Bộ Y tế: Trong tháng 12 sẽ có đủ vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng
TP.HCM hết nhiều loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng TP.HCM: Vắc xin tiêm chủng mở rộng chỉ đủ dùng trong vài ngày |
Liên quan đến vấn đề thiếu vắc xin để thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều ngày 6/12, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện miễn phí cho người dân trên toàn quốc từ năm 1985. Trên cơ sở đó, số loại vắc xin được tăng dần theo thời gian khi đưa vào tiêm chủng mở rộng, với 6 loại vắc xin ban đầu đến nay đã tăng lên hơn 10 loại vắc xin để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; cung cấp miễn phí cho trẻ em và phụ nữ có thai khi triển khai tiêm chủng mở rộng toàn quốc.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh các hoạt động nhằm bảo đảm nguồn cung vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, năm 2023 thực hiện Luật Ngân sách nên các địa phương chủ động thực hiện các thủ tục mua sắm vắc xin từ nguồn ngân sách của địa phương. Sau đó, nhiều địa phương báo cáo gặp nhiều khó khăn vướng mắc và đề xuất Bộ Y tế làm đầu mối mua vắc xin, phân bổ cho toàn quốc.
Trước yêu cầu thực tiễn cũng như thực hiện Nghị quyết số 99 của Quốc hội ngày 24/6/2023 về việc tiếp tục bố trí ngân sách Trung ương để thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, bảo đảm thống nhất, hiệu quả trong cả nước, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị liên quan để ban hành Nghị quyết số 98 ngày 10/7/2023 cùng các văn bản khác nhằm giao kinh phí để Bộ Y tế tập trung mua các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đối với các loại vắc xin có khả năng sản xuất trong nước (10 loại), Bộ Y tế đề xuất mua theo hình thức đặt hàng và đến nay gửi Bộ Tài chính phê duyệt phương án giá tối đa. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế sẽ phê duyệt phương án giá cụ thể và giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất và phân bổ cho địa phương.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương trả lời báo chí. |
Trong tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã nhận được sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức khác với 258 nghìn liều vắc xin 5 trong 1 và số vắc xin này đã phân bổ cho các địa phương. Đồng thời, Chính phủ Australia cũng hỗ trợ Việt Nam hơn 490 nghìn liều vắc xin 6 trong 1 và dự kiến số vắc xin này sẽ về Việt Nam trong tháng 12 để phục vụ công tác tiêm chủng bổ sung.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan lập kế hoạch cung ứng vắc xin trong năm 2024 để đảm bảo nguồn cung vắc xin; đồng thời chỉ đạo các địa phương chủ động tiêm vắc xin cho các khu vực có ổ dịch để đảm bảo không để dịch bệnh lây lan. Về giải pháp lâu dài, Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan sửa đổi Nghị định 104 ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, trong đó cho phép bố trí ngân sách Trung ương để bảo đảm kinh phí mua vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng.
Liên quan đến vấn đề chuyển tuyến bệnh viện và các giải pháp của Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: Sau 15 năm ban hành Luật Bảo hiểm y tế, tỷ lệ bảo hiểm đến nay đạt gần 91 triệu người với 92% dân số. Số lượng khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm đến nay đã tăng 50,5 triệu lượt/năm 2022; chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, việc phân tuyến và chuyển tuyến có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo đảm cân đối và bền vững hệ thống khám chữa bệnh. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều bất cập khi quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu còn nặng hành chính, thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn nhiều phiền hà… Vì thế, từ ngày 1/1/2016, việc thông tuyến khám chữa bệnh giữa trạm y tế xã với với phòng khám đa khoa của bệnh viện tuyến huyện; từ 1/1/2021 việc thông tuyến tỉnh toàn quốc đối với khám chữa bệnh nội trú đã gây ra nhiều khó khăn liên quan đến vượt tuyến và quá tải tuyến trên.
Để bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh, Thứ trưởng Nguyễn Liên Hương cho biết, Bộ Y tế đang chỉ đạo triển khai các giải pháp nâng cao năng lực và khả năng chi trả bảo hiểm y tế cho tuyến dưới; ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển tuyến bằng điện tử; lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân cùng nhiều giải pháp khác. Đồng thời, tăng cường hoạt động chỉ đạo tuyến và tăng cường hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện tuyến dưới…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00