Nhu cầu tuyển dụng lao động ở thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh sau Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, trong quý 1/2022, nhu cầu nhân lực của Thành phố là khoảng 71.500 - 86.900 lao động.
Hơn 100.000 hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày nghỉ Tết cuối cùng Hơn 1.000 tỉ đồng chăm lo Tết Nhâm Dần cho người dân thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh: Ca nhiễm mới ở mức thấp nhất trong 8 tháng qua

Ngày 9/2, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh (Falmi) cho biết, dự kiến nhu cầu nhân lực của Thành phố sau Tết Nguyên đán 2022 khoảng 44.800-55.600 lao động, tập trung ở các ngành như dệt may-giày da; sản xuất, chế biến thực thẩm; cơ khí; hóa chất-dược-cao su; kiến trúc; xây dựng; bán buôn và bán lẻ; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; thông tin và truyền thông; kinh doanh bất động sản; dịch vụ bảo vệ.

Các nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau Tết như kinh doanh thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; dịch vụ tư vấn - nghiên cứu khoa học và phát triển; công nghệ thông tin; dệt may - giày da; dịch vụ du lịch - lưu trú và ăn uống; công nghệ lương thực - thực phẩm; dịch vụ vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; kỹ thuật điện - điện lạnh - điện công nghiệp - điện tử...

Trong quý 1/2022, nhu cầu nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 71.500 - 86.900 lao động. Trong đó nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo chiếm 86,39%, trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 21,58%, cao đẳng chiếm 19,13%, trung cấp chiếm 25,08%, sơ cấp chiếm 20,6%.

Nhu cầu tuyển dụng lao động ở thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh sau Tết Nguyên đán
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông cao sau Tết

Trước Tết Nguyên Đán năm 2022, thị trường lao động cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhu cầu tuyển dụng có xu hướng tăng ở việc làm bán thời gian, lao động mùa vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong dịp Tết. Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các ngành bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải kho bãi; dệt may - giày da; chế biến thực phẩm; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ ;…

Theo Falmi, đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến thị trường lao động, tỷ lệ lao động ngừng việc, mất việc có xu hướng tăng, người lao động thiếu việc làm, bị cắt giảm giờ làm, buộc thôi việc dẫn đến giảm, mất thu nhập. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm thị trường lao động có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi Thành phố thực hiện nới lỏng giản cách xã hội cùng với việc doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên Đán đã góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo chiều hướng tích cực.

Với sự dịch chuyển lao động từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh thành trước tác động của dịch bệnh và người lao động chưa hoàn toàn trở lại Thành phố làm việc đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, những lao động này phần lớn là lao động phổ thông, lao động phi chính thức, việc làm ngắn hạn, do vậy để thay thế cho lực lượng này, doanh nghiệp đã tuyển dụng nguồn lao động bán thời gian, lao động mùa vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong dịp Tết.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch chăm lo Tết bằng các hoạt động thiết thực để hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động nhằm tạo động lực để người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt vừa thích ứng với tình hình mới, vừa đảm bảo chống dịch, trong đó, việc sử dụng mạng xã hội, các nền tảng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, hoạt động sàn giao dịch việc làm trực tuyến được tăng cường nhằm giới thiệu việc làm cho người lao động.

Sau Tết Nguyên đán phần lớn doanh nghiệp bắt đầu triển khai kế hoạch tuyển dụng nhân sự phục vụ nhu cầu ổn định, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, một lượng lao động lớn từ các tỉnh sẽ quay lại Thành phố sau khi tình hình dịch đã ổn định và sau thời gian về quê ăn Tết, thị trường lao động sau Tết tiếp tục có những chuyển biến tích cực, sôi động trở lại.

Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn giữ vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, là địa phương thu hút nguồn nhân lực dồi dào, nhất là nguồn nhân lực trẻ. Để thích ứng trong giai đoạn “bình thường mới”, doanh nghiệp và người lao động cần linh hoạt trong quá trình tham gia thị trường lao động.

Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, chính sách tuyển dụng nhân sự phù hợp, có phương án đảm bảo về phòng chống dịch trong quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như các chế độ đãi ngộ xứng đáng dành cho người lao động. Đồng thời, lao động, cần chủ động nắm bắt cơ hội, nâng cao khả năng thích ứng, đảm bảo đáp ứng với yêu cầu công việc, đặc biệt là tác phong, đạo đức nghề nghiệp để có được việc làm ổn định và thu nhập phù hợp.

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2022, Sở tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết việc làm cho 300.000 lao động. Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức các phiên, sàn giao dịch việc làm, chú trọng đào tạo nghề ở các ngành công nghiệp trọng yếu, ngành dịch vụ của thành phố và những ngành dịch chuyển tự do của khu vực để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

(LĐTĐ) Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là đào tạo, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà với việc học nghề, tính kế lâu dài.
Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 6/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức kỳ thi nâng nâng ngạch công chức năm 2023 tại Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh).
Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, số lao động nộp hồ sơ và có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng từng năm nhưng số người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) về hỗ trợ đào tạo nghề lại đang có xu hướng giảm.
Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024 với chủ đề “Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa”.
Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thanh Trì luôn chú trọng phát huy nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đồng hành và giúp nông dân xã Hữu Hòa duy trì, phát triển sản phẩm miến dong, bánh đa của làng nghề.
Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Cùng với cuộc đua vào đại học, thời gian này, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội, mùa tuyển sinh cũng bắt đầu được khởi động. Nhằm thu hút người học và bắt kịp nhu cầu mới của thị trường lao động, hầu hết các cơ sở dạy nghề đều tăng nhu cầu tuyển sinh ở những ngành “hot”, mở thêm các mã ngành nghề mới, nhất là ở những nhóm ngành mà thị trường lao động đang “khát” nhân lực.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.
Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngày 15/3, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp cùng Khoa Tài chính - Thương mại, Khoa Quản trị - Kinh doanh và Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế năm 2024.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động