Thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu và kỹ năng lao động
Đổi mới giáo dục nghề nghiệp để nâng tầm kỹ năng lao động Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam |
Còn “độ “vênh“ lớn giữa yêu cầu công việc và kỹ năng
Tham luận tại Hội nghị phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” do Văn phòng Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức vừa qua tại Hà Nội, bà Steffi Stallmeister - Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: Việc làm và nhu cầu về kỹ năng đang thay đổi nhanh chóng.
Hướng dẫn sinh viên thực hành nghề tại trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội. |
Một cuộc điều tra Lao động việc làm của Việt Nam cho thấy: Các công việc đòi hỏi kỹ năng giản đơn, thủ công (thâm dụng lao động) đang giảm dần. 8/10 nghề phát triển nhanh nhất đòi hỏi cả kiến thức chuyên môn nghề nghiệp ở cấp độ cao hơn và phạm vi kỹ năng rộng hơn. Vì vậy, lực lượng lao động cần được trang bị nhiều kỹ năng hơn để tiến lên các giai đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng 4.0, đổi mới sáng tạo và mở rộng nền kinh tế dịch vụ giá trị cao.
Tuy nhiên, trên thực tế, lực lượng lao động tại Việt Nam có kỹ năng thấp. Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019, Việt Nam xếp 103/141 quốc gia về kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại; thứ 116 về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp. Trong khi các nước trong khu vực như Singapore xếp thứ 2, Nhật Bản đứng thứ 5. Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới cho biết, do độ vênh lớn giữa yêu cầu công việc và năng lực, kỹ năng của người lao động khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng.
“Theo khảo sát kỹ năng và doanh nghiệp của WB năm 2019 với các doanh nghiệp Việt Nam, có 73% doanh nghiệp khảo sát gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng quản lý và lãnh đạo; 68% gặp khó khăn khi tuyển lao động có chuyên môn kỹ thuật, 54% gặp khó khăn khi tuyển lao động có kỹ năng cảm xúc xã hội”- bà Steffi Stallmeister cho biết.
Nguyên nhân của thực trạng này, theo bà Steffi Stallmeister, do khả năng tiếp cận giáo dục sau phổ thông thấp. Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới dẫn kết quả điều tra Lao động việc làm Việt Nam cho thấy, chỉ có 1 trong số 4 người lao động hoàn thành chương trình giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học khiến tỷ lệ nhập học sau phổ thông của Việt Nam chỉ đạt 28,6%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nhập học trung bình là 55,1% ở các nước có thu nhập trung bình cao. Nhìn vào trình độ kỹ năng, chỉ có 11% lực lượng lao động ở Việt Nam có bằng cấp sau phổ thông.
Bên cạnh đó, lực lượng lao động nói chung chỉ có số năm đi học trung bình 8 năm trong khi sẽ tiếp tục làm việc trong nhiều năm. Nếu trình độ học vấn tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại, tỷ trọng lao động có bằng cấp sau phổ thông sẽ chỉ tăng tối đa lên tới 15% vào năm 2050. Con số này kém xa các quốc gia tương đương khác trong khu vực ASEAN.
Đào tạo 4 bộ kỹ năng mới cho người lao động
Để giải quyết những thách thức trên, Ngân hàng Thế giới đề xuất với Chính phủ Việt Nam 5 giải pháp. Trước hết, cần cải thiện giáo dục và đào tạo để thanh niên hoàn thành chương trình, bằng cấp giáo dục sau phổ thông đáp ứng nhu cầu kỹ năng của các nhà tuyển dụng. Thứ hai, cần nâng cao kỹ năng và đào tạo lại kỹ năng cho lực lượng lao động hiện tại để họ có thể đóng góp một cách hiệu quả trong suốt thời gian làm việc.
Thứ ba, cần đào tạo sinh viên và người lao động 4 bộ kỹ năng mới để giúp tăng năng suất và năng lực cạnh tranh toàn cầu toàn cầu của Việt Nam. Theo WB, đó là phổ cập kiến thức số được định nghĩa là khả năng sử dụng công nghệ; các kỹ năng hành vi xã hội được định nghĩa là làm việc theo nhóm và giao tiếp, nhấn mạnh các nghề dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao; kỹ năng nhận thức bậc cao được định nghĩa là sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo và giải quyết vấn đề làm nền tảng cho đổi mới sáng tạo và kỹ năng xanh, cần thiết để giảm tác động tiêu cực tới môi trường và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu hướng tới nền kinh tế sạch hơn, thích ứng với khí hậu hơn và hiệu quả hơn.
Thứ tư, WB cho rằng, cần thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển kỹ năng. Tăng cường liên kết ngành và doanh nghiệp là một cách hiệu quả để cải thiện mức độ phù hợp của các chương trình giáo dục sau phổ thông và đáp ứng nhu cầu kỹ năng của doanh nghiệp. Sự hỗ trợ của doanh nghiệp được thực hiện có hệ thống theo một số cách như: Tạo cơ hội thực tập cho sinh viên đại học; cơ hội làm việc tại công ty dành cho nghiên cứu sinh, giảng viên và chuyên gia trong ngành với tư cách là giảng viên thỉnh giảng; doanh nghiệp và trường đại học cần có sự trao đổi, tham vấn thường xuyên để đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu kỹ năng đang thay đổi.
Cuối cùng, WB đề xuất cần đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động tích hợp, được cập nhật thường xuyên và dễ dàng truy cập nhằm tạo điều kiện cho người lao động, sinh viên, cơ sở đào tạo và cố vấn nghề nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về lộ trình nghề nghiệp và chuyển đổi công việc./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”
Quản trị lao động 09/08/2024 16:04
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế
Quản trị lao động 04/07/2024 19:11
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ
Quản trị lao động 05/02/2024 16:03
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023
Quản trị lao động 14/12/2023 17:38
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quản trị lao động 12/10/2023 11:43
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức
Infographic 02/06/2023 15:09
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất
Quản trị lao động 25/05/2023 10:25
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp
Quản trị lao động 27/12/2022 08:02
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng
Quản trị lao động 13/11/2022 10:50
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu
Quản trị lao động 01/11/2022 06:54