Thêm bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng do ăn thịt chua nhiều năm
Ăn đồ tái, sống coi chừng ký sinh trùng Thực phẩm ngày Tết, lưu ý gì để không bị nhiễm ký sinh trùng Cảnh giác nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thói quen hàng ngày |
Gần 1 năm nay, chị Bùi Thị H nổi sẩn ngứa, ban mày đay khắp toàn thân. Ban đầu, chị H nghĩ đơn giản mình bị sẩn ngứa do dị ứng, nên tự thực hiện một số biện pháp điều trị tại nhà như: Uống thuốc giảm ngứa, chườm ấm, tắm lá cây… Sau khi sử dụng các biện pháp này, tình trạng ngứa có thuyên giảm, nhưng thường xuyên tái phát gây cảm giác khó chịu, lo lắng, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Hình ảnh bệnh nhân mắc ban mày đay mạn tính do nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo. |
Chị H đã đi khám nhiều nơi và điều trị nhiều đợt với nhiều loại thuốc khác nhau nhưng tình trạng sẩn ngứa, ban mày đay vẫn tái đi tái lại nhiều lần. Sau đó, được người quen giới thiệu, chị H tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Cầu Giấy để kiểm tra sức khỏe, với hy vọng điều trị triệt để tình trạng mẩn ngứa.
Khai thác tiền sử, chị H cho biết bản thân có thói quen ăn thịt chua nhiều năm nay. Sau khi thực hiện khám lâm sàng và làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ, chị H. được chẩn đoán xác định mắc ban mày đay mạn tính do nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo. Bệnh nhân được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, tư vấn vệ sinh ăn uống, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp và hẹn lịch tái khám.
Trực tiếp thăm khám và điều trị trường hợp này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Ánh - Chuyên gia Ký sinh trùng, Hệ thống Y tế Medlatec, giảng viên chuyên ngành Nấm y học, Vi - ký sinh trùng y học, Học viện Quân y khẳng định: “Việc điều trị các bệnh ký sinh trùng nói chung và ban mày đay mạn tính do giun đũa chó mèo nói riêng, đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì và tuân thủ phác đồ được chỉ định. Bác sĩ không nên chỉ kê đơn thuốc, mà còn cần tiến hành tư vấn để bệnh nhân có kiến thức về bệnh, an tâm và tuân thủ phác đồ điều trị”.
Sau gần 2 tháng điều trị, các nốt sẩn ngứa, ban mày đay của chị H không còn xuất hiện trên da, tình trạng ngứa cũng chấm dứt hoàn toàn.
Từ ca bệnh trên, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Thịt chua là một món ăn truyền thống với nguyên liệu chủ yếu là thịt lợn tươi sống, ướp trong thính gạo để lên men tự nhiên. Đây là món ăn được nhiều người ưa thích, đặc biệt trong thời điểm mùa hè.
Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ món ăn khoái khẩu này là rất lớn. Tương tự như trường hợp của chị H, tỷ lệ những người bị nhiễm ký sinh trùng do ăn phải thực phẩm không được chế biến chín như nem chua, tiết canh, các món gỏi... chiếm một phần không nhỏ.
Phó Giáo sư Đỗ Ngọc Ánh cho biết, triệu chứng lâm sàng khi nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo thường mờ nhạt, không đặc hiệu. Ở một số người có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, dị ứng, sẩn ngứa, mày đay, đau nhức cơ, đau cơ, ậm ạch, đầy bụng, khó tiêu… Ấu trùng giun đũa chó mèo cũng có thể ký sinh, gây tổn thương ở gan, phổi, hệ thần kinh trung ương hay ở mắt.
“Do bệnh không có triệu chứng đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua, vì vậy, những người xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, sẩn ngứa, mày đay, các biểu hiện của gan, phổi, não hoặc có yếu tố nguy cơ cao thì nên đến cơ sở y tế thăm khám, xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh”, chuyên gia khuyến cáo.
Trên thực tế, việc chẩn đoán các bệnh lý ký sinh trùng nói chung, bệnh do ấu trùng giun đũa chó mèo nói riêng, còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Không phải trường hợp nào cũng xác định chính xác vị trí ký sinh của ấu trùng trong cơ thể. Việc chẩn đoán và điều trị đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và hiểu biết về đặc điểm sinh học của mầm bệnh. Do đó, người dân cần tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở y tế có uy tín, đáp ứng năng lực chuyên môn cũng như trang bị hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hiện đại để được chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả bệnh lý này.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa hiệu quả nguy cơ mắc bệnh lý ký sinh trùng, biện pháp quan trọng nhất là tuân thủ nguyên tắc vệ sinh trong ăn uống, thực hiện ăn chín, uống sôi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khuyến cáo những việc cần làm sau bão
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay
Chùm ảnh công nhân Điện lực miền Bắc trắng đêm khắc phục sự cố điện do bão Yagi
Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3
Không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 mà không được giúp đỡ
Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3
Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”
Tin khác
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ
Y tế 07/09/2024 16:07
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM
Y tế 07/09/2024 14:07
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Y tế 06/09/2024 17:55
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi
Y tế 06/09/2024 16:55
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3
Y tế 05/09/2024 20:36
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện
Y tế 04/09/2024 18:02
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9
Y tế 03/09/2024 21:35
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Y tế 03/09/2024 19:38
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính
Y tế 03/09/2024 06:08
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ
Y tế 02/09/2024 18:20