Đổi mới giáo dục nghề nghiệp để nâng tầm kỹ năng lao động
Tăng cường nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp | |
Giáo dục nghề nghiệp và đánh giá, công nhận kỹ năng nghề tài xế công nghệ | |
Đẩy mạnh gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan triển lãm kỹ năng nghề trong khuôn khổ sự kiện (ảnh CP) |
Gắn kết doanh nghiệp với nhà trường trong giáo dục nghề nghiệp
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Diễn đàn mang thông điệp “Muốn phát triển bền vững và bao trùm cần quan tâm phát triển kỹ năng, việc làm thỏa đáng và nền an sinh bền vững cho con người và doanh nghiệp đồng hành với nhà trường tạo đột phá về quy mô và chất lượng giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”.
Dẫn một nghiên cứu gần đây, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết trong 10-15 năm tới, khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của cuộc cách mạng 4.0, của công nghệ thông tin, robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo; khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ không có kỹ năng phù hợp với công việc của mình khi robot thay thế con người. “Do đó, công việc của chúng ta phải thay đổi, nhất là ngành nghề thâm dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, cơ khí điện tử…” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đến nay trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đã có hàng chục trường nghề có chương trình đào tạo nghề đạt chuẩn kiểm định uy tín của Mỹ, Anh, Pháp; 25 trường được công nhận đủ điều kiện đào tạo 12 nghề chuyển giao từ Australia; 45 trường được công nhận đủ điều kiện đào tạo 22 nghề chuyển giao từ Đức và những trường này được cấp 2 bằng để các học viên tốt nghiệp tham gia thị trường trong nước và quốc tế.
Với kinh nghiệm đào tạo của Cộng hòa Liên bang Đức, sinh viên học nghề có 70% thời gian thực hành tại doanh nghiệp, 30% học lý thuyết . Người học được thực hành nhiều để khi tốt nghiệp có thể bắt tay ngay vào công việc, đây là mô hình đào tạo nghề kép, luôn luôn tồn tại 2 trường. Đó là học lý thuyết tại trường nghề, còn trường học thứ 2 quan trọng hơn là tại doanh nghiệp. Đây là yếu tố trọng tâm, xuyên suốt trong công tác đào tạo, nâng cao tay nghề, kỹ năng người lao động, là sự thay đổi tư duy rất lớn. Nhiều quốc gia phải mất vài chục năm theo đuổi để đạt mục tiêu này.
“Chúng tôi kỳ vọng các đại biểu sẽ đánh giá khách quan thực trạng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm hay, đưa ra các dự báo về kỹ năng, xu hướng tuyển dụng và việc làm; khuyến nghị chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp cho Chính phủ và các Bộ cũng như tham gia tư vấn phát triển các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ.
Tại diễn đàn, các ý kiến phát biểu tại Diễn đàn đều khẳng định vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, về đào tạo nghề nghiệp gắn với doanh nghiệp theo địa chỉ đặt hàng và thị trường lao động. Có ý kiến cho rằng, giáo dục nghề nghiệp là con đường gia nhập thị trường lao động nhanh nhất, có việc làm tốt và thu nhập ổn định.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thời gian qua, chất lượng giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tăng lên đáng kể, bởi 3 lý do: Tiếp nhận tầm nhìn, công nghệ quốc tế; đẩy mạnh tự chủ và gắn kết doanh nghiệp với nhà trường. “Học nghề ra có việc làm tốt là tự nhiên nhiều người sẽ học”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói và khẳng định cần có sự chung sức giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong vấn đề này.
Còn ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần coi doanh nghiệp là động lực chính phát triển đào tạo nghề, coi trọng cả 3 không gian đào tạo là xưởng, trường và không gian mạng. Doanh nghiệp cần 5 đồng hành với các trường: Tham gia đầu tư, mở trường; đặt hàng; tham gia giảng dạy, đào tạo; thẩm định đầu ra; tuyển dụng.
Về phía doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietjet Nguyễn Thanh Hà cho rằng sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng lực lượng lao động, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam là thực sự cần thiết để tránh lãng phí các nguồn lực trong xã hội, nâng cao hiệu quả đào tạo. Doanh nghiệp sẽ có những đóng góp thiết thực nhất vào các bước hoàn thiện quy trình, nội dung giáo dục nghề nghiệp.
Chia sẻ về kinh nghiệm của nhà trường trong chuỗi công việc gắn kết với Doanh nghiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng cho biết: Trường đã thành lập các Ban cố vấn Công nghiệp (IAB) cho tất cả các ngành/nghề đào tạo. Ban cố vấn Công nghiệp là các đại diện đến từ các doanh nghiệp có sử dụng nhân lực được đào tạo tại trường. Mỗi năm họp một lần, các thành viên của Ban cố vấn tham gia/đóng góp ý kiến về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất…
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của Ban cố vấn Công nghiệp, Nhà trường đã thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy… với mục tiêu sinh viên tốt nghiệp có năng lực, thái độ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Áp dụng công nghệ hiện đại trong giáo dục nghề nghiệp sẽ đáp ứng tốt nguồn cung lao động (ảnh minh họa TTXVN) |
Phải nâng tầm kỹ năng lao động Việt
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nhân lực có kỹ năng, nhất là người có tay nghề cao, đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo năng suất lao động vượt trội, thúc đẩy tăng trưởng GDP, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp là nhân tố quyết định, trong đó có sự đồng hành của doanh nghiệp phải được coi là trọng tâm đột phá để gắn kết nhu cầu của nền kinh tế với chương trình đào tạo kĩ năng.
