Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng kéo dài, kết quả tiêm chủng giảm mạnh
PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận định, việc thiếu vắc xin kéo dài nhiều tháng dẫn đến kết quả tiêm chủng vắc xin năm nay thấp hẳn so với những năm trước.
PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. (Ảnh: Lâm Ngọc) |
Cụ thể, kết quả tiêm chủng vắc xin trong 10 tháng năm 2023 chỉ đạt được 66,4%, Quy định phải đạt trên 75%. Tỉ lệ bao phủ tiêm chủng với các kháng nguyên bạch hầu - ho gà - uốn ván trong 10 tháng năm 2023 chỉ đạt 52,6%; riêng Tây Nguyên có tỉ lệ thấp nhất là 19,7%.
Lý giải về tình trạng thiếu vắc xin kéo dài nhiều tháng
PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết, tháng 8/2023, Bộ Y tế mới được cấp kinh phí để mua vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Cũng theo bà Hồng, tháng 2/2023, thiếu vắc xin 5 trong 1, vắc xin DPT tiêm nhắc lại phòng bạch hầu – ho gà - uốn ván (thời điểm 18 - 24 tháng); đa số các vắc xin còn lại được cung ứng đến tháng 10/2023.
Từ tháng 7/2023, Bộ Y tế đã vận đông các nhà tài trợ trong nước và quốc tế được 258.000 liều vắc xin; tháng 8/2023, đã phân bổ để phục vụ công tác tiêm chủng.
Việc thiếu vắc xin kéo dài nhiều tháng dẫn đến kết quả tiêm chủng vắc xin năm nay rất thấp so với những năm trước. Ảnh minh họa |
Bà Hồng khẳng định, việc thiếu vắc xin là việc không mong muốn, Bộ y tế đã nỗ lực vận động các nguồn tài trợ để khắc phục tình trạng thiếu vắc xin, sớm bảo vệ trẻ phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các vắc xin nhận viện trợ có chỉ định để tiêm chủng cho trẻ đến 18 tháng nên hoàn toàn có thể triển khai sớm cho trẻ.
Bà Hồng khuyến cáo các đơn vị quản lý đối tượng tiêm chủng, giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng, hướng dẫn các đơn vị điều trị tăng cường tiếp nhận khám trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp xử lý kịp thời.
Phân bổ 500.000 liều vaccine 5 trong 1 tới 63 tỉnh, thành
Bà Hồng cho biết, giữa tháng 12/2023, Chính phủ Úc tài trợ cho chương trình tiêm chủng mở rộng gần 500.000 liều vắc xin DPT-VGB-Hib để triển khai trong tiêm chủng thường xuyên cho các tháng đầu năm 2024.
Khi triển khai tiêm sẽ ưu tiên trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên chưa được tiêm mũi 1 vắc xin DPT-VGB-Hib bao gồm cả trẻ trên 12 tháng tuổi. Ưu tiên trước cho nhóm tuổi nhỏ nhất.
Sau đó, ưu tiên trả mũi 2 và mũi 3 cho trẻ chưa được tiêm đủ 3 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib gồm cả trẻ trên 12 tháng tuổi.
Trong quý I năm 2024, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sẽ tiếp nhận, phân bổ vắc xin kịp thời tới 63 tỉnh, thành để tổ chức tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, bao gồm vắc xin nhập khẩu và vắc xin sản xuất trong nước.
500.000 liều vắc xin DPT-VGB-Hib sẽ được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên cho các tháng đầu năm 2024. (Ảnh: Lâm Ngọc) |
Cũng trong quý này, sẽ triển khai công tác tiêm chủng bù, tiêm vét cho trẻ em đảm bảo an toàn tiêm chủng, đặc biệt một số vắc xin phòng chống dịch trong mùa đông xuân như sởi, rubella...
Ngoài ra, sẽ tăng cường giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng như giám sát bệnh sởi, rubella, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván sơ sinh, giám sát điểm ca tiêu chảy cấp do virus Rota.
“Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, giữ sổ giấy, theo dõi sổ điện tử để năm lịch tiêm chủng của trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, phụ huynh cần chủ động thông báo tình hình sức khỏe của trẻ khi cán bộ y tế khám sàng lọc trước khi tiêm. Theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm chủng và trong vòng 1 ngày tại nhà, kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường hoặc khi bà mẹ cảm thấy lo lắng", Phó giáo sư Hồng khuyến cáo.
Trước đó, ngày 22/12, Bộ Y tế tổ chức hội thảo cung cấp thông tin báo chí và chính sách trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023. Tại hội thảo, Bộ Y tế cho biết, trong quý II năm 2024, chương trình tiêm chủng mở rộng chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin Rota. Đây là vắc xin mới trong tiêm chủng mở rộng tại 33 tỉnh, thành phố. Giai đoạn 2021 – 2030, Chính phủ có lộ trình tăng số lượng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Cụ thể, năm 2025 tiêm vắc xin phế cầu, năm 2026 tiêm vắc xin HPV (ung thư cổ tử cung), năm 2030 tiêm vắc xin cúm mùa. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46