Thận trọng với “thần dược” thuốc cam
Thiệt mạng vì dùng rượu uống thuốc cảm Đừng đùa với “thần dược”! |
Co giật, tổn thương não vì thuốc cam
Trong y học cổ truyền thuốc cam được biết đến với tên gọi của một bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và thường được các bậc cha mẹ mua cho trẻ sử dụng khi trẻ bị tưa lưỡi, loét miệng, táo bón và một số bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, hoặc sử dụng tùy tiện, mua thuốc cam ở những cơ sở không có chứng nhận của ngành Y tế, thì chẳng những không chữa khỏi bệnh cho trẻ, mà còn khiến “tiền mất tật mang”.
Đơn cử như trường hợp bệnh nhi T.M (9 tuổi, ở Hà Tĩnh) được chẩn đoán động kinh từ lúc 6 tuổi. Thời gian gần đây, tần suất co giật của trẻ tăng lên, gia đình đã tự mua thuốc cam không rõ nguồn gốc về cho trẻ uống. Sau khoảng 2 tuần, trẻ co giật nhiều hơn kèm nôn, đau đầu, lơ mơ nên được đưa vào bệnh viện huyện, rồi chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Qua thăm khám lâm sàng, kết hợp hỏi bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ trẻ bị ngộ độc chì và cho làm xét nghiệm định lượng chì trong máu. Kết quả cho thấy T.M bị ngộ độc chì nặng, có tổn thương não. Nồng độ chì trong máu của trẻ là 91 µg/dL. Bệnh nhi nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Nhiều loại thuốc cam không rõ nguồn gốc phát hiện có chứa chì. |
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhập viện trong tình trạng lơ mơ, co giật nhiều và kéo dài, giảm tri giác. Các bác sĩ đã lập tức tiến hành hồi sức tích cực để đảm bảo chức năng sinh tồn cho trẻ như thở oxy, thở máy, bảo đảm huyết động, điều trị tăng áp lực nội sọ, dùng thuốc thải chì máu,… Tuy nhiên, sau 1 ngày điều trị, tình trạng tri giác của bệnh nhi xấu dần, tăng áp lực nội sọ nặng, đe dọa đến các chức năng sống và bệnh nhi rơi vào tình trạng mất não.
Hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh
Đây không phải trường hợp cá biệt. Nhiều năm nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ bị ngộ độc chì do uống thuốc cam không rõ nguồn gốc. Chia sẻ về trường hợp của cháu T.M với báo chí, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đây là một ca ngộ độc rất đáng tiếc vì sự thiếu hiểu biết của gia đình khi không tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh động kinh của các bác sĩ chuyên khoa, không cho trẻ uống thuốc đều đặn và đi tái khám theo lịch mà lại tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để chữa bệnh.
Qua đây, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo tới các bậc phụ huynh khi đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc trong thời gian qua, và thực tế cũng đã có nhiều trường hợp trẻ nhiễm độc chì để lại di chứng nặng nề. Một số cha mẹ vẫn quá tin tưởng vào loại “thần dược” này sẽ giúp chữa được nhiều bệnh về da, răng miệng, suy dinh dưỡng hay tăng đề kháng,… Đây là những sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em.
Bác sĩ Hùng cho hay, chì là chất rất độc hại cho sức khỏe, gây tổn thương nhiều cơ quan như thần kinh, xương, hệ huyết học, máu, gan, thận, hệ tiêu hóa, tim mạch... Khi vào cơ thể, chì có thể tích lũy lâu trong nội tạng, đặc biệt là xương và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài.
"Chì đặc biệt nguy hại với trẻ nhỏ, do chúng tích lũy trong xương lâu dài khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển thể chất. Kim loại này còn gây thiếu máu, có trường hợp tổn thương não không hồi phục dẫn tới các di chứng nặng nề như chậm phát triển trí tuệ, co giật. Nồng độ chì trong máu lớn hơn 70 µg/dL là ngộ độc chì mức độ nặng với tỷ lệ tử vong trên 65% nếu có tổn thương thần kinh trung ương", bác sĩ Hùng phân tích.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nguồn nước nhiễm chì, sơn tường, xăng dầu nhiễm chì, pin, đồ chơi bằng nhựa có sơn chì, đồ hộp đựng thức ăn có hàn chì,… Đặc biệt, dùng các loại thuốc nam được dân gian gọi là thuốc cam không rõ nguồn gốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây ngộ độc chì ở trẻ em.
Trẻ bị nhiễm độc chì thường có những biểu hiện rất đa dạng, từ cấp tính đến mạn tính, không điển hình. Về thần kinh, các biểu hiện cấp tính gồm: Kích thích, co giật, lơ mơ, hôn mê, liệt. Các biểu hiện lâu dài, không điển hình là trẻ chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, mất các kỹ năng học tập, thay đổi thái độ hành vi, mệt mỏi. Về tiêu hóa, trẻ có biểu hiện nôn, đau bụng, chán ăn. Trẻ da xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu. Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín đáo, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong máu.
Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh hãy thật tỉnh táo và tin tưởng vào các phương pháp điều trị đã được y học chứng minh. Không nên nghe, làm theo những phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng, không tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép lưu hành. Đối với các bệnh nhi có bệnh mạn tính phải tuân thủ điều trị cũng như tái khám theo đúng hẹn tại cơ sở y tế uy tín.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như thường xuyên rửa tay, cắt móng tay, hướng dẫn trẻ không đưa tay và mọi vật lên miệng; vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với đồ chơi không đảm bảo chất lượng có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác. Khi thấy trẻ có triệu chứng bất thường cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38