Năm 2025 là năm con gì? Có phải năm nhuận không?
Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 |
Năm 2025 là năm con gì?
Để biết năm 2025 là năm con gì, ta cần biết cách tính năm Âm lịch dựa trên Thiên Can - Địa Chi.
Thiên Can là hệ thống gồm 10 yếu tố theo thứ tự lần lượt là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Mỗi năm sẽ tương ứng với một Thiên Can và chu kỳ lặp lại sau 10 năm.
Địa Chi là hệ thống 12 con giáp theo thứ tự: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (mèo/thỏ), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó) và Hợi (lợn). Mỗi năm cũng sẽ tương ứng với một Địa Chi và chu kỳ sẽ lặp lại sau 12 năm.
Hai chu kỳ Thiên Can và Địa Chi được ghép với nhau tạo thành một chu kỳ lớn kéo dài 60 năm.
Hệ thống Thiên Can - Địa Chi là phương pháp đánh dấu ngày, tháng, năm và giờ trong lịch âm của nhiều nước Á Đông, bao gồm cả Việt Nam. Hệ thống này không chỉ giúp xác định thời gian, mà còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng về văn hóa, triết học, phong thủy. Nó không chỉ phản ánh sự vận hành của thời gian, mà theo văn hóa truyền thống, còn thể hiện sự tương tác, giao hòa giữa con người và vũ trụ. Nhiều người dựa vào Can Chi để đặt tên, chọn giờ hợp mệnh, tránh xung khắc. Đây cũng là một cách giúp con người cân bằng giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội, đồng thời gìn giữ những giá trị truyền thống qua nhiều thế hệ.
Năm 2025 được xác định là Thiên Can Ất, Địa Chi Tỵ; vì thế năm 2025 là năm con rắn - Ất Tỵ.
Năm 2025 là năm con rắn Ất Tỵ. Ảnh minh họa. |
Năm Ất Tỵ sẽ bắt đầu từ 29/1/2025 và kết thúc vào ngày 16/2/2026. Con rắn trong phong thủy là biểu tượng của sự khéo léo, khôn ngoan, phát triển linh hoạt, mềm dẻo nhưng kiên cường. Trong các câu chuyện dân gian, rắn thường xuất hiện là biểu tượng của trí tuệ và sự lột xác. Từ những đặc điểm của loài này, năm Ất Tỵ được xem là năm của nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển, phù hợp với những người muốn khởi nghiệp hoặc tìm thay đổi lớn trong cuộc sống.
Năm 2025 có nhuận không?
Năm nhuận có năm nhuận dương và năm nhuận âm.
Một năm Dương lịch có 365 ngày, nhưng thời gian để Trái Đất quay hết một vòng xung quanh mặt trời là 365,25 ngày. Sự chênh lệch nhỏ này gây ra một vấn đề, nếu chúng ta không điều chỉnh lịch để phù hợp với chu kỳ quay của Trái đất, theo thời gian, ngày tháng trong năm sẽ dần dần lệch với thực tế.
Để khắc phục điều đó, các nhà làm lịch quy ước cứ 4 năm sẽ cộng thêm 1 ngày vào tháng 2, năm ấy tháng 2 sẽ có 29 ngày. Ngày 29/2 sẽ được gọi là ngày nhuận và những năm nhuận tháng 2 sẽ là năm nhuận.
Công thức tính năm nhuận dương là năm đó phải chia hết cho 4. Nếu năm đó chia hết cho 100 (bội số của 4) thì phải chia hết cho 400 mới được coi là năm nhuận. Theo đó, năm 2024 là năm nhuận dương vì chia hết cho 4, nhưng năm 2100 không phải năm nhuận vì không chia hết cho 400.
Xét theo quy tắc này, năm 2025 không phải năm nhuận Dương lịch.
Âm lịch được tính theo chu kỳ mặt trăng quay quanh Trái Đất, mỗi năm chỉ có khoảng 354 ngày, ngắn hơn dương lịch khoảng 11 ngày. Do mỗi năm âm lịch ngắn hơn dương lịch 11 ngày nên sau 3 năm Âm, âm lịch sẽ chậm hơn dương lịch 33 ngày, tương đương hơn 1 tháng. Để đồng bộ âm lịch và dương lịch, giúp ngày tháng phù hợp với các mùa trong năm, cứ khoảng 2-3 năm sẽ có một năm nhuận. Tháng nhuận của năm âm lịch sẽ lặp lại tên của trong 12 tháng, ví dụ năm nhuận có 2 tháng 7 Âm lịch.
Một chu kỳ Mặt trăng thường kéo dài 19 năm, trong đó có 7 năm nhuận (thêm 1 tháng). Nếu năm dương lịch chia cho 19 mà dư 0,3,6,9,11,14,17, thì năm đó là năm nhuận âm lịch. Ví dụ, 2023 chia 19 dư 9, vậy 2023 là năm nhuận âm lịch.
Theo cách tính này, năm 2025 là năm nhuận âm lịch, vì 2025 chia 9 dư 11. Năm Ất Tỵ 2025 sẽ có hai tháng 6.
Việc tính năm nhuận có ý nghĩa quan trọng với văn hóa, vì Âm lịch chủ yếu được sử dụng ở các nước có nền văn minh nông nghiệp phát triển từ sớm như Việt Nam, Trung Quốc, nơi mùa vụ phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu không thêm tháng nhuận, âm lịch sẽ lệch dần về phía sau so với dương lịch, khiến Tết Nguyên Đán vốn cần diễn ra vào mùa xuân có thể sẽ bị lệch sang mùa hè, gây rối loạn lịch sinh hoạt và sản xuất. Nhiều lễ hội truyền thống khác như Tết Đoan Ngọ, Rằm tháng Giêng, Thanh Minh, Trung thu,… cũng dựa trên âm lịch. Thêm tháng nhuận giúp giữ cho các sự kiện này diễn ra vào đúng mùa, phù hợp với yếu tố tâm linh, phong tục, và tín ngưỡng dân gian.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhận định West Ham vs Liverpool: Bữa tiệc bàn thắng cho đội khách
Giá xăng dầu hôm nay (28/12): Giá dầu thế giới bật tăng phiên cuối tuần
Trận lượt về giữa Việt Nam và Singapore: "Choáng" với giá vé chợ đen
Nhận định trận Leicester và Man City: Hai kẻ khốn cùng gặp nhau
Việt Nam - Singapore: Thắng tưng bừng để vào chung kết
Tỷ giá USD hôm nay (28/12): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ
Giá vàng hôm nay (28/12): Vàng trong nước tiếp tục tăng
Tin khác
Xuân về trong nụ cười của mẹ!
Cộng đồng 26/12/2024 08:45
Từ hôm nay, người dùng mạng xã hội phải xác thực số điện thoại
Cộng đồng 25/12/2024 15:08
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53