Thành phố Hồ Chí Minh không có ca tử vong vì Covid-19 sau 8 tháng
Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh viện trên địa bàn ghi nhận 3 ca nhiễm Covid-19 tử vong trong ngày 9/2. Tuy nhiên, cả 3 ca đều từ các tỉnh chuyển đến (Long An 2 ca, Bình Phước 1 ca). Như vậy, đây là lần đầu tiên thành phố Hồ Chí Minh không có ca tử vong vì Covid-19 sau đợt bùng phát từ cuối tháng 4/2021.
Tuy nhiên, số ca mới mắc Covid-19 tại Thành phố đang có xu hướng tăng nhanh sau thời gian giảm sâu trong kỳ nghỉ Tết. Trong ngày 9/2, số ca mắc mới là 220 ca. Trong đó 161 ca sàng lọc tại bệnh viện, 47 ca phát hiện tại cộng đồng do các trung tâm y tế lấy mẫu, 12 F0 được lấy mẫu sau khi chuyển vào cơ sở cách ly tập trung quận, huyện và bệnh viện dã chiến.
Trong tuần tới, dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ gia tăng người dân từ các tỉnh trở lại thành phố để làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Lượng người lưu thông, tiếp xúc nhiều là một yếu tố khiến nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Kể từ ca mắc Covid-19 tử vong đầu tiên vào ngày 2/6/2021, đến nay lần đầu tiên thành phố Hồ Chí Minh không có ca tử vong vì Covid-19 trong ngày. |
Trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi Ủy ban Nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức, các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập về việc đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Sở Y tế đề nghị các quận, huyện và thành phố Thủ Đức cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động người dân từ các tỉnh, thành phố trở về, cư trú trên địa bàn tuân thủ thông điệp 5K, tự theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, khó thở... hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-CoV-2, xử trí theo quy định.
Đồng thời, tăng cường rà soát, lập danh sách những người trở về từ các tỉnh, thành phố hoặc đang sống trên địa bàn chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ để vận động người dân đến cơ sở y tế tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Bên cạnh đó cần phải tăng cường truyền thông, nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, không lơ là chủ quan ngay cả khi đã tiêm đủ mũi vắc-xin; tăng cường giám sát, kiểm tra công tác quản lý người nhập cảnh cách ly theo quy định.
Các trung tâm y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo trạm y tế thực hiện giám sát người nhập cảnh; tăng cường hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường; tuyên truyền người dân thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, "ăn chín, uống sôi"…
Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh tập trung kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi; tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 mùa Xuân, báo cáo định kỳ hằng tuần kết quả thực hiện.
Các đội đặc nhiệm phòng chống Covid-19 sẽ phải giám sát, hỗ trợ quận, huyện và có cảnh báo sớm cho ban chỉ đạo phòng chống dịch của các địa phương khi phát hiện nguy cơ hoặc dấu hiệu cảnh báo bùng phát dịch bệnh trên địa bàn để chủ động giải pháp can thiệp, khống chế dịch bệnh trong thời gian sớm nhất, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Sở Y tế giao các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập, phòng xét nghiệm có xét nghiệm SARS-CoV-2 tăng cường rà soát, sàng lọc người có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 đến khám tại bệnh viện, thực hiện xét nghiệm và cách ly kịp thời, đảm bảo phòng, chống dịch theo đúng quy định.
Khi phát hiện ca có dấu hiệu nghi ngờ biến chủng Omicron (qua xét nghiệm RT-PCR), các cơ sở khám, chữa bệnh phải báo cáo ngay đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố để thực hiện điều tra, xác minh và gửi mẫu thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen theo quy định.
Trước đó, vào ngày 5/2, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn Thành phố theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố đến ngày 3/2/2022, thành phố Hồ Chí Minh đạt cấp độ 1. Đối với cấp quận huyện và thành phố Thủ Đức, có 22/22 địa phương đạt cấp độ 1. Đồng thời, đánh giá cấp độ dịch ở cấp phường, xã, thị trấn cho thấy, có 311/312 địa phương đạt cấp độ 1, 1/312 địa phương đạt cấp độ 2.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00