Đừng đùa với “thần dược”!
Hai bệnh nhi ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc | |
Nhiều trẻ ngộ độc chì nặng phải cấp cứu do dùng thuốc cam |
Gia tăng trẻ nhập viện do sử dụng thuốc cam
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm, Bệnh viện tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ em ngộ độc chì từ thuốc cam do sự thiếu hiểu biết của người lớn. Đơn cử chỉ tính từ đầu năm 2019 đến nay, Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho 6 trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam. Phần lớn các ca ngộ độc chì ở trẻ em đều liên quan đến sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc nhằm tẩm bổ, tăng cân, chữa tưa lưỡi…cho trẻ nhỏ.
Hình ảnh mẫu thuốc cam bệnh nhi sử dụng do gia đình cung cấp. |
Trường hợp nhập viện mới đây nhất là bệnh nhi Nguyễn Phan Bảo N (7 tháng tuổi, quê Thanh Hóa) được chuyển đến Khoa cấp cứu và chống độc, Bệnh viện 15/5 trong tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài. Theo lời kể của người nhà, trước đó hai tuần, bé bị viêm loét miệng, bà nội nghe hàng xóm mách một thầy lang ở gần nhà có bài thuốc cam gia truyền có thể chữa bệnh rất tốt, nên đã tìm mua thuốc cho cháu bôi và uống.
Sau 7 ngày dùng thuốc cam bé xuất hiện nôn trớ, đi ngoài, co giật, li bì nên được người nhà đưa đến bệnh viện tỉnh khám và điều trị. Sau đó do tình trạng bệnh nặng, cháu bé được chuyển tiếp lên Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Theo các chuyên gia y tế, thuốc cam là một loại thuốc Đông y có thành phần từ rất nhiều những cây thuốc Nam và dược liệu kết hợp, từ xưa đã được các bà các mẹ tin là thứ thuốc bổ, giúp con hết biếng ăn, ăn tốt, mau tăng cân hoặc dùng để chữa các bệnh lở loét, tưa lưỡi, viêm nhiễm, tiêu chảy... cho trẻ em. Tuy nhiên trong quá trình từ việc thu mua nguyên liệu tới chế biến hiện nay ở nhiều cơ sở không đảm bảo an toàn nên hàm lượng chì cao gây nhiễm độc cho trẻ. |
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, qua khai thác bệnh sử và các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ đã nghĩ đến bệnh nhi bị ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam. Bệnh nhi được lấy mẫu máu định lượng nồng độ chì. Kết quả, nồng độ chì trong máu lên đến 384.2 microgam/dL (mức cho phép là >10 microgram/dL).
Trực tiếp điều trị cho bé N, bác sĩ Đinh Thị Hồng - Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bệnh nhi bị hội chứng não cấp do ngộ độc chì mức độ nặng, ngoài ra còn có tổn thương gan (xét nghiệm men gan tăng rất cao), thiếu máu nặng phải truyền máu.
Hiện tại, sau hơn hai tuần điều trị bằng thuốc thải chì đặc hiệu, bệnh nhi đã có những tiến triển rõ ràng, xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chì đã giảm nhiều. Tuy không còn nguy hiểm đến tính mạng song những di chứng mà ngộ độc chì để lại rất đáng lo ngại. Hiện tại chưa thể xác định được tổn thương do bệnh nhi còn quá nhỏ, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, vận động IQ và việc thải độc chì sẽ vẫn phải tiếp tục sau khi bệnh nhi được xuất viện.
Tương tự, trước đói tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cũng tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi Nguyễn Ngọc D. (8 tháng tuổi, quê Quảng Ninh), nhiễm độc chì do sử dụng thuốc cam trôi nổi. 3 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhi xuất hiện sốt cao kèm theo ăn kém, miệng viêm loét, ở nhà gia đình đã cho trẻ uống và bôi thuốc cam vào miệng (đã dùng 5 thìa cà phê). Đến khi thấy trẻ ăn kém, mệt, viêm loét miệng họng, bỏ bú gia đình mới tá hỏa con vào bệnh viện điều trị.
Sau khi thăm khám, nghi ngờ cháu bé nhiễm độc chì các bác sĩ đã cho làm xét nghiệm định lượng chì trong máu. Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chỉ định nhập viện cấp cứu và điều trị tích cực bằng thở máy, an thần, bù nước điện giải, truyền dịch, kháng sinh, vệ sinh họng miệng cho bé. Phải sau 1 tuần điều trị tích cực, sức khỏe của bệnh nhi Nguyễn Ngọc D. mới được cải thiện. Tình trạng viêm loét miệng họng đã ổn định, chỉ số xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chì đã giảm, các bác sĩ mới cho bé ra viện.
Hậu quả khôn lường
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nguồn nước nhiễm chì, sơn tường, xăng dầu nhiễm chì, hoặc sử dụng đồ chơi bằng nhựa có sơn chì. Các loại thuốc nam được dân gian gọi là “thuốc cam” không rõ nguồn gốc dùng để bôi, uống cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều trường hợp ngộ độc. Tuy nhiên, do phần lớn trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi sử dụng thuốc. |
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, việc chẩn đoán, điều trị với trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc chì, đặc biệt là ngộ độc chì do thuốc cam rất khó khăn. Phải kết hợp nhiều chuyên khoa như: Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm, Sinh hóa, Huyết học... mới xác định được ngộ độc chì. Đáng lo ngại, ngay cả khi tìm ra bệnh thì việc điều trị cũng rất gian nan, đòi hỏi thời gian dài, kéo theo đó là những tổn thương về thể chất và trí não khó có thể hồi phục.
Bởi lẽ, theo các chuyên gia y tế lý giải, chì là một chất rất độc hại cho sức khỏe gây tổn thương trên nhiều cơ quan như thần kinh, huyết học, gan, thận, dạ dày, đường ruột, tim mạch,…Không chỉ là một chất cực độc, chì còn khó thải loại nhất là trong trường hợp ngộ độc cấp tính. Khi vào cơ thể, chì sẽ theo máu đến các cơ quan: Gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ…gây các triệu chứng thiếu máu, suy nhược cơ bắp, liệt chi, liệt thần kinh mắt, suy thận.
Trong khi đó, đối với trẻ ngộ độc chì mãn tính biểu hiện không điển hình như: Trẻ chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất các kỹ năng học được, học kém…;Trẻ cũng bị ảnh hưởng về tiêu hóa với biểu hiện nôn, đau bụng, chán ăn; thiếu máu, cơ thể gầy yếu. Đối với người lớn nhiễm độc chì thường chán ăn, mất ngủ, đau đầu, thiếu máu, suy giảm sức khỏe, suy giảm trí nhớ và giảm năng suất lao động, tổn thương dây thần kinh...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nguồn nước nhiễm chì, sơn tường, xăng dầu nhiễm chì, hoặc sử dụng đồ chơi bằng nhựa có sơn chì. Các loại thuốc nam được dân gian gọi là “thuốc cam” không rõ nguồn gốc dùng để bôi, uống cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều trường hợp ngộ độc. Tuy nhiên, do phần lớn trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi sử dụng thuốc.
Vì vậy, TS.BS Lê Ngọc Duy - Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, để tránh nhiễm độc chì cho trẻ, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh.
Gia đình cũng cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ: Rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể nhiễm chì và cáckim loại nặng khác. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38