Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng những gì?
Chế độ hưu trí
Theo quy định của luật, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hằng tháng khi: Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 1/1/2022, cụ thể như sau: Nam đủ 60 tuổi 6 tháng, sau đó, mỗi năm tăng thêm 3 tháng, tuổi nghỉ hưu với lao động nam sẽ đạt 62 tuổi vào năm 2028; nữ đủ 55 tuổi 8 tháng, sau đó, mỗi năm tăng thêm 4 tháng, tuổi nghỉ hưu với lao động nữ sẽ đạt 60 tuổi vào năm 2035. Trường hợp, người tham gia đã đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (tối đa 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu).
Cán bộ BHXH thành phố Hà Nội tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện tới người dân. |
Về mức hưởng: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người tham gia được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH. Cụ thể: Lao động nam là 20 năm; lao động nữ là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người tham gia (cả nam và nữ) được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Tuy nhiên, theo cơ quan BHXH, mức hưởng lương hưu không phải mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu. Do đó, người hưởng lương hưu luôn được bảo toàn giá trị, không bị rủi ro khi đồng tiền mất giá.
Chế độ BHXH một lần
Người tham gia BHXH tự nguyện khi có yêu cầu sẽ được hưởng chế độ BHXH một lần, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH; ra nước ngoài để định cư; bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế; sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần.
Về mức hưởng: Tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm, người tham gia được hưởng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Trường hợp, thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm, mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Tuy nhiên, cơ quan BHXH lưu ý, mức hưởng BHXH một lần của người tham gia BHXH tự nguyện không bao gồm số tiền Nhà nước đã hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp là người hưởng đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế.
Chế độ tử tuất
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng tiền trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất 1 lần. Trong đó, đối với khoản trợ cấp mai táng: Trường hợp người tham gia có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên, hoặc người đang hưởng lương hưu khi chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
Về chế độ trợ cấp tuất một lần: Đối với người đang đóng BHXH tự nguyện hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm bị chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện khi chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tối thiểu bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.
Đối với người đang hưởng lương hưu bị chết: Thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo thời gian đã hưởng lương hưu. Cụ thể: Nếu người hưởng chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu: Trợ cấp tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào những tháng sau đó: Cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
Được cấp thẻ BHYT miễn phí
Khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí trong suốt quá trình hưởng lương hưu, với mức quyền lợi hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh là 95% (trong khi mức hưởng của người tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình là 80%).
BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37