Thí sinh và giáo viên nói gì về đề thi môn Toán?
Đề thi môn Ngữ văn hay, có tính phân loại Đề thi môn Ngoại ngữ không làm khó thí sinh Phụ huynh, thí sinh Hà Nội “thở phào” sau khi kết thúc ngày thi đầu tiên |
Rời khỏi điểm thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) với tâm trạng phấn khởi, thí sinh Nguyễn Mai Anh (học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở (THCS) VÀ THPT M.V. Lômônôxốp, quận Nam Từ Liêm) cho biết đề thi Toán năm nay khá dễ. Em đã hoàn thành toàn bộ các câu hỏi của đề và dành thời gian cuối giờ để kiểm tra lại bài làm. Em dự đoán mình có thể đạt được số điểm trên 9.
Thí sinh rời khỏi điểm thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm). |
Cùng tâm trạng với Mai Anh, thí sinh Phạm Trung Kiên (học sinh lớp 9 Trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) cho rằng đề thi Toán vừa sức, chỉ có câu cuối của bài Hình hơi khó. “Em thấy đề thi năm nay không quá khó, phù hợp với học sinh, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản thì có thể đạt được 7-8 điểm. Em hoàn thành bài thi trong khoảng 70 phút và tự tin có thể đạt được trên 9 điểm”, Trung Kiên chia sẻ.
Tại một số điểm thi khác, các thí sinh đều có chung nhận xét đề Toán vừa sức. Có khá nhiều em dự đoán sẽ đạt điểm cao ở bài thi này. Nhiều phụ huynh tỏ ra yên tâm, phấn khởi khi thấy các con hoàn thành bài thi cơ bản nhẹ nhàng, thoải mái.
Thầy giáo Nguyễn Cao Cường (Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa) đánh giá cấu trúc đề ổn định so với các năm học trước gồm 5 bài. Đây là một đề thi phù hợp với việc đại đa số học sinh có thời gian dài học trực tuyến. Đề thi nhẹ nhàng, có tính phân các đối tượng học sinh. Sự phân loại nằm ở các bài: I.3; III.2b; IV.3 và bài V. Học sinh không bất ngờ với đề Toán năm nay. Mức độ điểm trung bình có thể ở 6,5-7,25 điểm. Nhiều câu hỏi học sinh rất lo lắng đã được giảm mức độ phù hợp như câu 3 bài I, câu II.2b, câu 2 bài III.
Không khó để nhận thấy nụ cười nở trên môi rất nhiều thí sinh. |
“Tựu chung, đề Toán nhẹ nhàng, có tính phân loại, phù hợp với một năm học số học sinh học trực tuyến với thời gian dài”, thầy giáo Nguyễn Cao Cường nhận định.
Đồng quan điểm, các giáo viên thuộc Tổ Toán (Hệ thống giáo dục Hocmai) cũng cho rằng đề thi môn Toán giữ được tính ổn định về cấu trúc so với các năm gần đây. Bên cạnh đó, đề vẫn có sự phân hóa để đảm bảo yêu cầu, tính chất của một đề thi tuyển sinh. Tuy nhiên, trong bối cảnh những thí sinh tham dự kỳ thi đã trải qua gần 3 năm học tập trực tuyến vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và tỷ lệ “chọi” vào các trường THPT công lập ở Hà Nội đang ở mức cao thì sức “nóng” điểm chuẩn cũng vẫn sẽ là một vấn đề đáng quan tâm của kỳ thi năm nay. Dự kiến, mức điểm trung bình của thí sinh có thể rơi vào khoảng 7 điểm.
Về phạm vi kiến thức và độ khó, cấu trúc đề thi vẫn bao gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó với các dạng bài đã rất quen thuộc nhằm tránh gây ra sự xáo trộn, bỡ ngỡ cho các thí sinh. Tuy nhiên, số lượng các ý của một số bài toán lớn trong đề thi đã được tăng lên cho phù hợp với thời gian làm bài thi (tăng thời gian làm bài từ 90 phút lên 120 phút) và điều này tương đồng với đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021.
Thí sinh trao đổi về đề thi với phụ huynh. |
Cụ thể: Bài I, so với đề thi tuyển sinh năm học 2021-2022, đề thi tuyển sinh năm học 2022-2023 đã tăng thêm ý thứ 3 - là câu hỏi ở mức độ vận dụng, đòi hỏi thí sinh cần vận dụng nhiều kiến thức để giải quyết yêu cầu của bài toán.
Bài II, giữ nguyên tính ổn định về độ khó và dạng bài. Ý đầu là bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình gắn liền với thực tế. Thí sinh cần có khả năng phân tích đề, chọn từ khóa và dữ kiện mấu chốt để giải quyết bài toán. Ý thứ hai là câu hỏi liên quan đến hình học không gian, thí sinh chỉ cần vận dụng đúng công thức là tìm ra đáp án.
Bài III, mặc dù bài toán tăng một ý nhỏ so với đề thi tuyển sinh năm học 2021-2022 nhưng không có sự thay đổi về độ khó và dạng bài. Cấu trúc bài toán tương tự như các năm gần đây, gồm câu hỏi giải hệ phương trình đưa về bậc nhất và câu hỏi về sự tương giao giữa đồ thị hai hàm số, trong đó có một ý nhỏ thí sinh cần sử dụng định lý Vi-ét để giải quyết. Đây là dạng toán quen thuộc, không cần biến đổi biểu thức quá phức tạp để giải quyết yêu cầu của đề bài.
Bài IV, tương tự như đề thi các năm. Đây là một bài toán về hình học và các dạng bài xuất hiện trong các câu hỏi đều là dạng bài quen thuộc như chứng minh tứ giác nội tiếp, chứng minh đẳng thức và chứng minh ba điểm thẳng hàng. Và ý c của bài toán vẫn luôn là câu hỏi dành để phân loại thí sinh.
Bài V, vẫn là bài về bất đẳng thức và là câu hỏi có tính phân loại của đề. Bài toán này có nét tương đồng như bài 5 trong đề thi tuyển sinh năm học 2020-2021. Để giải quyết bài toán này, thí sinh cần có kỹ năng biến đổi khéo léo một chút là có thể xử lý được.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12