cho thu nhập từ 500 đến 600 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, hợp tác xã đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động, với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.
Hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ Cuối Quý là một trong 125 mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu của cả nước. |
Tại Đan Phượng, mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao của Hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ Cuối Quý cũng là một mô hình tiêu biểu. Theo Giám đốc Hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ Cuối Quý, trung bình mỗi ngày, hợp tác xã thu hoạch từ 2 đến 4 tấn rau xanh với giá bán từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg; giá trị thu nhập bình quân của hợp tác xã đạt gần 6,6 tỷ đồng/ha/năm; trung bình thu nhập của mỗi thành viên tham gia đạt từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng.
Hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ Cuối Quý là một trong 125 mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu của cả nước và là 1 dự án nông nghiệp xuất sắc lọt vào vòng chung kết cuộc thi "Tôi là nông dân 4.0" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.
Theo ông Nguyễn Thạc Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, theo lộ trình phát triển mà Hà Nội đề ra, từ nay đến năm 2025, huyện Đan Phượng sẽ trở thành quận. Với lộ trình này, huyện tiến hành xây dựng nông thôn mới nâng cao theo các tiêu chí để lên quận; đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch của huyện phù hợp với tiêu chí đô thị và quy hoạch của thành phố để làm căn cứ triển khai thực hiện.
Cùng với hạ tầng nông thôn cũng được đầu tư đồng bộ, huyện Đan Phượng đã chú trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao tại địa phương.
Trong thời gian tới, huyện Đan Phượng cũng sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa quy mô lớn, gắn sản xuất với sơ chế, chế biến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, tập trung xây dựng các chuỗi nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh thu hút tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Đan Phượng có uy tín trên thị trường.
Mới đây, TP. Hà Nội vừa ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn thành phố. Hỗ trợ hình thành, duy trì và phát triển được ít nhất 44 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (trồng trọt 10 doanh nghiệp, chăn nuôi 32 doanh nghiệp, thủy sản 2 doanh nghiệp); 1 trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 1 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03