Thủ tướng đánh giá, những năm qua, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp quốc gia có những bước tiến, bước đầu đáng được ghi nhận. Gần đây chúng ta đã ban hành được Luật Giáo dục nghề nghiệp và rất nhiều nghị định, quyết định của Thủ tướng, thông tư của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tạo tiền đề quan trọng và tới đây chúng ta tiếp tục làm rõ hơn các thể chế này.
Thủ tướng đánh giá cao việc 3 năm gần đây tuyển sinh của các trường dạy nghề vượt chỉ tiêu. Chất lượng đào tạo nghề đã tăng 13 bậc theo đánh giá, góp phần tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh quốc gia trong năm 2019. Trong các kỳ thi tay nghề, không ít người lao động Việt Nam đã đạt giải cao. Đến nay, các ngành, địa phương đã xác định được 130 nghề để đào tạo trọng điểm; xây dựng được 40 trường để đầu tư trở thành trường chất lượng cao theo tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.
Đáng chú ý, các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề được triển khai rộng rãi, thu hút đông đảo lao động nông thôn, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học nghề. Rất nhiều nghề sau đào tạo 100% sinh viên có việc làm, bình quân cũng là trên 85%. … Việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp được thể hiện rõ hơn thông qua mối quan hệ kết nối chặt chẽ giữa các nhà trường với doanh nghiệp. Sự gắn kết này đã giúp không ít người chân lấm, tay bùn, trở thành người lao động có tay nghề cao.
Khẳng định nguồn lực phát triển của Việt Nam hiện nay không phải là tài nguyên thiên nhiên “rừng vàng, biển bạc”, mà chính là gần 100 triệu người dân, Thủ tướng yêu cầu các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, thu hút sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo nghề. Theo Thủ tướng Chính phủ, chất lượng nguồn nhân lực là thế mạnh, là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia; đồng thời là yếu tố nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập, phát triển. |
Thắng thắn nhìn nhận những khó khăn, thách thức hay những khuyết điểm trong giáo dục nghề nghiệp, Thủ tướng chỉ rõ: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của bằng cấp chứng chỉ nói chung ở Việt Nam còn thấp. Là một nước có số dân về lao động đứng thứ 3 ở ASEAN, sau Indonesia và Philippines nhưng quy mô lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam chỉ trên 25%, bằng 1/3 Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.
Nhiều nước tỉ lệ này là 50%. Như vậy lao động có nghề có bằng cấp thấp. Thứ hai cơ cấu lao động qua đào tạo và xu hướng chuyển dịch có sự bất hợp lí. Thực trạng này khiến thị trường lao động Việt Nam đang “thiếu thầy, thiếu cả thợ”. Còn mạng lưới giáo dục nghề nghiệp như “chiếc áo ngũ sắc với không ít miếng vá víu từ vải cũ”.
Khẳng định nguồn lực phát triển của Việt Nam hiện nay không phải là tài nguyên thiên nhiên “rừng vàng, biển bạc”, mà chính là gần 100 triệu người dân, Thủ tướng yêu cầu các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, thu hút sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo nghề.
Theo Thủ tướng Chính phủ, chất lượng nguồn nhân lực là thế mạnh, là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia; đồng thời là yếu tố nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập, phát triển. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh tốc độ dân số già hóa diễn ra nhanh, không có cách nào tốt hơn là các cơ quan chức năng phải quan tâm, ưu tiên đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng thu hút doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình đào tạo.
Từ sự nhìn nhận đó, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan hữu quan bám sát hơn nữa nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nâng cao tính dự báo, từ đó đề xuất các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho hài hòa, cân đối. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần tổ chức các hoạt động đào tạo nghề phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Với vai trò quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần thiết kế, đề xuất một “hiệp ước xã hội”, trong đó có cam kết, khẳng định trách nhiệm của các bên liên quan là nhà trường, doanh nghiệp và Chính phủ về giáo dục nghề nghiệp.
Ngoài ra, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cần xây dựng dự thảo Nghị định quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đề xuất các mô hình mới về đào tạo nghề, thí điểm mô hình đào tạo học sinh sau trung học cơ sở vào học cao đẳng; xây dựng cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp quốc gia để có những dự báo chính xác về thị trường lao động…
Về phía doanh nghiệp, Thủ tướng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng nội dung đào tạo, tiếp nhận học viên thực tập liên thông, tiến hành tự đào tạo… Các nhà trường cần tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, giảng viên nâng cao chất lượng chuyên môn, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào giảng dạy. “Hoạt động giáo dục nghề nghiệp cần chấm dứt ngay tình trạng dạy chay, học chay. Muốn trò giỏi phải có thầy hay”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết, ở cấp vĩ mô, Chính phủ sẽ có chính sách ưu đãi đối với những đơn vị, doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các địa phương cũng nên có chính sách ưu tiên cho các dự án đầu tư có sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.
Nhấn mạnh đây không phải một hội nghị lý thuyết mà phải có hành động sau hội nghị, Thủ tướng đề nghị, sau Diễn đàn sẽ có một Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động của Việt Nam. Chỉ thị này sẽ do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì cùng với các bộ, ngành xây dựng, sớm trình Thủ tướng. Thủ tướng tin tưởng, với sự nỗ lực từ nhiều phía, hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ tiếp tục đổi mới, phát triển, thiết thực góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57