Thành phố Hồ Chí Minh: Bứt phá từ các chính sách đặc thù

(LĐTĐ) Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết (NQ) mới về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thay thế NQ 54/2017/QH14 (NQ54) trước đó. Điều này thể hiện sự kỳ vọng lớn lao của Trung ương dành cho Thành phố (TP) nhằm tạo khuôn khổ pháp lý toàn diện hơn, giúp cho các sáng kiến, những suy nghĩ, dám nghĩ, dám làm của TP.HCM có cơ sở thực hiện; qua đó thúc đẩy TP phát triển nhanh, bền vững hơn nữa, xứng đáng với vị trí, vai trò dẫn dắt của một “đầu tàu kinh tế”.
Cần chính sách đặc thù để phát triển tài năng thể dục thể thao cho TP.HCM Quốc hội cho phép thành phố Hồ Chí Minh áp dụng chính sách vượt trội để phát triển

Thêm nhiều đột phá

NQ 54 đã tạo một số cơ chế đặc thù cho TP.HCM và trong NQ mới thay thế lần này, Trung ương đã trao thêm nhiều đặc thù khác mang tính đột phá hơn cho TP. Cụ thể NQ mới quy định 44 cơ chế, chính sách khá toàn diện, trong đó có nhóm chính sách mới áp dụng 7 lĩnh vực gồm quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy thành phố Thủ Đức; tổ chức bộ máy TP.HCM.

Thành phố Hồ Chí Minh: Bứt phá từ các chính sách đặc thù

Ngày 24/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Đơn cử, TP.HCM được áp dụng mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD); cơ chế đầu tư các dự án theo phương thức PPP trong lĩnh vực thể thao, công nghiệp văn hóa; đầu tư theo hình thức BOT đối với các dự án đầu tư công trình nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa đường bộ hiện hữu; thực hiện lại hình thức BT; cơ chế phát huy hiệu quả vai trò của Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố (HFIC)…

Đáng chú ý là chính sách mới khơi thông rào cản để TP.HCM phát triển hạ tầng đô thị vốn là điểm nghẽn rất lớn, tồn tại lâu nay. Cụ thể TP được thực hiện mô hình phát triển đô thị TOD, trong đó Hội đồng nhân dân (HĐND) TP được quyết định sử dụng ngân sách địa phương để triển khai dự án đầu tư công độc lập nhằm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư.

TP thu hồi đất, chỉnh trang, phát triển đô thị, thực hiện tái định cư, tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân (UBND) TP tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

Một điểm đáng chú ý là TP.HCM được thực hiện trở lại hợp đồng BT vốn đã được Quốc hội khóa XIV quyết định tạm ngưng thực hiện kể từ ngày 15/8/2020. Cùng với đó, TP được áp dụng loại hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu, phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt đối với loại đường phố chính đô thị, đường trên cao.

Sớm hiện thực hóa Nghị quyết

Tại hội thảo: "Hiện thực hóa Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM” tổ chức mới đây ngay sau khi NQ mới được Quốc hội thông qua, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết: NQ mới đã đưa ra những cơ chế, chính sách đặc thù lớn nhất từ trước đến nay mà Quốc hội thông qua với mong muốn khơi dậy tiềm năng mảnh đất của những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới như TP.HCM.

Thành phố Hồ Chí Minh: Bứt phá từ các chính sách đặc thù
Quốc hội đã trao thêm nhiều chính sách đặc thù để TP.HCM phát triển xứng tầm.

“NQ mới gồm 44 cơ chế, chính sách, trong đó có 7 cơ chế kế thừa từ NQ 54, có 4 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác, 6 cơ chế đang trong quá trình trao đổi, thông qua thời gian tới mà TP.HCM được đi trước và 27 cơ chế, chính sách chỉ dành riêng cho TP.HCM”, GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: TP đang rất khẩn trương chuẩn bị về tâm thế, các nội dung, điều kiện... để đầu tháng 7/2023 sẽ tổ chức hội nghị toàn TP triển khai NQ mới. Trong quá trình đó, TP sẽ phối hợp với các cơ quan Trung ương, các viện, trường, các chuyên gia để cụ thể hóa hơn các cơ chế, chính sách, sắp xếp ưu tiên để triển khai nhằm đạt kết quả cao nhất.

Trong lĩnh vực đầu tư công, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai cho hay, rút kinh nghiệm từ NQ 54, lần này TP đã sớm ban hành kế hoạch, bám sát các bộ, ngành và cơ quan liên quan, đề ra những nhiệm vụ cụ thể với tinh thần chủ động, sẵn sàng đón NQ mới. Từng đầu việc được phân công cho các sở, ban, ngành với trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng, trong từng quý sẽ có từng nhiệm vụ riêng; các đầu việc được yêu cầu triển khai đồng bộ, bảo đảm tiến độ và tương ứng 7 lĩnh vực. Trong tháng 7/2023 UBND TP.HCM sẽ có 8 tờ trình gửi HĐND TP về các cơ chế, chính sách liên quan phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD), thu hồi đất...

Về lĩnh vực hạ tầng giao thông, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cho hay, ngành GTVT TP đã chủ động bám sát kế hoạch của UBND TP để xây dựng kế hoạch triển khai việc áp dụng hợp đồng BOT đối với hệ thống đường bộ hiện hữu. Với mô hình TOD, Sở GTVT chủ động rà soát, xác định phạm vi vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt đô thị, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường vành đai 3 thuộc địa phận TP cũng như phối hợp Sở Quy hoạch Kiến trúc TP đề xuất danh mục dự án đầu tư công độc lập để khai thác quỹ đất bảo đảm đồng bộ, hiệu quả.

Đối với việc thực hiện nhóm chính sách mới về tổ chức bộ máy hành chính TP.HCM, thành phố Thủ Đức, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, NQ mới cho phép TP tổ chức bộ máy cán bộ, công chức phù hợp với vai trò, tầm vóc, chủ động biên chế cấp cơ sở; TP cần sắp xếp lại bộ máy hiệu quả gắn với trách nhiệm của từng cá nhân, từng công việc và phải có đầu mối rõ ràng.

Trong khi đó, theo GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: NQ mới quy định vấn đề phân cấp, phân quyền để phân định quyền hạn, trách nhiệm của người thực thi, người quản lý, rất phù hợp với môi trường năng động, sáng tạo của TP.HCM. Bên cạnh đó, TP cũng cần chủ động xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng, đúng tầm để cán bộ toàn tâm, toàn ý phục vụ người dân tốt hơn và khuyến khích người tài vào bộ máy.

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Tổ công tác có 26 thành viên, do Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai làm Tổ phó. Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.

Xuân Tình – Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

(LĐTĐ) Từ hôm nay 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất, các hình thức khác) không đúng với quy định.
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

(LĐTĐ) Với những nỗ lực đồng bộ của ngành thuế Thành phố, trong 10 tháng năm 2024, tổng doanh thu thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt 91.962 tỉ đồng, tăng 43,7% so cùng kỳ, chiếm 33,5% doanh thu thương mại điện tử cả nước.
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

(LĐTĐ) Bộ Tài chính cho biết, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0% hoặc tỷ lệ giải ngân thấp.
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

(LĐTĐ) Trong 10 tháng qua, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh công tác thu nợ thu được trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023. Các dịch vụ khai thuế điện tử đã đạt 4 triệu tài khoản, tăng 47% so với cuối năm 2023.
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, trong đó đã đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng.
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

(LĐTĐ) Dư luận đặt câu hỏi về việc quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng chưa đăng ký cấp phép và cơ sở nào đề xuất các sàn giao dịch TMĐT nộp thay thuế? Bộ Tài chính cho biết việc triển khai cơ chế sàn TMĐT khai, nộp thuế thay cho người bán là nội dung được khuyến nghị triển khai trong các tài liệu, nghiên cứu của các tổ chức quốc tế khác, cũng như đã chứng minh thực tế hiệu quả triển khai của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực.
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy kinh tế trong năm 2025, giải ngân đầu tư công cần được thực hiện nhanh chóng để đưa dòng tiền vào thị trường, từ đó giảm áp lực cho các ngân hàng thương mại.
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

(LĐTĐ) Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Kết luận Thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin (mã chứng khoán: TMB).
Vốn tín dụng cho “tam nông”

Vốn tín dụng cho “tam nông”

(LĐTĐ) Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định việc thúc đẩy phát triển tín dụng cho “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là một mục tiêu cốt lõi trong chương trình hành động của ngành nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp - nông thôn một cách bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động